Việt Nam bước vào giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNKhu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện.
Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phương châm tổng quát nhất trong giai đoạn mới phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam là: “Kiểm soát dịch bệnh – Chung sống an toàn – Điều chỉnh tích cực”.

Vào những ngày cuối tháng Tư, Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới trong phòng, chống dịch “COVID-19”. Giai đoạn này là giai đoạn vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn mới này, cả nước vừa phải thực hiện giãn cách xã hội, vừa tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất kinh doanh, việc làm và đảm bảo đời sống của dân.

Sputnik có bài về sự chuẩn bị của Việt Nam cho giai đoạn 3 của “cuộc chiến chống COVID-19”.

Kết thúc giai đoạn 2 của ‘Chiến dịch chống COVID-19”: Việt nam đạt được nhiều kết quả rất quan trọng

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, trong giai đoạn 2 của ‘Chiến dịch chống COVID-19”, tính từ ngày 6/3/2020 đến ngày 27/4/2020, trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ xuất hiện tổng cộng 254 ca mắc nhiễm Covid-19. Trong đó, số ca “ngoại nhập” chiếm 59,3%, số ca lây nhiễm trong nội địa chiếm 40,7%.

Lấy mẫu dịch họng cho chuyên gia y tế đến từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang lên hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân 268. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam hợp tác với Anh thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19

Từ ngày 16/4/2020 đến ngày 28/4/2020, tại Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc nhiễm COVID-19 nào trong cộng đồng. Tất cả 3 bệnh nhân COVID-19 được phát hiện mới trong thời gian này đều từ nước ngoài về. Tính đến ngày 27-4-2020, tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được chữa khỏi và xuất viện tại Việt Nam trong giai đoạn 2 là 230 ca, trong đó có 223 ca khỏi hoàn toàn, 7 ca tái dương tính đều được đưa trở lại bệnh viện để theo dõi và điều trị tiếp.

“Tại Việt Nam, 3 ca nhiễm COVID-19 nặng nhất vẫn tiếp tục  được điều trị. Đến ngày 27/4/2020, chưa có ca tử vong nào vì COVID-19 tại Việt Nam”, - Bác sĩ CKII Trần Quốc Hùng, giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Huế nói với Sputnik.

Theo Bộ y tế, tính đến ngày 27/4/2020, Việt Nam đã tổ chức xét nghiệm SARS-COV-2, bao gồm cả xét nghiệm nhanh FT-PCR và xét nghiệm sâu RT-PCR cho 212.965 mẫu, phát hiện 254 ca nhiễm khẳng định, phát hiện 407 ca nghi ngờ mức độ cao. Đã thực hiện cách ly ở thời điểm cao nhất lên đến trên 100.000 lượt người có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19. Đến ngày 26-4-2020 vẫn còn cách ly 52.428 trường hợp. Kết thúc giai đoạn 2 chống dịch COVID-19, Việt Nam đã kiểm soát hoàn toàn các ổ dịch.

“Trong giai đoạn 2, Cơ quan điều tra của Công an các cấp đã khởi tố 19 vụ án hình sự đối với các hành vi phạm tội có liên quan đến việc chống dịch COVID-19, đặc biệt, phải nói tới vụ gian lận thương mại liên quan tới mua sắm thiết bị y tế, xử phạt hành chính trên 400 trường hợp đưa tin sai lệch về dịch CIOVID-19 trên các trang mạng xã hội”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên quyền GĐ Trung tâm Thông tin, Học viện Chính trị An ninh nhân dân, BQP phát biểu với Sputnik.

Mẫu máy thở VSmart VFS-410. - Sputnik Việt Nam
Vingroup làm xong hai mẫu máy thở xâm nhập, Việt Nam cơ bản đẩy lùi Covid-19
Ngày 25/4/2020, sản phẩm bộ kit xét nghiệm virus SARS-COV-2 do Việt Nam sản xuất đã được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá đảm bảo chất lượng để lưu hành và đã được nhiều nước đặt mua.

Về quan hệ quốc tế, Việt Nam đã giúp đỡ về vật chất và kinh phí nhằm chống đại dịch COVID-19 cho nhiều quốc gia và tổ chức đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Liên bang Nga, Italia, Pháp, Đức, Anh, Tây ban Nha, Lào, Campuchia, Myanmar, Cuba…

Trong nước, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các gói cứu trợ để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người dân gồm gói hỗ trợ phục hồi sản xuất trị giá 180.000 tỷ VND và gói hỗ trợ người lao động bị gián đoạn việc làm và thu nhập 62.000 tỷ VND. Ngoài ra, khoảng trên 7.400 tỷ đồng tiền thuế của các doanh nghiệp sẽ được gia hạn, một số khoản nợ của doanh nghiệp sẽ được các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ.

“Việt Nam đã rất thành công trong cuộc chiến chống COVID-19. Điều tốt nhất mà Việt Nam làm, đó là khoanh vùng ngay lập tức sau khi phát hiện ra người nhiễm virus, sau đó tìm bệnh nhân F0, lập danh sách và truy tìm các người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân, cách ly và điều trị những người nhiễm. Điều thứ 2 – quản lý rất chặt việc nhập cảnh vào Việt Nam nhầm ngăn ngừa khả năng lây nhiễm từ bên ngoài. Điều thứ 3 – miễn phí cách ly tập trung và chữa trị cho tất cả những người bị nhiễm”, - Tiến sĩ Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.
“Có thể khẳng định  rằng, Việt Nam vượt qua giai đoạn 2 của “Chiến dịch chống COVID-19” một cách khá ngoạn mục nhờ ba yếu tố: “Đoàn kết, kỷ luật, sáng suốt”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.

Giai đoạn 3 của “cuộc chiến chống “COVID-19”: Chung sống an toàn

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân đang cách ly tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Hai ngày liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19
Dịch bệnh tuy đã tạm lui nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Chưa có vaccine phòng bệnh cũng như có thuốc đặc trị COVID-19. Việt Nam bước vào giai đoạn 3 của cuộc chiến chống COVID-19 trong điều kiện như thế.

“Một trong các nguy cơ tiếp theo là sự tiềm ẩn của các F0 trong xã hội khi có tới gần 50% số người được xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng không hề xuất hiện triệu chứng. Điều này làm cho việc phát hiện các ca bệnh khó khăn hơn, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ “lây nhiễm ngầm” có thể dẫn đến việc bùng phát đợt dịch mới khó kiểm soát hơn”, - Một chuyên gia dịch tễ của Việt Nam  phát biểu với Sputnik.

Giai đoạn 3 diễn ra khi cả Việt Nam đã qua 3 tháng chống dịch ròng rã. Không chỉ các bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ Quân đội, Công an và những người tham gia chống dịch mệt mỏi mà người dân cũng cảm thấy mệt mỏi, mặc dù họ vẫn chấp hành nghiêm túc mọi quy tắc. Theo các chuyên gia, sản xuất bị ngưng trệ khá lâu, nhiều doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ vỡ nợ hoặc phá sản. Nếu không có biện pháp cứu trợ kịp thời, doanh nghiệp có thể bị phá sản hàng loạt, lúc đó, việc hồi phục sản xuất sẽ rất khó khăn.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNTest xác định virus SARS-CoV-2.
Việt Nam bước vào giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Test xác định virus SARS-CoV-2.
“Trong khi đó, các ổ dịch xung quanh Việt Nam ngày một “lớn lên”, như 5 nước vốn có nền kinh tế dẫn đầu khu vực ASEAN như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines lại đang trở thành những ổ dịch COVID-19 lớn trong khu vực với tổng cộng 38.787 ca mắc nhiễm, trong đó có 1.405 ca tử vong, chiếm 98,24% số ca mắc nhiễm và 99,57% số ca tử vong trên toàn khu vực ASEAN.
Đây là một trong những nguy cơ “ngoại nhập” làn sóng dịch thứ 3 vào Việt Nam, nếu như không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các đường biên và cửa khẩu”, - Bác sĩ Trần Quốc Hùng, giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Huế nói với Sputnik.

Tất cả đều phải trông chờ vào chất lượng tổ chức việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội. Và việc phục hồi một số hoạt động kinh tế xã hội thiết yếu đòi hỏi mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp.

“Cần thiết tiếp tục tuân thủ những biện pháp, nguyên tắc vệ sinh, giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, v.v.
Ở mức độ cao hơn,  tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.

Song song với các việc trên thì chính phủ cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phải nói việc thúc đẩy ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

Khu vực cổng vào bệnh viện có chốt trực 24/24, kiểm soát, đo thân nhiệt cho những người vào bệnh viện. - Sputnik Việt Nam
Khi nào Việt Nam hết dịch Covid-19?

Ngoài ra, theo Chỉ thị của Chính phủ, còn nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu; thúc đẩy phát triển thị trường nội địa với các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.   

“Những biện pháp nói trên là rất cần thiết. Nhưng tôi vẫn chưa thấy chính phủ tăng cường tìm và mở rộng các thị trường mới ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hơn để thay thế dần cho thị trường châu Âu và Trung Quốc bị ảnh hưởng rất nặng. Cần có sự điều chỉnh tích cực!”, - Tiến sĩ kinh tế Lê Xuân Hòa nói với Sputnik.

Như lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phương châm tổng quát nhất trong giai đoạn thứ 3 phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam là: “Kiểm soát dịch bệnh – Chung sống an toàn – Điều chỉnh tích cực”.

Sẵn sàng đón gần 10 nghìn người từ các nước về

Khu vực sàng lọc, khai báo y tế điện tử cho khách vào bệnh viện.  - Sputnik Việt Nam
Xét nghiệm Covid-19: Việt Nam có tỷ lệ phát hiện dương tính cao hàng đầu thế giới
Việc đưa người Việt hồi hương bị gián đoạn trong thời gian từ nửa cuối tháng 3 và trong tháng 4/2020. Nguyên nhân là do các nước có người Việt Nam cư trú đều đã đóng cửa không phận; các hãng hàng không Việt Nam cũng được lệnh dừng bay (trừ các chuyến bay vận chuyển hàng hóa theo các thỏa ước hợp tác quốc tế về phòng chống dịch).

“Đến nay, một số biện pháp hạn chế đã được nới lỏng, Cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở một số nước có đông người Việt Nam cư trú đã đạt được thỏa thuận với nước sở tại để thiết lập lại các chuyến bay, tạo điều kiện để đưa người Việt Nam hồi hương tránh dịch”, - Một nhân viên ngoại giao nói với Sputnik..

Tuy nhiên, theo Chỉ đạo của Bộ Chính trị, không phải bất cứ ai có quốc tịch Việt Nam cũng được hồi hương ngay lập tức. Theo nguồn tin Sputnik có được, trước hết, những người được ưu tiên là người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, học sinh, sinh viên đi học, những người đi du lịch bị kẹt lại vì dịch bệnh, những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định ở nước sở tại. Sau đó, mới xem xét đến các trường hợp khác.

“Quân đội Nhân dân Việt Nam được trao toàn bộ nhiệm vụ tiếp đón, nuôi dưỡng, bảo đảm cách ly, chăm sóc, theo dõi sức khỏe hơn 10.000 người Việt Nam từ nước ngoài hồi hương tránh dịch theo đúng quy định phòng chống dịch bệnh. Từ giai đoạn chống dịch thứ 2, hơn 10 cơ sở cách ly chống dịch đã được thiết lập trên cơ sở hạ tầng của một số trường quân sự, ký túc xá đại học, chung cư chưa sử dụng và một số khách sạn lớn
Hiện tại, khoảng 90% diện tích các cơ sở cách ly vẫn còn trống, đủ sức tiếp thu trên 25.000 người. Toàn bộ nhân lực vừa trải qua một thời gian dài đã được “nghỉ lấy sức” trong 15 ngày cách ly xã hội nay đã đủ điều kiện sức khỏe để trở lại làm việc. Các nguồn cung cấp vật chất thiết yếu vẫn đủ để bảo đảm phục vụ cách ly đúng thời hạn quy định với số lượng lớn”, - Đại tá Nguyễn Minh Tâm chia sẻ thông tin với Sputnik .

Về trang thiết bị y tế, thì hiện nay, Việt Nam còn khiêm tốn so với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Nhưng từ đầu giai đoạn chống dịch COVID-19 thứ 2, Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng số lượng giường bệnh, các phương tiện y tế, máy thở, máy lọc máu ECMO, cơ số thuốc điều trị .v.v… để tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân, trong đó bảo đảm cho khoảng 10% bệnh nhân nặng.

“Các phương tiện bảo hộ y tế cho y bác sĩ đã được trang bị đầu đủ, có đủ cơ số dự trữ để chống dịch lâu dài ở tất cả ba tuyến y tế trung ương, tỉnh/thành phố và quận/huyện”, - Một quan chức Bộ y tế cho biết.

Lực lượng quân y ngoài việc tham gia phòng chống dịch nhưng được giao đặc trách việc chống dịch, không để dịch COVID-19 lây lan vào quân đội, bảo đảm 100% quân số khỏe để thực hiện các nhiệm vụ quân sự quốc phòng.

Phun khử khuẩn tại các trường học trên địa bàn thành phố Phan Thiết.  - Sputnik Việt Nam
Lo sợ làn sóng Covid-19 thứ hai: Việt Nam đã có sinh phẩm xác định coronavirus

Lực lượng y tế Công an Nhân dân cũng được giao nhiệm vụ tương tự, chống dịch lây lan vào công an các địa phương, đơn vị, bảo đảm 100% quân số khỏe để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

 “Đội ngũ y bác sĩ đã được “rèn luyện” qua 2 đợt chống dịch, lại có kinh nghiệm truyền thống từ vụ chống dịch SARS-2003, lại phát huy được trí sáng tạo trong việc vạch ra các phác đồ điều trị mới có hiệu quả cao, phù hợp với từng mức độ của bệnh COVID-19 đã sẵn sàng bước vào giai đoạn chống dịch mới kéo dài cho đến khi có được vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu”, -  Bác sĩ Trần Quốc Hùng nói với Sputnik.

Theo đánh giá chung, Việt Nam biết  tận dụng được nhân lực, vật lực ở các tuyến y tế cấp tỉnh, cấp huyện tham gia điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19, Việt Nam phân tuyến điều trị theo mức độ bệnh tật, tránh lãng phí theo kiểu “đem dao mổ trâu đi giết gà”.

“Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của Việt Nam tuy có quy mô thua kém nhiều nước nhưng được tận dụng một cách tối đa, vừa có thể là “đội tuyến đầu”, vừa có thể là “đội dự bị”, vừa có các lực lượng phối hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham gia phòng chống dịch trên tất cả các tuyến, từ kiểm soát, cách ly, phát hiện sớm, phong tỏa ổ dịch, điều trị và cuối cùng là dập dịch”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
© SputnikChẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Việt Nam bước vào giai đoạn chung sống an toàn với COVID-19 - Sputnik Việt Nam
Chẳng thể «tay không bắt giặc» Covid-19: Coronavirus sợ cái gì?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала