Ngày hội của lực lượng Không quân Hải quân Nga. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

© Sputnik / Andrei BabushkinTàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov"
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngày 17 tháng 7 là ngày thành lập lực lượng Không quân Hải quân Nga. Về mặt chính thức, ngày truyền thống binh chủng này được xác định cách đây không lâu - vào năm 1996. Nhưng, không quân thuộc hải quân có lịch sử hình thành lâu dài hơn.

Sau đây là bài của Sputnik về lịch sử và ngày nay của lực lượng không quân thuộc Hải quân Nga.

Tàu tuần dương vận tải Orlitsa và các thủy phi cơ của nó

Vào những năm 1910, Hải quân Nga đã thực hiện những thử nghiệm đầu tiên sử dụng thủy phi cơ trên tàu. Kết quả là, theo sáng kiến ​​của chỉ huy Hạm đội Baltic Đô đốc Nikolai Essen, trong thành phần hạm đội đã xuất hiện một tàu sân bay.

Năm 1903, tại Vương quốc Anh, một tàu vận tải hàng và hành khách đã được xây dựng theo đơn đặt hàng của một công ty vận tải Nga. Chiếc tàu có lượng giãn nước 3.800 tấn, có khả năng di chuyển với vận tốc khoảng 12 hải lý và thực hiện các chuyến đi biển xa nhất với hành trình hơn 5.000 hải lý. Sau khi bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất, con tàu đã được Bộ Hải quân mua lại. Tại một nhà máy đóng tàu của St. Petersburg, nó đã được chuyển đổi thành một "tàu vận tải hàng không", nhận được tên mới - "Orlitsa". Chỉ huy tàu là Thuyền trưởng hạng 2 Vladimir Dudorov.

Con tàu đã được trang bị các khẩu pháo và súng máy để tự vệ. Trên boong tàu đã bố trí các nhà chứa thủy phi cơ. Trong hầm đã có một công xưởng và chỗ chứa đạn và nhiên liệu máy bay.

Nhóm không quân của tàu bao gồm 4-5 thủy phi cơ M-9 do Nga sản xuất. Thủy phi cơ được trang bị động cơ SalmsonР9 của Pháp (một trong những động cơ đáng tin cậy nhất vào thời điểm đó) với cánh quạt "đẩy", phát triển tốc độ 110 km/h, có thể bay ở độ cao tới 3.000 mét và mang theo số vũ khí có tải trọng 480 kg, trong đó có các loại bom.

© Ảnh : Public domainTàu tuần dương vận tải Orlitsa
Ngày hội của lực lượng Không quân Hải quân Nga. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành - Sputnik Việt Nam
Tàu tuần dương vận tải Orlitsa

Vào ngày 17 tháng 7 năm 1916, hai thủy phi cơ M-9 cất cánh từ tàu Orlitsa đã tham gia cuộc không chiến với 4 thủy phi cơ Đức. Các phi công hải quân Nga đã giành phần thắng, bắn hạ 2 trong số 4 máy bay Đức, nhưng đã mất một chiếc thủy phi cơ của mình. Tổ lái gồm hai người - trung úy Izvekov và trung sĩ Nazarov - đã hy sinh. Năm 1996, theo chỉ thị của Tổng tư lệnh Hải quân Nga, ngày này trở thành Ngày Không quân Hải quân Nga.

Vào tháng 1-tháng 5 năm 1917, trong Hạm đội Biển ĐenHạm đội Baltic đã thành lập các sư đoàn không quân.

Giai đoạn phát triển giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Trong thời gian cuộc nội chiến ở Nga vào những năm 1918-1922, gần như tất cả các thủy phi cơ của Hạm đội Baltic đã được di chuyển vào đất liền. Trong thành phần Hồng quân, chúng đã tham gia vào các trận chiến chống các lực lượng Bạch vệ và những kẻ xâm lược trên các mặt trận và vùng biển nội địa. Trong điều kiện thiếu hụt trầm trọng về nhiên liệu, phụ tùng thay thế và phi công có trình độ, số lượng máy bay đã giảm đáng kể. Và Không quân của Hạm đội Biển Đen trên thực tế không còn tồn tại.

Trong những năm 1920-1938, lực lượng không quân hải quân của Liên Xô chỉ đóng vai phụ. Tuy nhiên, đội máy bay thuộc hải quân bắt đầu được bổ sung bằng những chiếc máy bay mới do Liên Xô sản xuất. Năm 1938, Liên Xô đã thành lập Bộ Dân ủy Hải quân, trong thành phần của nó có lực lượng không quân. Đến tháng 6 năm 1941, trong biên chế của lực lượng không quân hải quân Liên Xô đã có khoảng 2.500 máy bay: chiến đấu cơ, máy bay ném bom, máy bay ném ngư lôi, máy bay trinh sát. Các nhà thiết kế đã bắt đầu phát triển tàu sân bay với lượng giãn nước lên tới 35.000 tấn, nhưng, dự án này không triển khai xây dựng.

Không quân Hải quân Liên Xô trong Thế chiến II

Trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần Lan vào mùa đông 1939-1940, các phi công hải quân của Hạm đội Baltic đã thực hiện hơn 16.000 chuyến bay.

Trước khi nước Đức Quốc xã và các nước chư hầu như Romania, Hungary, Slovakia, Croatia, Ý và Phần Lan tấn công Liên Xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, tất cả các lực lượng của Hải quân đã sẵn sàng chiến đấu, khác với lực lượng mặt đất và không quân. Vào ngày đầu tiên của cuộc chiến, lực lượng không quân hải quân không bị tổn thất nào. Ngay trong đêm 23 tháng 6, các máy bay ném bom của Hạm đội Biển Đen đã tấn công cảng Constanta của Romania, chỉ mất một chiếc máy bay. Vào ngày 26 tháng 6, Ủy viên Nhân dân Bộ Dân ủy và Tổng Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Nikolai Kuznetsov đã cấm thực hiện các cuộc tấn công mới vào Romania. Sau đó, các máy bay của Hạm đội Biển Đen đã yểm trợ cho các đơn vị mặt đất bảo vệ các thành phố OdessaSevastopol, và đã tham gia chiến đấu ở vùng Kavkaz.

Vào đêm 8 tháng 8 năm 1941, 15 máy bay ném bom Il-4F của Hạm đội Baltic tiến về Berlin. Cuộc đột kích táo bạo này của các phi công hải quân Liên Xô đã không có ý nghĩa về mặt quân sự, nhưng có ý nghĩa lớn về mặt đạo đức để gây sức ép về tâm lý - đáp trả các vụ không kích của quân Đức Quốc xã vào Matxcơva và Leningrad. Thành phố Berlin rực rỡ trong ánh đèn đêm, và lực lượng phòng không Đức đã nhầm tưởng rằng, đó là các máy bay của họ. Chỉ sau khi thành phố rung chuyển bởi hàng loạt vụ nổ, các khẩu pháo phòng không đã khai hỏa. Nhưng, tất cả 15 máy bay đều trở về an toàn.

Tính tổng cộng, đến ngày 4 tháng 9 năm 1941, các phi công của Hạm đội Baltic đã thực hiện 10 đợt không kích vào Đức. Đáng tiếc, 17 chiếc máy bay ném bom đã bị mất. Sau đó, các phi công hải quân của Hạm đội Baltic đã tích cực tham gia trận phòng thủ Leningrad và yểm trợ hỏa lức để bảo vệ “Con đường sống” là tuyến đường vận tải trên băng đi qua hồ Ladoga, lối đi duy nhất vào thành phố Leningrad bị bao vây.

Các máy bay của Hạm đội phương Bắc được sử dụng để đẩy lùi cuộc tấn công của Đức vào Murmansk, để bảo vệ các đoàn tàu biển và căn cứ hải quân. Phi công hải quân nổi tiếng nhất là Boris Safonov đã hai lần nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Vào tháng 9 năm 1941, nhóm máy bay chiến đấu I-16 của ông đã tham gia một trận không chiến không cân sức: 7 máy bay Liên Xô chống lại 52 máy bay địch. Các phi công hải quân đã bắn hạ 13 chiếc máy bay địch mà không mất máy bay nào.

© Sputnik / Georgiy Zelma / Chuyển đến kho ảnhPhi công Boris Safonov
Ngày hội của lực lượng Không quân Hải quân Nga. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành - Sputnik Việt Nam
Phi công Boris Safonov

Kể từ năm 1943, Không quân Hải quân Liên Xô tập trung thực hiện các nhiệm vụ trực tiếp: phá hủy tàu chiến và tàu vận tải của địch. Các phi công hải quân Liên Xô đã nhận được cả những máy bay sản xuất trong nước cũng như các loại máy bay của Anh và Mỹ. Cho đến khi kết thúc cuộc chiến chống nước Đức quốc xã, trong biên chế của Hạm đội Biển Đen và Hạm đội phương Bắc đã có khoảng 400 máy bay, và Hạm đội Baltic tham gia chiến đấu tích cực nhất đã có gần 790 chiếc.

Không quân của Hạm đội Thái Bình Dương trong cuộc chiến tranh của Liên Xô chống Nhật Bản

Khi Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản, trong biên chế của Hạm đội Thái Bình Dương đã có 1.508 máy bay. Các phi công hải quân đã ném bom và tấn công vào các cảng của Hàn Quốc bị Nhật chiếm đóng, hỗ trợ hỏa lực cho chiến dịch đổ bộ của quân đội Liên Xô lên đảo Shumshu phía bắc Kuril, mà người Nhật biến nơi đây thành một “pháo đài kiên cố”. Các phi công của Hạm đội Thái Bình Dương đã đánh chìm 36 tàu chiến và tàu vận tải của địch, phá hủy hàng chục đoàn tàu, kho vũ khí, điểm bắn, cầu tàu và các cơ sở khác.

Trong những năm chiến tranh, các phi công hải quân Liên Xô đã thực hiện hơn 76.000 chuyến nay.

Không quân của hạm đội đại dương

Sau chiến tranh, Không quân Hải quân bắt đầu sử dụng máy bay phản lực. Ở giai đoạn đầu đã xuất hiện máy bay chiến đấu MiG-15/17, máy bay ném ngư lôi Tu-14T, máy bay trinh sát Il-28R. Trong năm 1956 đã xuất hiện các loại máy bay chống hạm đầu tiên: thủy phi cơ Be-6 và trực thăng Mi-4 và Ka-15, tiếp sau đó là dòng máy bay tầm xa Tu-16 với các phiên bản máy bay trinh sát và máy bay mang tên lửa hành trình chống hạm.

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhBe-6
Ngày hội của lực lượng Không quân Hải quân Nga. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành - Sputnik Việt Nam
Be-6

Trong những năm 1960, lực lượng không quân hải quân đã được bổ sung bằng máy bay mang ngư lôi chống hạm Il-38 và Be-12 (để thay thế Be-6), máy bay trinh sát chiến lược Tu-95RTs và máy bay chống ngầm tầm xa Tu-142 (tầm hoạt động của Tu-142 lớn gấp đôi so với Il-38, nó có thể mang theo ba ngư lôi).  Đội trực thăng được bổ sung bằng Ka-25 / 27PL - trực thăng đậu trên boong tàu và thủy phi cơ đa năng Mi-14. Cuối cùng, vào giữa những năm 1970, máy bay ném bom tấn công siêu thanh Tu-22M với tên lửa hành trình Kh-22M đã được đưa vào biên chế lực lượng không quân hải quân.

Máy bay săn ngầm Tu-142 - Sputnik Việt Nam
Nga nâng cấp máy bay Tu-142

Điều này phù hợp với học thuyết của Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô (những năm 1956-1985), Đô đốc Sergei Gorshkov: tạo ra hạm đội đại dương gồm các tàu mang tên lửa hạt nhân có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa và tiến hành chiến sự ở vùng biển xa bờ. Một trong những hướng phát triển của Không quân Hải quân trong khuôn khổ học thuyết này là máy bay đậu trên boong cho các tàu tuần dương hạng nặng.

Máy bay tấn công cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 là một loại máy bay như vậy. Đáng tiếc, dự án này không thành công, Yak-38 có tính năng chiến đấu đáng ngờ và đã gặp nhiều vấn đề trong vận hành: trong số 230 máy bay được sản xuất, 48 chiếc đã bị mất. Kết quả là Yak-38 đã bị rút khỏi biên chế.

Năm 1991, tàu tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay "Đô đốc Kuznetsov" đã được đưa vào biên chế Hải quân. Tàu sân bay được trang bị các máy bay đậu trên boong: các máy bay Su-33 và MiG-29K, chiến đấu cơ Su-25UTG, các trực thăng Ka-27/29/31. Trong những năm gần đây, trực thăng Ka-52K Katran được đưa thêm vào biên chế.

Không quân Hải quân của Liên bang Nga

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, gần như toàn bộ lực lượng không quân hải quân thuộc quyền sở hữu của Nga. Tuy nhiên, phương hướng ưu tiên trong quá trình phát triển Hải quân là các tàu ngầm và tàu chiến hạt nhân, và các máy bay hải quân đã không đóng vai trò quan trọng. Chỉ vào những năm 2010, khi Lực lượng Vũ trang Nga bắt đầu nhận lại được sự quan tâm đúng mức, binh chủng không quân hải quân bắt đầu hồi sinh và có thể chứng minh hiệu quả chiến đấu.

Tiêm kích Su-24M của Nga chống lại tàu khu trục Mỹ

Vào ngày 12 tháng 4 năm 2014, một chiếc Su-24M được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất đã bay sát sạt tàu khu trục DDG-75 USS Donald Cook của Mỹ gần bờ biển Crưm. Các thiết bị điện tử của máy bay Nga tạm thời “làm mù” hệ thống AEGIS tối tân của con tàu Mỹ, khiến nó trở thành mục tiêu không tự bảo vệ được.

Máy bay chiến đấu của Nga ở Syria

Vào cuối năm 2016, các máy bay chiến đấu MiG-29K và Su-33 xuất kích từ tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov” ở ngoài khơi Syria đã thực hiện 420 chuyến bay. Hai chiếc máy bay chiến đấu đã bị mất do vụ tai nạn khi đứt cáp giữ thiết bị cố định, các phi công đã sống sót. Các tổ lái máy bay trên tàu sân bay đã thu lượm được những kinh nghiệm chiến đấu tấn công vào các mục tiêu ở Syria.

Gần đây, một chiếc máy bay chống tàu ngầm IL-38 của Hạm đội Thái Bình Dương đã tiến sát đến tàu sân bay USS George Washington của Mỹ. Khoảng cách có khi được rút ngắn chỉ còn 30km. Các máy bay F / A-18 Hornet đã ngay lập tức cất cánh từ tàu sân bay để theo dõi và cảnh giác với máy bay Nga.

Nhiệm vụ của Không quân Hải quân trước yêu cầu mới hiện nay

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga xác định Không quân Hải quân là một binh chủng của Hải quân có nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng chiến đấu của hạm đội địch trên biển và tại các căn cứ; bảo vệ các nhóm tàu ​​và cơ sở hạm đội khỏi các cuộc không kích của địch; tiến hành trinh sát trên không, xác định vị trí của mục tiêu và phát ra các tín hiệu dẫn đường để tấn công vào lực lượng hải quân của địch. Không quân hải quân tham gia vào các hoạt động thả và vô hiệu hóa thủy lôi, tham gia chiến tranh điện tử, vận tải đường không và đổ bộ, các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển. Không quân Hải quân có các đơn vị bố trí trên tàu sân bay và trên bờ biển.

Hiện nay, chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga đang trải qua quá trình đại tu và hiện đại hóa. Các tổ lái của tàu sân bay đang tiếp tục huấn luyện chiến đấu trên các sân bay ven biển. Trong khi đó, các chuyên gia đóng tàu đã đề xuất dự án tàu sân bay hạt nhân hiện đại nhất với lượng giãn nước 80.000 - 90.000 tấn (dự án Lamantin). Trên hàng không mẫu hạm mới có thể bố trí 60 máy bay có người lái và 10 máy bay không người lái cỡ lớn. Thời hạn phục vụ của tàu sân bay trên 50 năm.

Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Evmenov, tuyên bố:

“Hải quân Nga tiếp tục hoạt động trên đại dương ... Đương nhiên, chúng tôi sẽ phát triển việc chế tạo tàu sân bay xuất phát từ khả năng của mình. Sau khi đại tu, tàu sân bay "Đô đốc Hạm đội Kuznetsov" sẽ khác về cơ bản so với trước đây ... Chúng tôi sẽ có tàu sân bay nguyên tử, nhưng đó là trong viễn cảnh xa hơn”.

Theo các chuyên gia, chiếc tàu sân bay đầu tiên lớp Lamantin sẽ bắt đầu được xây dựng không sớm hơn năm 2025. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Không quân Hải quân Nga sẽ nhận tổ hợp huấn luyện ven biển mới cho các phi công lái máy bay đậu trên tàu sân bay. Và đội máy bay sẽ được bổ sung thêm thủy phi cơ đổ bộ Be-200 hiện đại nhất.

© SputnikTuần dương hạm hạng nặng chở máy bay "Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov"
Ngày hội của lực lượng Không quân Hải quân Nga. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành - Sputnik Việt Nam
Tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay "Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetsov"
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала