Sputnik mời các bạn theo dõi tổng quan đánh giá trong chuyên mục truyền thống của chúng tôi – «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».
Có vẻ là báo chí thế giới dường như đã thảo luận đầy đủ về những nguyên nhân khiến Việt Nam đạt thành công chưa từng thấy trong cuộc chiến chống đại dịch. Bây giờ các bài viết được dành chủ yếu phân tích những nỗ lực mà đất nước đang thực hiện để khôi phục và phát triển nền kinh tế.
Đòn bẩy để tiến lên phía trước
Doanh số bán lẻ, nhập khẩu và sản xuất công nghiệp đã tăng trong tháng 6, làm cho tình hình ở Việt Nam khởi sắc tốt đẹp hơn so với phần lớn các nền kinh tế trong khu vực, - tờ UBS CNBC viết. Hiệp định về thương mại tự do mà Việt Nam ký với EU và được phê chuẩn trong tháng 6, sẽ giúp tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn sự hỗ trợ của Chính phủ sẽ cấp xung lực kích thích nền kinh tế Việt Nam. Do đó, tờ báo này dự đoán triển vọng kinh tế của đất nước là «thăng hoa rực rỡ».
Fitch Ratings thấy Việt Nam nổi bật trong ranh giới châu Á và các thị trường mới nổi dưới góc độ tính bền vững kinh tế và thành công trong cuộc đấu tranh chống sự bùng phát coronavirus. Những yếu tố này cần hỗ trợ cho xếp hạng của Việt Nam ở bậc «BB» như xác nhận vào tháng 4 năm 2020, và việc sửa đổi dự báo từ «Ổn định» thành «Tích cực».
Vietnam Briefing viết rằng Chính phủ Việt Nam coi du lịch và kinh doanh bất động sản trong nước như là động lực tăng trưởng kinh tế. Các hãng hàng không Việt Nam đang mở những đường bay nội địa mới, còn các nhà lập pháp xem xét sửa đổi luật hiện hành để người nước ngoài cũng có thể được quyền sở hữu khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Các nhà đầu tư gắn với bất động sản đang trông đợi mức lợi nhuận tăng gấp năm trong thập kỷ tới do sự tăng trưởng của tầng lớp nhà giàu ở Việt Nam.
Microsoft Asia News Center kể về bước nhảy vọt trong chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam, gắn với việc đảm bảo khả năng cho hàng triệu sinh viên và học sinh có thể học tập trực tuyến.
OpenGov Asia cung cấp thông tin cho biết rằng Bộ Y tế đã đạt được mục tiêu về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, sớm hơn 5 năm so với lịch trình ban đầu, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông OpenGov Asia đã gửi hơn 15 tỷ tin nhắn trong nửa đầu năm 2020 về kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Theo dự đoán, trong 5 năm tới đây, Việt Nam sẽ tiến vào số 50 nước xuất sắc về chỉ số phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, trong số 50 nước hàng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu và trong số 35 nước ưu tú nhất về chỉ số đổi mới toàn cầu. Tạp chí Global Construction Review quảng bá đạo luật mới «Về quan hệ đối tác công-tư», sẽ cấp xung lực kích thích phát triển cơ sở hạ tầng: các dự án trong lĩnh vực giao thông, cơ sở hạ tầng mạng và nhà máy điện, quản lý tài nguyên nước, cơ sở hạ tầng CNTT, xây dựng và trang bị cho trường học và bệnh viện. Còn trang web Micky thông báo về một thành tựu sáng chế của VinSmart: mẫu điện thoại thông minh mới có hỗ trợ 5G được phát triển trong nước.
Những yếu tố kìm hãm
Nhưng ngay cả Mặt trời cũng có những điểm tối. The Business Times viết rằng đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến 31 triệu công nhân tại Việt Nam, trong đó 900.000 người mất việc làm. Nếu quyết định về cấp xung lực kích thích hoạt tính kinh doanh không được thực hiện tức thời, thì đến cuối năm nay sẽ còn 5 triệu người khác thất nghiệp. Chịu cú đòn giáng nặng nề nhất là khối dịch vụ của Việt Nam, nơi 72% người làm việc bị ảnh hưởng. Xuất khẩu rau tươi và trái cây giảm 11,4%, - theo phản ánh của Tân Hoa Xã. Dù năm ngoái đạt 7,02%, trong năm nay mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại đến 3-4% do ảnh hưởng rộng hơn của đại dịch coronavirus, - như Reuters dẫn ý kiến từ các cố vấn kinh tế của Chính phủ. Bloomberg đưa tin về sự lây lan nhanh và rộng của bệnh bạch hầu ở khu vực cao nguyên – địa bàn trồng cà phê chủ yếu của Việt Nam.
Khi nào du lịch hồi sinh đầy đủ?
Ngày càng nhiều tài liệu báo chí nước ngoài dành riêng nói về du lịch Việt Nam. ТТР Weekly phân tích thực trạng du lịch vào lúc bắt đầu bán niên thứ hai của năm 2020 và lưu ý rằng hầu như toàn bộ các chỉ số đã giảm gần một nửa so với năm 2019. Các chuyến đi quốc tế đến Việt Nam vẫn còn bị gác lại. Chưa cấp thị thực-visa, và hiện chỉ đôi khi có những chuyến bay được gọi là hồi hương hợp lệ.
Cũng tờ báo này kể về chuyện tại Hải Phòng vừa khai trương một khách sạn mới thượng hạng của tập đoàn Nhật Bản Nikko Hotels International, còn tờ Business Traveller giới thiệu một hành trình dài sáu giờ từ Đà Nẵng đến Qui Nhơn trên con tàu Vietage lộng lẫy sang trọng.
Sản phẩm Nga dành cho người Việt Nam
Các báo chí Nga chú ý đến đà tăng trưởng ấn tượng trong phân khúc xuất khẩu nông sản Nga sang Việt Nam. Tờ The DairyNews viết rằng xuất khẩu lúa mì và ngô trong 4 tháng đã tăng 76%, còn Myasnoi Ekspert thông báo rằng vào tháng Bảy, 4 nhà sản xuất Nga chuyên về thịt gia cầm và thịt lợn đã được cấp phép cung cấp thịt cho Việt Nam. Tổng cộng cho đến hôm nay có 31 doanh nghiệp Nga nhận quyền xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang Việt Nam.