Tránh xa Trung Quốc: Nhà đầu tư Mỹ-Châu Âu thích Việt Nam hơn

© Ảnh : Hoàng Nguyên - TTXVNCông nhân Nhà máy may Thagaco Đại Từ kiểm tra vải trước khi đưa vào dây chuyền cắt.
Công nhân Nhà máy may Thagaco Đại Từ kiểm tra vải trước khi đưa vào dây chuyền cắt. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác không phải bây giờ mới xuất hiện, mà có từ khi Mỹ - Trung bắt đầu căng thẳng thương mại. Covid-19 giống như giọt nước làm tràn ly thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn và Việt Nam là một lựa chọn lý tưởng cho nhiều nhà đầu tư từ Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, cũng xuất hiện lo ngại liệu Việt Nam có trở thành điểm trung chuyển cho những dòng chảy thương mại nhằm né thuế hay không? Kinh tế Việt Nam hậu Covid-19 sẽ phát triển như thế nào?

Rời bỏ Trung Quốc, nhà đầu tư Mỹ - Âu muốn bắt tay với doanh nghiệp Việt

Giám đốc Công ty CP Kết nối châu Âu Nguyễn Hữu Thành cho rằng, cùng với cơ hội từ EVFTA, nếu tận dụng tốt “làn sóng thứ hai” này, nhiều ngành sẽ có hướng phát triển mới giúp tăng giá trị gia tăng, trong đó có ngành dệt may.

Tượng đài Chủ tích Hồ Chí Minh tại Matxcova - Sputnik Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga hy vọng vào hiệu ứng lò xo

Theo ông, nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện chủ yếu chỉ làm gia công. Trong khi đó, nhiều nước Mỹ, châu Âu đang tìm hiểu, lên kế hoạch xây chuỗi nhà máy cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Thành nhận định với Dân Trí cho biết, dịch Covid-19 đã làm chuỗi cung ứng đứt gãy, khiến các nhà đầu tư bắt đầu tìm hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, tìm kiếm cơ hội ở những quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam...

“Vừa qua một số doanh nghiệp Mỹ, châu Âu có tiếp cận thông tin doanh nghiệp chúng tôi. Họ muốn hợp tác xây nhà máy để đón đầu cơ hội”, - ông Thành cho hay.

Theo ông, nếu tận dụng tốt cơ hội, dệt may của Việt Nam sẽ bước sang trang mới, thoát khỏi cảnh chỉ làm gia công khâu đơn giản, tăng giá trị gia tăng ở các chuỗi.

Là người có kinh nghiệm hợp tác với các đối tác châu Âu, Mỹ, ông Thành cho đây là một cơ hội lớn để Việt Nam đưa các doanh nghiệp có công nghệ tối tân, cách làm việc khoa học, minh bạch, đàng hoàng.

“Họ không có thói quen “phong bao, phong bì”, muốn làm ăn với họ, bản thân chúng ta cũng phải thay đổi theo hướng tích cực hơn”, ông Thành nhận định.

Đồng tình với ý kiến trên, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cũng nhận định làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc là cơ hội lớn cho nền kinh tế Việt Nam bứt phá.

“Chúng ta đang là điểm đến an toàn khi dịch bệnh được kiểm soát rất tốt. Trong khi đó, chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái cấu trúc lại. Hậu Covid-19 sẽ có sự dịch chuyển, Việt Nam có cơ hội đón nhận dòng vốn chất lượng cao”, ông Lộc nhận xét.

Theo ông, để có thể tận dụng tốt cơ hội này, doanh nghiệp phải chủ động tiến công vào chuỗi cung ứng mới, chứ không chỉ đợi họ tìm đến để hình thành chuỗi giá trị.

Về phần mình, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn cũng hy vọng Việt Nam có những chính sách nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả để đón làn sóng đang dịch chuyển này. Đồng thời, phải tìm hiểu rõ vì sao thời gian qua, luồng vốn từ châu Âu, Mỹ vào Việt Nam còn dè dặt, trong khi Việt Nam  vẫn có những chính sách, nỗ lực thu hút họ.

Các cửa hàng, dịch vụ đều đóng cửa. - Sputnik Việt Nam
Đại dịch coronavirus khiến một nửa doanh nghiệp Việt Nam bị phá sản?

Bên cạnh đó, ông Toàn cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh sự phát triển doanh nghiệp nội địa. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến yếu tố chọn lọc.

“Không thu hút tràn lan, chỉ ưu tiên những dự án công nghệ cao, có chuyển giao công nghệ”, ông Toàn nhấn mạnh

Ông cũng bày tỏ lo ngại khi quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ bé, là điểm bất lợi khi so với những thị trường quy mô rất lớn như Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Thành, Giám đốc Eurolink cho rằng nhiều quy định chính sách, thủ tục hiện giờ vẫn là rào cản cho cả doanh nghiệp trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

“Vẫn còn có những vướng mắc, khó khăn khi triển khai dự án, tiếp cận nguồn vốn. Cơ hội thì lớn nhưng rào cản vẫn còn nhiều”, ông Thành đánh giá.

Liệu Việt Nam có trở thành cứ điểm sản xuất thiết bị điện tử toàn cầu?

Những ngày gần đây, nhiều người vui mừng trước thông tin Apple sẽ sản xuất tai nghe không dây (Airpods) ở Việt Nam. Tuy nhiên, thông tin về Apple đến Việt Nam xuất hiện nhỏ giọt khiến nhiều người lầm tưởng Apple sẽ đặt nhà máy sản xuất ở Việt Nam, điều mà những công ty khác như Samsung đã làm. Cần phải hiểu rằng, mô hình hoạt động của Apple khác với Samsung.

Apple - Sputnik Việt Nam
Đối tác của Apple chọn Việt Nam

Tập đoàn này không trực tiếp quản lý bất kỳ một nhà máy sản xuất nào. Thay vào đó, Apple hợp tác với các nhà cung ứng trên toàn thế giới để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm của Apple. Các nhà cung ứng đó là các OEM (Original Equipment Manufacturer).

Apple hiện có khoảng hơn 1.200 nhà cung ứng trên khắp thế giới, phần nhiều là ở châu Á. Một thông tin đáng lưu ý, hiện ở Việt Nam từ lâu cũng đã có hàng chục nhà cung cấp cho Apple. Trong số đó, nhiều thương hiện đã quen thuộc với mọi người như Foxconn, Samsung… Nhà máy Samsung Display thậm chí sản xuất màn hình cho cả Apple.

Như vậy, thông tin việc Apple gia tăng hiện diện ở Việt Nam cần phải được hiểu rằng tập đoàn này sẽ tăng cường đặt hàng các nhà cung ứng sản xuất các thiết bị “made in Vietnam”, hoặc kêu gọi các nhà cung ứng mở nhà máy ở Việt Nam.

Vừa qua, tháng 3/2019, Apple đã khai trương văn phòng điều hành để quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế, thông tin Apple quan tâm đến chuỗi cung ứng đến từ Việt Nam là một thông tin đáng mừng, thể hiện được những nỗ lực của Việt Nam trong suốt bao năm qua khi ghi dấu trên bản đồ công nghệ thế giới, trở thành “cứ điểm sản xuất thiết bị điện tử” của nhiều thương hiệu lớn như Samsung, LG, Intel…

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Nhóm nhà đầu tư Công ty Energy Capital Vietnam của Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Điện khí LNG tại Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư

Điều này khẳng định thành tựu, là sự chuyển hướng ngoạn mục của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao hơn, dù rằng trên thực tế Việt Nam còn có thể làm tốt hơn nữa, tận dụng tốt hơn nữa giá trị thực sự của dòng vốn này.

Nhưng, ít người biết rằng, để Apple đặt những bước chân đậm nét hơn vào thị trường Việt Nam không phải là dễ dàng. Apple cũng có những đắn đo, tính toán và cả những đề nghị đến nhiều cơ quan của Chính phủ Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là vấn đề thủ tục, môi trường đầu tư kinh doanh.

Khi các lãnh đạo cấp cao của Apple làm việc với phía Việt Nam, họ cũng bày tỏ quan ngại lớn về thủ tục hải quan khi phải mất nhiều giờ hơn thông lệ quốc tế, phải thực hiện nhiều thủ tục hơn để thông quan hàng hóa, gây tốn kém thời gian và chi phí. Vì lẽ đó, Apple đã đề nghị cho được hưởng chế độ doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt theo chương trình chính thức của Hải quan Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp khác đang được áp dụng. Đây không phải lần đầu Apple đưa ra đề xuất này, trước đó ý kiến này đã bị hải quan từ chối vì nhiều lý do.

Từ quyết định “rời bỏ Trung Quốc” của Apple cho thấy, cơ hội để Việt Nam đón nhận những dòng vốn lớn của các tập đoàn đa quốc gia đang ngày càng gần hơn. Trong xu thế dịch chuyển thương mại toàn cầu này, Việt Nam có thể trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của thế giới.

Gần đây, 4 nền kinh tế lớn bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã chính thức nối lại cuộc đối thoại bốn bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đã nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm “Bộ tứ kim cương” đã mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ Thời báo Ấn Độ gọi là “bộ tứ mở rộng” (QUAD Plus). Nhóm bộ tứ mở rộng đang làm truyền thông quốc tế dậy sóng với khả năng Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc sớm nhất có thể.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Steve Bates và các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam muốn các nhà đầu tư làm ăn thành công

Việc Việt Nam đã được mời tham gia “Bộ tứ mở rộng” không có gì khó hiểu. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam đóng góp nhiều hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề là Việt Nam sẽ thay đổi để nắm bắt cơ hội đó hay không. Điều này cần một sự thay đổi từ tư duy, tâm thế, thay đổi để tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, thông thoáng hơn cho doanh nghiệp và đối tác.

Những vướng mắc của Apple khi đàm phán với các cơ quan của Việt Nam có lẽ cũng chính là mối lo ngại của nhiều doanh nghiệp khác. Trong các cuộc hội nghị, tọa đàm ở các cấp bao lâu nay, không ít doanh nghiệp, hiệp hội đã kêu gọi điều ấy. Việt Nam cũng đã lắng nghe và thay đổi, nhưng chưa được như kỳ vọng. Có lúc, có nơi còn trì trệ, tư duy hành chính quan liêu còn “ăn sâu” vào không ít người thực thi công vụ.

Việt Nam sẽ còn phải làm rất nhiều việc để có một bước đi dài vào chuỗi giá trị toàn cầu. Sau Samsung, LG, Intel…, việc đón Apple sẽ mở đầu thiết lập một kỷ nguyên mới cho dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu làm được, những tập đoàn lớn cũng sẽ chọn Việt Nam là điểm đến, để từ đó những sản phẩm “made in Vietnam” sẽ rộng đường đi ra thế giới.

Hậu Covid-19: Nguy và cơ của nền kinh tế Việt Nam

Ngày 15/5, phát biểu chia sẻ tại buổi hội thảo "Làm gì để kinh tế Việt Nam phát triển sau đại dịch", TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biế sức bật của nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng "đứng dậy" của bộ phận doanh nghiệp, nhưng có thể không phải là tất cả doanh nghiệp.

Toàn cảnh Khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội. - Sputnik Việt Nam
Tham gia "Bộ tứ mở rộng"– bài toán quan hệ quốc tế khó cho Việt Nam

96% số doanh nghiệp hiện tại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, không có tính kết nối chuỗi. Chuyên gia cho rằng cấu trúc kinh tế này sẽ khiến Việt Nam khó phục hồi, khó đạt được trạng thái "bình thường mới".

"Với nguồn lực có hạn của nền kinh tế, phải lựa chọn phân bổ sao cho hợp lý. Trong bối cảnh hiện nay, câu hỏi đặt ra là chúng ta nên cứu nhóm doanh nghiệp nào, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn hay cứu bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ", TS Trần Đình Thiên đặt câu hỏi.

Chuyên gia cho rằng, việc hỗ trợ nên nhấn mạnh vào những doanh nghiệp tạo ra hiệu quả và mang tính trụ cột của nền kinh tế. Đại dịch Covid-19 lần này có thể là một cơ hội để thay đổi nền kinh tế, bước sang một trạng thái mới, với một thể trạng mới.

TS Trần Đình Thiên cho rằng nên giành nguồn lực thỏa đáng cho bộ phận mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, một phần nguồn lực cũng nên được sử dụng để khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo ra một bộ phận doanh nghiệp mới.

Theo ông Thiên, những doanh nghiệp nhỏ có đặc điểm là sự linh hoạt. Mặc dù số lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ dừng hoạt động là khá lớn, nhưng nhóm này thực tế là "không chết hẳn" mà có thể chuyển sang một dạng mới, thích nghi với sự biến động.

Theo ông Thiên, Covid-19 chỉ là yếu tố kích thích sự thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị trở nên nhanh và khốc liệt hơn. Nếu Việt Nam có thể nhìn ra những sự thay đổi này thì sẽ là "cơ", còn ngược lại là "nguy". Chuyên gia lo ngại Việt Nam có thể bỏ lỡ những cơ hội lớn nếu sử dụng tư duy cũ theo kiểu nhặt nhạnh, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Lấy ví dụ, Việt Nam đã trải qua ba năm liên tiếp tăng trưởng FDI tốt, trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung leo thang. Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định, sự chuyển động gần đây đang bộc lộ nhiều "nguy" hơn là "cơ".

Năm qua 2019, mặc dù số lượng dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh nhưng tổng số vốn đăng ký đầu tư mới lại giảm. Có thể thấy, dòng vốn dịch chuyển chủ yếu là từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tránh ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại. Đa phần các dự án này có quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ thấp, và tạo áp lực cạnh tranh đối với chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Hiện nay tồn tại một vấn đề là Việt Nam có thặng dư thương mại với Mỹ rất lớn nhưng lại thâm hụt thương mại khá cao từ Trung Quốc. Chuyên gia đặt câu hỏi, liệu Việt Nam có trở thành điểm trung chuyển cho những dòng chảy thương mại nhằm né thuế hay không. Chính vì lẽ đó, điều quan trọng là cần những chính sách đón đầu nhưng phải chọn lọc kỹ lưỡng.

2 kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2020

Ngày 15/5, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo tại phiên họp thứ 45 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Trên cơ sở đó dự báo tình hình với sự rà soát, tính toán các cân đối lớn, Chính phủ dự kiến hai kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2020:

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trả lời các câu hỏi của phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói về bài xích người Trung Quốc, Bộ tứ kim cương, phục hồi kinh tế hậu Covid-19

Kịch bản thứ nhất mà Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu đó chính là thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong Quý III/2020, theo đó dự kiến GDP tăng khoảng 4,4-5,2% so với năm 2019 (thấp hơn 1,6-2,4 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,5-2,8%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,7-7,9%, khu vực dịch vụ ước tăng 2,8-3,6%.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNBộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp.
Tránh xa Trung Quốc: Nhà đầu tư Mỹ-Châu Âu thích Việt Nam hơn - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại phiên họp.

Kịch bản thứ hai được tính đến, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian Việt Nam đã cơ bản khống chế và kiểm soát dịch từ nửa cuối tháng 4/2020 và các quốc gia là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng với Việt Nam trong Quý IV/2020, theo đó dự kiến GDP tăng khoảng 3,6-4,4% so với năm 2019 (thấp hơn 2,4-3,2 điểm phần trăm so với mục tiêu đề ra), trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,1-2,5%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,8-6,7%, khu vực dịch vụ ước tăng 1,8-2,8%.

“Trong quá trình phát triển, nước ta đã bị tác động và vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới. Để ứng phó, nước ta đã phải linh hoạt điều chỉnh mục tiêu phát triển, đề ra các giải pháp đồng bộ, phù hợp, bảo đảm sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành”, báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Cuộc khủng hoảng dịch tễ Covid-19 hiện nay không xuất phát từ khó khăn, yếu kém trong hệ thống tài chính, tiền tệ khu vực và thế giới mà từ yếu tố khách quan, nhưng tác động và phạm vi ảnh hưởng nặng nề, mạnh mẽ hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây. Do đó, báo cáo cho rằng, yêu cầu điều chỉnh mục tiêu của năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế khách quan.

Chế biến gỗ trong Khu công nghiệp Cam Thành, huyện Cam Lộ - Sputnik Việt Nam
GDP của Việt Nam có thể tăng 7% trong năm 2021

Theo đó dự kiến những chỉ tiêu cần điều chỉnh là: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 4,5% (trước đây là 6,8%), nỗ lực phấn đấu đạt mức tăng cao hơn; trường hợp tình hình thế giới thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát tốt, thị trường quốc tế phục hồi, phấn đấu đạt mức tăng 5,4%, nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020 là 6,5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (trước đây là dưới 4%); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (trước đây là khoảng 7%); tổng số thu ngân sách nhà nước giảm 163 nghìn tỷ đồng so với dự toán được giao; bội chi ngân sách nhà nước bằng khoảng 4,75% GDP (tăng 1,31% so với mục tiêu đề ra); tỷ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP (tăng 3,2% so với mục tiêu đề ra).

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ, mô hình kinh tế của Việt Nam trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi được với các cú sốc và linh hoạt thích ứng. Muốn đảm bảo các yêu cầu trên, tăng trưởng toàn diện, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh môi trường, an ninh xã hội sẽ là những yếu tố quan trọng, cần xem xét khi xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала