Bài báo có tựa đề “Những bài học thực tiễn nhân 75 năm Thế chiến II”. “Tổng thống Nga đã đưa ra tổ hợp đánh giá toàn diện về Thế chiến II, ông Putin tuyên bố rằng hôm nay các chính trị gia châu Âu mà đặc biệt là các nhà lãnh đạo Ba Lan đang cố gắng “dúi các sự kiện của Hiệp ước München xuống dưới tấm thảm”, - Ban biên tập tạp chí nhận xét.
Hiệp ước München
Trong bài báo, ông Vladimir Putin tố cáo hàng loạt chính trị gia châu Âu, cụ thể là những người Ba Lan, đang cố gắng giấu kín thông tin về Thỏa ước Munchen với nội dung phân chia sáp nhập những phần đất Tiệp Khắc vào nước Đức.
“Trong trường hợp Thỏa ước München, mà ngoài Hitler và Mussolini, còn có các nhà lãnh đạo Anh và Pháp tham gia, đất nước Tiệp Khắc đã bị phân chia với sự chấp thuận hoàn toàn của Liên minh các quốc gia. Trong tương quan này, tôi những muốn lưu ý rằng, không như nhiều nhà lãnh đạo châu Âu khác thời đó, Stalin đã không tự bôi nhọ mình bằng cuộc gặp với Hitler, nhân vật khét tiếng ở các nước phương Tây như là một chính trị gia khá uy tín và là vị thượng khách luôn được chào mừng ở các thủ đô châu Âu”, - ông Putin viết.
Tổng thống chỉ ra rằng hôm nay nhiều đối tác vẫn chưa sẵn sàng cho công việc chung để xác lập sự thật về Thế chiến II.
“Bộ ngũ hạt nhân”
Hội nghị thượng đỉnh “bộ ngũ hạt nhân” của Liên Hợp Quốc sẽ giúp tìm ra câu trả lời cho những thách thức và đe dọa hiện đại, - Tổng thống Putin viết. Ông bày tỏ hy vọng rằng cuộc gặp như vậy sẽ sớm được tiến hành trong thời gian gần tới.
“Các đồng nghiệp của chúng tôi, các ông Tập Cận Bình, ông Macron, ông Trump, ông Johnson đã ủng hộ sáng kiến của Nga về tổ chức cuộc gặp của các nhà lãnh đạo năm cường quốc hạt nhân, các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, - ông Putin cho biết trong bài báo.
Theo quan điểm của nguyên thủ quốc gia Nga, các nước trong “bộ ngũ hạt nhân” nên tin tưởng lẫn nhau để đàm phán thành công và tăng cường an ninh trên thế giới.
“Mục đặc biệt trong chương trình nghị sự của cuộc gặp là tình hình trong nền kinh tế toàn cầu. Và trước hết, là việc phấn đấu vượt qua khủng hoảng kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra”, - ông Putin nhận định.
Theo lời ông Putin, các nước đang thực hiện những biện pháp chưa từng có để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của nhân dân.
Tổng thống viết: “Khả năng làm việc cùng nhau của chúng ta và sự đồng thuận như những đối tác đích thực sẽ chỉ ra cho thấy hậu quả của đại dịch nghiêm trọng đến thế nào và nền kinh tế thế giới có thể thoát khỏi suy thoái nhanh chóng ra sao”, - Tổng thống viết.
Ông Putin lưu ý rằng không thể chấp nhận chiêu thức biến kinh tế thành một công cụ gây sức ép và đối đầu.
Đóng góp của Liên Xô trong việc đập tan chủ nghĩa phát-xít
Trong bài báo, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Liên Xô đã đóng góp 3/4 công lao quân sự đánh bại chủ nghĩa phát-xít.
“Bất kể ai đó hôm nay cố gắng mưu toan chứng minh gì chăng nữa, sự thực vẫn chính là Liên Xô và Hồng quân đã mang đóng góp căn bản và cực kỳ quan trọng vào kết quả đánh bại chủ nghĩa phát-xít”, - ông Putin nhận định trong bài báo.
“Nói chung, Liên Xô đã tự mình gánh vác đến 75% toàn bộ nỗ lực quân sự mà liên minh chống Hitler thực hiện. Trong thời kỳ chiến tranh, Hồng quân đã “nghiền nát” 626 sư đoàn của các nước phe Trục, trong đó 508 sư đoàn của Đức Quốc xã”, - ông Putin cho biết.
Đồng thời, theo lời ông Putin, Nga luôn cảm tạ sự giúp đỡ của các nước Đồng minh qua việc cung ứng vật tư cho Hồng quân trong Thế chiến II.
“Chúng tôi sẽ luôn biết ơn sự giúp đỡ mà các Đồng minh đã dành cho trong việc cung cấp cho Hồng quân vũ khí, nguyên liệu thô, thực phẩm và các trang bị. Sự hỗ trợ này rất có ý nghĩa – bằng khoảng 7% toàn bộ sản lượng quân sự của Liên bang Xô-viết”, - Tổng thống ghi trong bài báo.
Giải mật thông tin
Tổng thống Vladimir Putin không loại trừ khả năng ở các nước khác vẫn hiện hữu những tài liệu-thoả ước bí mật về Thế chiến II và ông kêu gọi tất cả các quốc gia nên cấp quyền truy cập vào tài liệu lưu trữ.
“Chúng tôi không biết liệu có những “giao thức” hay phụ lục bí mật nào kèm với thỏa thuận của hàng loạt nước với bọn Quốc xã. Điều duy nhất mà chúng tôi có thể làm, đó là tin vào lời nói”, - ông Putin nhận xét.
“Các tài liệu liên quan đến những cuộc đàm phán bí mật của Anh-Đức thì cho đến nay vẫn chưa được giải mật. Do đó, chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia hãy kích hoạt tiến trình công bố tư liệu lưu trữ của mình và xuất bản những tài liệu trước đây chưa từng biết về chiến tranh và giai đoạn tiền chiến, giống như Nga đã làm suốt những năm gần đây. Trong bối cảnh này chúng tôi luôn sẵn sàng cho các dự án hợp tác và nghiên cứu chung với sự tham gia của các nhà sử học”, - ông Putin tuyên bố.