Tử hình Hồ Duy Hải

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNChánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình bế mạc phiên Giám đốc thẩm.
Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình bế mạc phiên Giám đốc thẩm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam công bố quyết định cuối cùng phiên Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải. Theo đó, giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải trong vụ án giết người, cướp tài sản khiến hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An tử vong.

Chiều ngày 8 tháng 5, trong phiên làm việc cuối cùng của phiên xét xử giám đốc thẩm kỳ án tử tù Hồ Duy Hải, Phó Chánh án TADN Tối cao thay mặt cho Hội đồng Thẩm phán công bố quyết định giám đốc thẩm vụ giết hai cô gái ở Bưu điện Cầu Voi, Long An.

Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao nêu ra 6 vấn đề, đề nghị cho hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải và điều tra lại. VKSND Tối cao đánh giá, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, không có bằng chứng kết luận Hồ Duy Hải là người gây ra cái chết cho hai cô gái ở Bưu Điện Cầu Voi.

Tuy nhiên, vào cuối phiên làm việc buổi sáng 8/5, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã lấy biểu quyết về 4 vấn đề với Hội đồng thẩm phán, TAND Tối cao. Theo đó, 17/17 thành viên đều có ý kiến không chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao.

Phiên giám đốc thẩm: Hồ Duy Hải không oan, giữ nguyên án tử hình

Như vậy, sau ba ngày làm việc, chiều nay 8 tháng 5, Hội đồng Thẩm phán xét xử phiên giám đốc thẩm kỳ án Hồ Duy Hải cũng đưa ra phán quyết cuối cùng.

Thay mặt Hội đồng thẩm phán, ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án TAND Tối cao công bố bản án.

Quang cảnh khai mạc phiên tòa. - Sputnik Việt Nam
Bộ Công an: Án tử hình với Hồ Duy Hải là đúng người, đúng tội

Như đã phân tích và biểu quyết trước đó, Hội đồng thẩm phán nhận định quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng không có căn cứ khẳng định Hồ Duy Hải có mặt tại hiện trường. Tuy nhiên căn cứ lời khai của nhiều người, trong đó có lời khai của Hải về việc đến Bưu điện Cầu Voi dựng xe bên ngoài. Nhân chứng Đinh Vũ Thường cũng cho hay nhìn thấy chiếc xe này khi đến bưu điện để gọi điện về Cà Mau.

Như vậy lời khai của Hải về việc sử dụng xe máy để đến hiện trường là phù hợp. Anh Đinh Vũ Thường còn khai nhìn thấy thanh niên ngồi trong bưu điện để tóc hai mái. Lời khai của Hải phù hợp với lời khai của một số người làm chứng về đặc điểm nhận dạng mái tóc của Hải, trước khi gây án Hải để tóc dài.

Anh Thường cũng khai nhìn thấy thanh niên trong bưu điện mặc áo ngắn tay. Hải cũng khai mặc áo ngắn tay, sau khi gây án đã mang áo đốt ở vườn. Cơ quan điều tra thu giữ tro của chiếc áo này. Hội đồng thẩm phán nhận định lời khai của Hải và những người khác là phù hợp, có căn cứ.

Cũng theo Hội đồng thẩm phán, lời khai của Hải còn phù hợp với lời khai người làm chứng khác, phù hợp với lời khai của chị Nguyễn Thị Kim Ngân.

Chị Ngân khai nạn nhân của vụ án đến mua hoa quả và nói có người đưa tiền nên mua nhiều. Như vậy, đủ cơ sở kết luận Hải có mặt tại hiện trường vụ án, do đó kháng nghị cho rằng không có nhân chứng, kết luận Hải không có mặt tại hiện trường là không đúng.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố phán quyết giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải.
Tử hình Hồ Duy Hải - Sputnik Việt Nam
Phó Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Trí Tuệ thay mặt Hội đồng Thẩm phán công bố phán quyết giám đốc thẩm về vụ án Hồ Duy Hải.

Về khoảng thời gian xác định Hải có mặt tại hiện trường, theo lời khai của anh Thường, anh đến Bưu điện Cầu Voi gọi điện lúc khoảng 20h trở lại. Anh Thường thấy có một thanh niên ngồi trong bưu điện. Cuộc gọi của anh Thường lúc 19h30, như vậy anh Thường phải có mặt trước đó làm thủ tục gọi điện.

Đối với việc Hải khai đi cầm đồ, theo biên bản kiểm tra lời khai, Hải có mặt tại bưu điện lúc 19h30. Lời khai này phù hợp với lời khai của anh Bình (gửi xe ở bưu điện) và anh Thường là người đến gọi điện.

Cơ quan điều tra kết luận Hải có mặt ở bưu điện lúc 19h30 là có căn cứ. Do đó kháng nghị của viện kiểm sát là không có căn cứ.

Đối với nội dung kháng nghị Hải có những lời khai mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, Hội đồng thẩm phán cho rằng lời khai của Hải phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm.

Ban đầu Hải khai dùng dao sát hại chị Hồng, sau đó lại khai đập đầu bị hại vào lavabo. Hải còn khai có việc khống chế chị Hồng để giao cấu. Hải còn khai có một số mâu thuẫn. Tòa thấy điều này phù hợp với diễn biến tâm lý tội phạm. Ngoài ra, Hải còn thừa nhận không có sự ép cung, mớm cung.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên tòa phát biểu khai mạc phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ Hồ Duy Hải: Bị hiếp dâm mà vẫn còn trinh và loạt mâu thuẫn khó hiểu

Việc không thu được dấu vân tay của Hải tại hiện trường là bình thường, vì đây là môi trường công cộng. Không có vết máu của Hải trên cổng bưu điện là do anh ta đã rửa trước đó... là những căn cứ trong số 18 căn cứ mà Quyết định Giám đốc thẩm dùng để bác Kháng nghị của VKSND Tối cao trong vụ án Hồ Duy Hải.

Hải nói cố tình khai giấu một số tình tiết, khai thêm một số tình tiết vì sợ mức án cao, không được gặp gia đình nên sợ hãi. Hội đồng Thẩm phán nhận định lời khai của Hải phù hợp với bản án hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường. Lời khai không hiếp dâm chị Hồng phù hợp với biên bản pháp y.

“Những tình tiết này chỉ người thực hiện hành vi mới biết. Điều này khẳng định Hải có mặt tại hiện trường”, bản án giám đốc thẩm khẳng định.

Cũng có lời khai ban đầu Hải đòi quan hệ với chị Hồng nhưng không thành nên đã nảy sinh ý định sát hại nạn nhân. Tòa cho rằng, những tình tiết đó chỉ có người thực hiện hành vi mới rõ như vậy.

Vì thế, Quyết định Giám đốc thẩm nhận định những hành vi phạm tội của Hải phù hợp với nhận định của bản án phúc thẩm đã tuyên Hồ Duy Hải tử hình vì hai tội Giết người và Cướp tài sản.

Về kháng nghị cho rằng mẫu tàn tro thu giữ được mà cơ quan điều tra kết luận do Hải đốt áo là không có giá trị trong vụ án. Tuy nhiên theo Hội đồng thẩm phán, hồ sơ thể hiện biên bản hỏi cung, Hải khai đốt quần áo, thắt lưng sau khi gây án. Việc đốt áo ở nơi khác hiện trường vụ án, nếu không có lời khai của Hải thì không ai biết. Việc tiến hành thu giữ, mở rộng khám nghiệm hiện trường là cần thiết.

© Ảnh : Pháp Luật TP.HCMTử tù Hồ Duy Hải tại một phiên tòa trước đây.
Tử hình Hồ Duy Hải - Sputnik Việt Nam
Tử tù Hồ Duy Hải tại một phiên tòa trước đây.

Tại kết luận giám định, trong mẫu tàn tro có thành phần vải, kết luận này phù hợp với lời khai của Hải về việc đốt áo sau khi gây án. Điều này có giá trị chứng minh Hải có mặt tại hiện trường. Việc kháng nghị cho rằng mẫu tàn tro không có giá trị là không đúng.

Thượng úy Nguyễn Trọng Quý bị chảy máu trong não, vỡ cột sống cổ, vỡ xương khuỷu tay.  - Sputnik Việt Nam
Nam thanh niên lao xe máy, hất tung CSGT: Đủ điều kiện xem xét tội giết người

Cũng theo nhận định của Hội đồng thẩm phán, lời khai của Hải sau khi giết hai nữ nhân viên bưu điện, lấy tiền, trang sức, căn cứ vào bản ảnh khám nghiệm hiện trường, các dấu vết để lại trên chiếc ghế là do hành vi của Hải gây ra.

Có cơ sở kết luận Hải đã chiếm đoạt các tài sản của bị hại. Từ lời khai về địa điểm bán các nữ trang của Hải, chủ cửa hàng điện thoại khai có mua điện thoại Nokia của bị hại… cho thấy chỉ người đi bán tài sản mới biết được địa điểm bán những tài sản này.

Mặc dù cơ quan điều tra thiếu sót trong thu thập chứng cứ song hội đồng thẩm phán thấy không làm thay đổi bản chất vụ án nên Hội đồng Thẩm phán thấy không cần thiết để điều tra lại hành vi này. Về dấu vân tay thu tại hiện trường, trong quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã thu giữ một số vân tay và truy nguyên nhưng không có kết quả.

Như đã khẳng định, Hội đồng thẩm phán, mặc dù không thu được dấu vân tay, song căn cứ vào biên bản, khám nghiệm hiện trường đủ cơ sở xác định Hải là người thực hiện hành vi phạm tội.

Kháng nghị cho rằng một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến, một số biên bản ghi lời khai, hỏi cung có sự sửa chữa. Qua thẩm tra, hội đồng thấy đây là thiếu sót, nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án nên không cần điều tra lại.

Quá trình xem xét, đánh giá từng kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Hội đồng thẩm phán cũng cũng kiến nghị cơ quan điều tra tỉnh Long An kiểm điểm nội dung liên quan tới sai sót.

Luật sư Trần Hồng Phong cung cấp thêm chứng cứ

Cũng trong phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải sáng 8/5, Luật sư Trần Hồng Phong (người yêu cầu cung cấp chứng cứ) được mời đến phiên giám đốc thẩm.

Luật sư Trần Hồng Phong đã cung cấp 2 chứng cứ là bản khai của bà Nguyễn Thị Rưởi (dì ruột của Hồ Duy Hải), trình bày việc vì sao sau bản án sơ thẩm, gia đình Hải viết đơn kháng cáo xin giảm án chứ không kêu oan.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, Chủ tọa phiên tòa phát biểu khai mạc phiên xét xử. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xử giám đốc thẩm vụ tử tù Hồ Duy Hải: Chờ phán quyết từ Chánh án Nguyễn Hòa Bình

Theo đó, Luật sư Trần Hồng Phong cho biết trong đơn gửi đến phiên giám đốc thẩm, gia đình, bị án Hồ Duy Hải nhiều lần kêu oan, đề nghị xem xét lại vụ án.

Thứ hai là chứng cứ lời khai liên quan chiếc xe gắn máy của bà Rưởi. Luật sư Phong cho biết bà Rưởi khai: “Sáng 14/1/2008, tôi có sử dụng chiếc xe này để đi chợ, không hề để lại nhà bà Len như trong cáo trạng ghi”. Nên bà Rưởi cho rằng không có khả năng Hồ Duy Hải sử dụng chiếc xe của bà Rưởi.

Bên cạnh đó, luật sư Phong cho rằng cơ sở kết tội chủ yếu là lời khai của Hải nhận tội, nhân chứng Đinh Vũ Thường nhìn thấy và con dao tại bưu điện. Nhưng trong biên bản khám nghiệm hiện trường không có con dao. Cần phải làm rõ điều này.

Theo các kết luận điều tra, cáo trạng, bản án sơ thẩm, xe của bà Rưởi có 3, 4 số không trùng với nhau. Nhân chứng Đinh Vũ Thường khi gặp Luật sư khẳng định không nhìn thấy biển số xe. Nhưng trong lời khai lại ghi là nhân chứng Thường nhìn thấy biển số xe. Như vậy là như thế nào?

Đồng thời, luật sư Trần Hồng Phong cho rằng khám nghiệm hiện trường bỏ sót tầng 2 của bưu điện, trong khi một số nhân chứng nói với Luật sư rằng, tối đó thấy ánh điện trên tầng 2.

Sau đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho trình chiếu các tài liệu và hỏi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về sự cần thiết đánh giá chứng cứ này. Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng việc viết đơn kháng cáo xin giảm nhẹ án hay đơn kêu oan có ảnh hưởng đến nội dung xét xử phúc thẩm vụ án, do đó có căn cứ để xem xét. Còn lời khai của bà Rưởi về chiếc xe máy là một trong những tài liệu để kiểm chứng về tình tiết sử dụng xe máy của Hải trong vụ án.

Viện Kiểm sát đề nghị điều tra lại 6 vấn đề trong vụ Hồ Duy Hải

Trước đó, tại phiên xử, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao giữ nguyên quan điểm đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân (TAND) tối cao xem xét hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm đã xét xử bị cáo Hồ Duy Hải về các tội danh Giết người và Cướp tài sản để điều tra lại theo đúng quy định của pháp luật.

“Cần khắc phục sai sót để bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật”, đại diện VKSND Tối cao nhấn mạnh.

Đánh giá vụ án này, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tiếp tục giữ nguyên quan điểm kháng nghị.

Bị cáo Minh và Giàu tại tòa - Sputnik Việt Nam
Tử hình kẻ xúc phạm quốc kỳ đâm chết Đại úy Công an

Về những căn cứ về sự cần thiết phải kháng nghị bản án sơ thẩm, phúc thẩm, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết thứ nhất, đây là vụ án giết người, cướp tài sản nghiêm trọng mà dư luận, các cơ quan tư pháp, Quốc hội... rất quan tâm, tuy nhiên hiện còn nhiều quan điểm khác nhau.

Thứ hai, vụ án có 2 nạn nhân bị giết, bị cáo bị tuyên phạt tử hình, trong khi quá trình điều tra tố tụng còn nhiều thiếu sót, sai lầm nên phải thận trọng, không làm oan sai, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Thứ ba, việc điều tra, tố tụng giải quyết vụ án có nhiều sai lầm, theo Viện Kiểm sát là sai lầm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến việc làm rõ vụ án, do đó phải điều tra lại, làm thêm một số việc.

Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị có 6 việc phải làm khi điều tra lại. Đó là thực nghiệm lại điều tra hiện trường, xác định dấu vân tay là của ai và các đối tượng tình nghi, trưng cầu giám định thời điểm nạn nhân chết, làm rõ cơ chế gây thương tích, xác định rõ hơn động cơ, mục đích gây án, bổ sung vào hồ sơ vụ án những tài liệu, chứng cứ đang có trong hồ sơ nghiệp vụ của cơ quan điều tra.

Viện Kiểm sát khẳng định có đủ căn cứ và đủ cần thiết để kháng nghị 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm, để làm rõ mâu thuẫn, thiếu sót trong tố tụng. Những vấn đề trên cần phải khắc phục để bảo đảm việc giải quyết vụ án khách quan, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.

Vì Văn Toán (đeo còng số 8) tại buổi thực nghiệm điều tra.  - Sputnik Việt Nam
Sáu án tử hình cho những bị cáo sát hại nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Huy Tiến đồng ý với Chủ tọa Hội đồng Thẩm phán Nguyễn Hòa Bình về việc cần xem xét tổng thể các tình tiết, chứng cứ, lời khai trong vụ án. Tuy nhiên, ông Tiến cũng bày tỏ băn khoăn về nhiều tình tiết, nội dung của vụ án; việc thu thập, đánh giá chứng cứ, lời khai.

Phó viện trưởng dẫn lại bản án phúc thẩm có đoạn: qua thẩm tra tại phiên tòa, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu điều tra, có căn cứ để xác định “hành vi phạm tội vì động cơ cá cược bóng đá”.

Theo ông Tiến, với những tình tiết khách quan của vụ án, đây là sự quy kết của bản án, hết sức thiếu thận trọng.

Bên cạnh đó, đối với 3 vật chứng quan trọng nhất của vụ án là con dao, cái thớt, cái ghế, Phó Viện trưởng rất băn khoăn về việc thu thập.

“Việc con dao được thu thập, theo mô tả, được rửa sạch, sạch đến mức như một con dao mới. Khi thực hiện hành vi tại hiện trường, con dao được rửa rất sạch sẽ, được cất giấu kỹ càng, nhưng cái thớt, cái ghế thì không cất giấu. Theo phân tích về mặt tâm lý tội phạm, tôi rất băn khoăn. Chi tiết này cần thận trọng”, ông Tiến nhấn mạnh.

Cũng phân tích về mặt tâm lý tội phạm, theo lời khai của Hải trong hồ sơ bản án, Hải chưa vào khu vực trong bưu điện trước đó, nhưng trong lời khai lại nhớ được và miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết căn phòng, đồ vật.  Bên cạnh đó, dấu vân tay trong khoa học hình sự hết sức quan trọng, nhưng khám nghiệm hiện trường lại có thiếu sót.

VKSND Tối cao: Có quá nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong tố tụng vụ Hồ Duy Hải

Viện kiểm sát cũng giữ nguyên những quan điểm đã nêu trong kháng nghị như các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, bỏ sót những chứng cứ vụ án, không trưng cầu giám định vết máu, không đưa một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án dẫn đến sai lầm trong việc giải quyết vụ án.

Bị cáo Văn Kính Dương. - Sputnik Việt Nam
Ngọc Miu bị đề nghị án 20 năm tù, Văn Kính Dương tử hình

Đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm và nhấn mạnh kháng nghị không cho rằng Hồ Duy Hải bị kết án oan nhưng quá trình điều tra có quá nhiều sai sót về tố tụng, có những sai sót rất nghiêm trọng, trong khi không có chứng cứ trực tiếp nào xác định Hải là người đã gây ra cái chết cho hai nạn nhân ở Bưu điện Cầu Voi.

Trong khi đó, kết luận điều tra, cáo trạng và các bản án căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo và các chứng cứ gián tiếp để kết tội.

“Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây ra cái chết của hai nạn nhân và thêm bản án tử hình nữa, nên dư luận đặc biệt quan tâm, vì vậy rất cần xem xét thận trọng, làm rõ những mâu thuẫn mà kháng nghị đã nêu. Quá nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong tố tụng, mong Hội đồng thẩm phán hết sức cân nhắc, công tâm, khách quan, xem xét lại vụ án”, đại diện Viện kiểm sát khẳng định.
17/17 thành viên Hội đồng Thẩm phán biểu quyết bác kháng nghị vụ Hồ Duy Hải

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan điểm, các thành viên Hội đồng thẩm phán tiến hành đánh giá chứng cứ, những vi phạm về tố tụng, những mâu thuẫn trong lời khai liên quan đến vụ án của Hồ Duy Hải.

Theo đó, Hội đồng thẩm phán thống nhất quan điểm rằng Hồ Duy Hải không bị ép cung, mớm cung, lời khai tổng cung phù hợp với chứng cứ khác như lời khai của các nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên xác định Hải phạm tội Giết người, Cướp tài sản là đúng.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) và các bị cáo nghe Viện kiểm sát đề nghị mức án tại phiên tòa.  - Sputnik Việt Nam
Bị đề nghị tử hình, liệu ông Nguyễn Bắc Son có thoát chết?

Một vấn đề mới được Hội đồng đặt ra là Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực, thì căn cứ nào để Viện KSND tối cao ra quyết định kháng nghị.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên giám đốc thẩm, đã tiến hành lấy biểu quyết các thành viên trong Hội đồng thẩm phán về 4 vấn đề: Thứ nhất, vụ án đã có những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất vụ án hay không?

Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết quá trình điều tra vụ án có những sai sót về tố tụng nhưng “không thay đổi bản chất vụ án”.

Tiếp đến, thứ hai, bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án hay không? Cũng 17/17 thành viên biểu quyết các bản án xét xử Hồ Duy Hải là “đúng người, đúng tội, đúng mức án”.

Thứ ba, quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực như vậy quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có đúng pháp luật hay không? Kết quả 17/17 thành viên biểu quyết “Không đúng pháp luật”.

Cuối cùng, Hội đồng thẩm phán có chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị? Và rồi cũng 17/17 thành viên biểu quyết “Không chấp nhận kháng nghị”.

Quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát có đúng quy định pháp luật?

Trong phiên xét xử giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải sáng nay có diễn biến bất ngờ khi Hội đồng thẩm phán đặt ra vấn đề: Căn cứ nào để Viện kiểm sát ra kháng nghị trong khi quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực?

Các bị cáo tại phiên tòa - Sputnik Việt Nam
Tử hình đối tượng cầm đầu đường dây mua bán ma túy lớn nhất Bạc Liêu

Đại diện Viện kiểm sát lý giải, ngày 24/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước có công văn thông báo ý kiến của Chủ tịch nước, đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật đối với vụ án Hồ Duy Hải. Do đó, Viện kiểm sát kháng nghị là đúng pháp luật.

“Công văn của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản tố tụng hay văn bản hành chính? Văn bản đó có thay thế được quyết định của Chủ tịch nước hay không?”, Hội đồng thẩm phán tiếp tục chất vấn.

Theo Viện kiểm sát, công văn của Văn phòng Chủ tịch nước là văn bản hành chính, không thay thế được quyết định của Chủ tịch nước. Tuy nhiên Chủ tịch nước đã tạm hoãn thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Mặt khác, quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải cũng căn cứ trên cơ sở hai quyết định không kháng nghị của viện trưởng Viện KSND tối cao và chánh án TAND tối cao.

Về căn cứ để tạm đình chỉ thi hành bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải, theo đại diện Viện kiểm sát, cơ quan này có quyền tạm đình chỉ thi hành án khi ra kháng nghị giám đốc thẩm.

Hội đồng Thẩm phán cho rằng quyết định hành chính không phủ định được quyết định của Chủ tịch nước. Một quyết định tố tụng chỉ được thay thế, phủ định bằng một quyết định tố tụng khác. Hội đồng sẽ xem xét, cân nhắc về tính hợp pháp của quyết định kháng nghị.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала