Vào tháng 6, Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) sẽ cắt giảm sản lượng dầu ở mức 100 nghìn thùng/ngày. Kuwait có ý định giảm sản lượng dầu thêm 80 nghìn thùng/ngày vào tháng 6. Trong bối cảnh này, giá dầu thế giới bắt đầu tăng vào ngày thứ Ba. Liệu quyết định của các nước vùng Vịnh cắt giảm sản lượng sâu hơn có thể giúp ổn định thị trường dầu mỏ thế giới? Các nước sản xuất dầu khác sẽ làm theo hay không? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik các chuyên gia trả lời câu hỏi này.
-U.S. futures ⬇
— Bloomberg (@business) May 12, 2020
-Oil ⬆ at $24.50
-Australia, Hong Kong, South Korea stocks ⬇
-Gold ⬆
-Australian dollar ⬇ after China suspends imports of meat from some of the nation's abbatoirshttps://t.co/uKw6bdPyA7 pic.twitter.com/3vtgwFRyKt
Tấm gương cho các quốc gia khác
Theo ông Muhammad Surur al-Sabban, một chuyên gia về dầu của Arập Saudi, bước đi này có tác động tích cực đến thị trường dầu mỏ và là một tấm gương cho các nước xuất khẩu dầu mỏ khác.
“Arập Saudi cũng như UAE và Kuwait cắt giảm sản lượng một triệu thùng/ngày. Đây là một tấm gương tốt cho các nước sản xuất dầu khác. Thị trường dầu vẫn còn mong manh, nhu cầu rất yếu - do đó, cần phải tiếp tục ổn định lại thị trường dầu bằng nỗ lực chung”, - ông nói.
Đồng thời, chuyên gia nhấn mạnh rằng, Arập Saudi vẫn đóng vai trò hàng đầu trong việc cắt giảm sản lượng, rất có thể Kuwait và UAE chỉ đơn giản ủng hộ quyết định này.
“Arập Saudi là quốc gia đầu tiên công bố quyết định cắt giảm sản lượng, và UAE và Kuwait chỉ ủng hộ sáng kiến này. Arập Saudi một lần nữa chứng minh vị trí hàng đầu của mình trên thị trường dầu, vì thế quốc gia này có trách nhiệm lớn hơn trong quá trình ổn định thị trường. Riyadh tập trung nỗ lực tối đa để giải quyết vấn đề này. Ngay khi nhu cầu bắt đầu tăng lên, cuộc khủng hoảng sẽ bắt đầu biến mất”, - chuyên gia Saudi cho biết.
Thị trường có xu hướng gia tăng?
Giám đốc Quỹ Phát triển Năng lượng, ông Sergey Pikin đồng ý với quan điểm này. Ông cho rằng, việc cắt giảm sản lượng sẽ đóng một vai trò tích cực trên thị trường dầu mỏ.
“Tất nhiên, đây là một bước đi tích cực. Giá dầu bắt đầu tăng - đây là phản ứng tích cực của thị trường với biện pháp này. Bởi vì các nhà sản xuất nguyên liệu đã làm rất nhiều, nếu không phải là tất cả, để ổn định giá dầu trên thị trường quốc tế. Đây là một dấu hiệu tích cực cho thị trường. Các nước đang dần nới lỏng những hạn chế. Vì thế chúng ta có thể hy vọng rằng, hoạt động kinh doanh sẽ dần hồi phục – và sau đó, mức tiêu thụ dầu và giá dầu cũng sẽ tăng. Rõ ràng, thị trường dầu có xu hướng gia tăng”, - ông nói.
Đồng thời, không nên chờ đợi để các quốc gia sản xuất dầu khác cũng cắt giảm sản lượng.
Ông Sergey Pikin nói thêm: “Theo tôi, không nên chở đợi một làn sóng cắt giảm mới từ các nước xuất khẩu dầu khác. Các quốc gia đã ký thỏa thuận OPEC + mới đang phải thực hiện một nhiệm vụ không phải dễ dàng nhất về hạn ngạch giảm sản lượng của họ. Nhưng, điều quan trọng cần lưu ý là sản lượng dầu đá phiến ở Hoa Kỳ đã giảm hơn một triệu thùng/ ngày vì không mang lại lợi nhuận kinh tế. Na Uy cũng bất ngờ tuyên bố giảm sản lượng dầu. Điều đó chỉ ra rằng, ngay cả những nước không tham gia thỏa thuận chính thức cũng bắt đầu cắt giảm sản lượng. Và đây là một dấu hiệu đáng mừng”.
Tình huống đầy mâu thuẫn
Về phần mình, ông Yuri Rykov, người đứng đầu Ban năng lượng của Viện Năng lượng và Tài chính, không chia sẻ dự báo lạc quan như vậy của các đồng nghiệp. Ông cho rằng, việc cắt giảm sản lượng sâu hơn sẽ không tác động mạnh đến giá dầu.
“Trong tình huống này có nhiều mâu thuẫn. Một mặt, nhu cầu dầu đã sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử, về nguyên tắc nhu cầu sẽ dần dần phục hồi. Mặt khác, việc cắt giảm thêm sản lượng không thể tác động mạnh đến sự phát triển của tình hình. Trên thực tế các kho chứa dầu đã đầy tràn. Điều quan trọng nhất, ngay cả các nhà máy lọc dầu gần như đã lấp đầy các kho chứa, và bây giờ nhu cầu dầu không thể nhanh chóng được phục hồi. Do đó, tình huống bấp bênh sẽ duy trì trong một thời gian nhất định”, - ông nói.
Hơn nữa, chuyên gia nhận xét rằng, rất có thể các quốc gia vùng Vịnh đã cắt giảm sản lượng không phải để ổn định thị trường dầu mỏ.
“Nói chung, theo tôi, các nước vùng Vịnh đã quyết định cắt giảm sản lượng chỉ vì các kho chứa của họ đã lấp đầy, và không ai muốn mua thêm dầu vì không có nơi để lưu trữ. Kịch bản này cũng không thể loại trừ”, - chuyên gia kết luận.