Liệu Trung Quốc có thể từ chối đồng đô la

© AP Photo / Kin CheungPhòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông
Phòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Khi mâu thuẫn thương mại và chính trị giữa Trung Quốc và Mỹ leo thang, ngày càng có nhiều tiếng nói tại Trung Quốc kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la.

Washington đe dọa áp dụng các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các tổ chức tài chính Trung Quốc phục vụ các khách hàng nằm trong Danh sách trừng phạt của Mỹ, xem xét khả năng loại bỏ doanh nghiệp Trung Quốc khỏi sàn giao dịch Hoa Kỳ.

Nhân dân tệ và đô la - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc tuyên chiến với đồng đô la

Trong khi đó, Trung Quốc trong nhiều năm qua đã gia tăng nhu cầu tiền tệ Mỹ và cuộc chiến tài chính hiện tại không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào, theo các chuyên gia nhận xét.

Michael Howell - người đứng đầu tổ chức nghiên cứu CrossBorder Capital, trong chuyên mục của mình trên tạp chí FT, cho biết  các quốc gia nước ngoài đã bán ra trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá 500 tỷ USD trong quý II, trong đó Trung Quốc chiếm một phần ba. Kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc gia tăng nhu cầu đối với đồng đô la và do đó giảm chi phí vay bên ngoài cho Hoa Kỳ. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là nước nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ lớn nhất - hơn 1 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, đừng quên khi Trung Quốc từ bỏ các công cụ tài chính bằng đô la, nhu cầu về tiền Mỹ sẽ giảm và Hoa Kỳ sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc tài trợ thâm hụt ngân sách.

© AP Photo / Andy WongBiển quảng cáo in hình đồng đô la ở Bắc Kinh
Liệu Trung Quốc có thể từ chối đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Biển quảng cáo in hình đồng đô la ở Bắc Kinh

Quốc tế hóa nhân dân tệ

Một số quan chức Trung Quốc trong những tuần  bắt đầu nói về sự cần thiết phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng đô la và thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ càng sớm càng tốt. Đầu tiên, Phó chủ tịch Ủy ban điều tiết thị trường chứng khoán Trung Quốc Fan Xinghai cảnh báo về nguy cơ ngắt kết nối Trung Quốc khỏi hệ thống đồng đô la và hệ thống Swift thanh toán quốc tế trong trường hợp leo thang căng thẳng với Hoa Kỳ. Sau đó, những lo ngại tương tự được người đứng đầu Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Guo Shu Qing nói ra. Cuối cùng, cựu giám đốc Quan hệ Quốc tế của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Zhou Li cũng tuyên bố cần phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng đô la càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây lo ngại là những hành động mới nhất từ phía Mỹ. Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn biện pháp trừng phạt vì cáo buộc đàn áp tộc người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương, cũng như việc Trung Quốc thông qua Đạo luật An ninh Quốc gia Hồng Kông. Để các lệnh trừng phạt có hiệu lực, cần phải được tổng thống Mỹ chấp thuận. Các thượng nghị sĩ Mỹ từ lâu kêu gọi các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc theo Đạo luật Magnitsky. Cho đến nay, Trump không vội vàng thực hiện các đề xuất này, bởi vì ông sợ rằng các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước sau đó sẽ bị vô hiệu hóa.

Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam
Chuẩn bị cho sự tồi tệ nhất: Trung Quốc bán ra nợ công của Mỹ do đồng đô la mất giá

Mối đe dọa từ Trung Quốc

Tuy nhiên, trong tình hình hiện tại của cuộc tranh cử, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn do dịch coronavirus, ứng cử viên từ hai đảng dường như không nghĩ ra điều gì tốt hơn là chơi con bài mối đe dọa từ Trung Quốc. Không có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cấp bách trong thời gian ngắn, vì vậy cách dễ nhất là cần chuyển mức độ căng thẳng từ các vấn đề nội bộ sang mối đe dọa bên ngoài.

Do vậy Hoa Kỳ liên tục cáo buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu và kêu gọi đưa ra các chế tài mới đối với doanh nghiệp Trung Quốc, và thậm chí  các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các ngân hàng và tổ chức tài chính phục vụ những người bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và tham gia  thông qua Đạo luật An ninh Quốc gia  Hồng Kông.

Trừng phạt các tổ chức tài chính của Trung Quốc thực sự có thể gây đau đớn. Tỷ lệ đồng Nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế của Trung Quốc năm 2019 chỉ là hơn 19%, khối lượng giao dịch chính vẫn là đồng đô la và euro, Chen Fengying - chuyên gia  Viện Kinh tế Thế giới thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc - nói với Sputnik,

«Theo thống kê, năm 2019, thanh toán bằng Nhân dân tệ chỉ chiếm 19,15% tổng khối lượng các thanh toán thương mại của Trung Quốc. Phần còn lại tính dựa trên đồng đô la và đồng euro. Một vấn đề lớn khác là dự trữ ngoại hối. Phải mất thời gian và một số nỗ lực để thoát ra khỏi đồng đô la. Chúng ta thấy tất cả các quốc gia trên thế giới, đối mặt với sự bá quyền của đồng đô la, đang cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nó, nhưng vẫn chưa có sự thay thế nào. Điều này cũng áp dụng cho đồng euro. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, trong ngắn hạn, đây chỉ có thể là một điều ước muốn. Nhưng trong trung và dài hạn, việc thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng đô la sẽ là mục tiêu».
© AP Photo / Kin CheungNgười đàn ông tại Trung tâm mua sắm Hồng Kông
Liệu Trung Quốc có thể từ chối đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Người đàn ông tại Trung tâm mua sắm Hồng Kông

Trong ngắn hạn, các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc có thể gây tổn hại cho chính Hoa Kỳ. Theo WTO, Trung Quốc chiếm 13% xuất khẩu và 11% nhập khẩu thế giới -  chiếm phần lớn nhất trong thương mại thế giới. Nếu bỏ qua đồng đô la trên một khối lượng giao dịch như vậy, có thể tạo ra những cú sốc trong hệ thống tài chính Hoa Kỳ.

Kinh nghiệm của Nga cho thấy điều gì?

Đồng thời, kinh nghiệm của Nga cho thấy trong trường hợp hạn chế truy cập vào hệ thống tài chính Mỹ, việc chuyển sang thanh toán bằng euro là tương đối dễ dàng. Kết quả là Hoa Kỳ chỉ đơn giản là tìm cách giảm tỷ trọng tiền tệ của chính mình trong thanh toán quốc tế. Vài năm trước, đồng đô la chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong thanh toán quốc tế, và bây giờ chỉ còn khoảng 40%. Hơn nữa, chính vì vị thế đồng đô la là tiền tệ chính của thế giới, Hoa Kỳ đã tự cho phép mình tồn tại trong nhiều thập kỷ với thâm hụt ngân sách rất lớn, trên thực tế, được tài trợ từ các quốc gia khác.

Cờ Mỹ và Trung Quốc trên khu phức hợp Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc có nên sợ lệnh trừng phạt tài chính của Mỹ hay không?

Rất có khả năng Washington đe dọa chiến tranh tài chính với Trung Quốc chỉ đơn giản ở mức độ độ lòi nói. Thật vậy, tại thời điểm này không có sự thay thế thực sự cho đồng đô la, mặc dù hệ thống tài chính Mỹ không phải là không có sai sót, chuyên gia Chen Fengying nói.

«Hiện giờ tình hình đầu tư quốc tế không quá tốt. Ở nhiều khu vực, tiền gửi chuyển sang lãi suất âm. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu Mỹ vẫn nằm trong vùng tích cực. Vì vậy, tôi nghĩ chưa thể thoát khỏi việc cho Mỹ vay nợ. Tuy nhiên, do tác động của nới lỏng định lượng và thâm hụt ngân sách, nợ công của Mỹ thực sự không phải là một công cụ rất đáng tin cậy.

Nói một cách khách quan, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế giới bị cuốn theo làn sóng nới lỏng định lượng. Hoa Kỳ, tất nhiên, ủng hộ quá trình này, và điều này đe dọa sự ổn định và tình trạng đồng đô la. Tuy nhiên, tôi tin rằng đây không chỉ là vấn đề của người Mỹ, mà là vấn đề toàn thế giới. Đơn giả là người ta chú ý nhiều hơn đến đồng đô la vì đó là ngoại tệ thống trị.

Chúng ta có thể nói «tất cả những quả táo đều nát», nhưng đồng đô la trong số đó, vẫn tỏ ra khá đáng tin. Nếu các loại tiền tệ khác vững mạnh như vậy, chúng tôi đã chuyển sang dùng nó để thanh toán. Nhưng, thật không may, không có thay thế nào. Đây là vấn đề thực sự của nền kinh tế toàn cầu».

© AP Photo / Mark LennihanTrụ sở ngân hàng JP Morgan Chase tại New York
Liệu Trung Quốc có thể từ chối đồng đô la - Sputnik Việt Nam
Trụ sở ngân hàng JP Morgan Chase tại New York
Trung Quốc và Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh lạnh mới

Đối đầu Trung Quốc - Hoa Kỳ ngày càng được gọi là Chiến tranh Lạnh mới. Tuy nhiên, không giống như giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, khi các nền kinh tế có mối liên hệ yếu với nhau, Bắc Kinh và Washington hiện tại đang phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Do đó, kịch bản rất có thể xảy ra trong tương lai gần, theo nhiều nhà phân tích Mỹ, như Nicholas Lardi từ Viện kinh tế thế giới Peterson, chỉ liên quan đến việc trao đổi các tuyên bố cứng rắn mà không có các bước thực sự quan trọng nhằm kích thích bất hòa kinh tế. Đánh giá theo tâm lý thị trường, doanh nghiệp Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu với Trung Quốc, và trái lại, họ tìm cách thâm nhập thị trường Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ chính trị đang xấu đi. PayPal năm ngoái trở thành công ty nước ngoài đầu tiên sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử tại Trung Quốc. JP Morgan được phép hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc hoàn toàn dưới sự kiểm soát của mình. American Express là công ty nước ngoài đầu tiên nhận được giấy phép tiến hành kinh doanh liên quan đến thẻ tín dụng ở Trung Quốc. Và các cơ quan đánh giá S&PGlobal và Fitch cũng nhiệt tình chiếm lĩnh thị trường xếp hạng tín dụng ở Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала