Với nhiều phi cơ Mỹ, “vũ điệu” này đã kết thúc bằng thảm kịch. Còn “biên đạo” của những “vũ điệu” này là các chuyên gia tên lửa Việt Nam và Liên Xô sát cánh bên nhau bảo vệ bầu trời của nước Cộng hòa.
Khi ngày 24 tháng 7 bắt đầu vào 55 năm trước, không ai có thể nghĩ rằng ngày này sẽ đi vào lịch sử của Việt Nam và Quân đội Nhân dân, cũng như trong biên niên sử của tình anh em giữa quân đội Nga — Việt Nam.
Vào tháng 2 năm 1965, các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam đã đồng thuận tại Hà Nội về sự hỗ trợ quân sự quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam, và không phát sinh vấn đề nên cung cấp loại tên lửa nào để bảo vệ bầu trời nước cộng hòa? Hệ thống tên lửa S-75 Dvina của Liên Xô có thể ngăn chặn tất cả các loại máy bay Hoa Kỳ và đồng minh, cũng như các vũ khí tấn công từ trên không đầy hứa hẹn được tuyên truyền trên báo chí phương Tây.
ЗРК С 75 Двина во Вьетнаме pic.twitter.com/vMV4rG7Lmo
— akot55 (@volgog55) March 1, 2020
Lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam ra đời như thế nào?
Vào tháng Tư, các tổ hợp đầu tiên được chuyển đến Việt Nam. Cùng với chúng là các chuyên gia tên lửa Liên Xô - việc duy trì hoạt động đòi hỏi kỹ năng cao nhất, chỉ có thể đạt được sau nhiều năm huấn luyện và thực hành. Họ được giao nhiệm vụ trong 4 tháng chuẩn bị, đưa vào hoạt động 2 trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vào thời điểm đó, người Mỹ phải mất 8 tháng để huấn luyện các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng vũ khí cùng loại.
Hai trung tâm đào tạo được thành lập gần Hà Nội. Phòng không Moskva huấn luyện trung đoàn 236, và Baku — trung đoàn 238. Tổng cộng, trong chưa đầy một năm, các chuyên gia quân sự Liên Xô đã huấn luyện và đào tạo 10 trung đoàn tên lửa phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Thay mặt các quân nhân tên lửa từng chiến đấu ở Việt Nam, ông Nikolai Kolesnik - chủ tịch Hiệp hội cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, đã gửi lời chúc mừng đến các đồng chí Việt Nam. 55 năm trước, ông là thượng sĩ 22 tuổi, thành viên nhóm quân nhân tên lửa đầu tiên đến Hà Nội từ Moskva, phục vụ tại Trung tâm Moskva.
«Trong số các sĩ quan Việt Nam, ông nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, có những cựu lính xe tăng và pháo binh. Họ đã có phần nào quen thuộc với thiết bị này. Nhưng những người lính giống trẻ em nông thôn hơn, những người chưa từng thấy bất kỳ thiết bị nào phức tạp hơn một chiếc xe đạp. Tất nhiên, điều đó thật khó khăn với họ. Nhưng, như người ta nói, bạn có thể học mọi thứ - nếu có mong muốn. Những người lính Việt Nam có khát khao lớn lao, và không còn nghi ngờ gì nữa, trong 4 tháng họ sẽ làm chủ được tất cả những sự phức tạp trong tác chiến tên lửa. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Việt Nam nêu vấn đề rút ngắn thời gian huấn luyện, chuyển các hệ thống tên lửa nhanh nhất từ các trung tâm huấn luyện sang vị trí chiến đấu. Điều này do sự cần thiết phải khẩn trương giảm thiệt hại gây ra cho đất nước từ máy bay địch. Và ngoài ra, Bộ chỉ huy Việt Nam muốn kiểm tra xem những tin đồn từ các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng Liên Xô, mà Trung Quốc có quan hệ rất căng thẳng vào thời điểm đó, được cho là đã cung cấp thiết bị quân sự lỗi thời, không thể sử dụng cho Việt Nam».
Chỉ 2 tháng sau, vào giữa tháng 7 năm 1965, Trung tâm Moskva nhận được lệnh đưa trung đoàn 236 vào vị trí trực chiến trước thời hạn.
Lúc đó, đơn vị với thành phần toàn quân nhân người Việt không có khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Lãnh đạo nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam quyết định tổ chức từ số lượng lính tên lửa Liên Xô đang tham gia huấn luyện, giảm số trắc thủ còn 35-40 người trong mỗi đơn vị.
Hai đơn vị bắt đầu chuẩn bị cho trận chiến đấu đầu tiên. Các trắc thủ được chỉ huy bởi đại úy Nguyễn Văn Thân, Nguyễn Văn Ninh, và từ phía Liên Xô - thiếu tá Boris Mozhaev, Fyodor Ilinykh. Các câu hỏi chính là: làm thế nào để tiến hành thực chiến hiệu quả hơn? Đón gặp đối thủ ở đâu? Cách tốt nhất để thoát khỏi cuộc phản kích? Họ quyết định dùng đến chiến thuật "phục kích". Tức là đón lõng máy bay địch ở một nơi bất ngờ, khai hỏa và ngay lập tức di chuyển đến một khu vực khác.
Trận chiến ra quân - chiến thắng đầu tiên
Điểm phục kích đầu tiên được chọn theo khuyến nghị của bộ chỉ huy Việt Nam - trên đường máy bay Mỹ đến Hà Nội, cách thủ đô 50 km về phía đông bắc. Ba bệ phóng được thiết lập trong bóng đêm. Các trắc thủ không rời khỏi các cabin kim loại đóng chặt trong 12 - 14 giờ đồng hồ, vào tháng 7, khi nhiệt độ trong cabin kín nóng tới 70 độ. Có những vũng mồ hôi dưới ghế của các quân nhân. Do căng thẳng thần kinh và ngột ngạt, mọi người thường đánh mất ý thức. Nhưng tại thời điểm quan trọng, cả con người và công nghệ đều không làm chúng ta thất vọng.
Bốn chiếc «Phantom» (Con ma) Mỹ bay trong đội hình, với đèn điều hướng, ở độ cao mà pháo phòng không Việt Nam không thể tiếp cận được. Họ bay tự tin vào sự bất khả xâm phạm. Vào lúc 14:40 ngày 24/7/1965, tên lửa của Liên Xô đã được khai hỏa - lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam. Trung đoàn của Mozhaev và Nguyễn Văn Thành bắn hạ 2 máy bay, đơn vị của Ilyins và Nguyễn Văn Ninh — 1 chiếc khác. Sĩ quan dẫn đường lập công đầu là các thượng úy Vyacheslav Konstantinov và Anatoly Bondarev, kíp dự phòng - thực tập sinh của họ là trung úy Lê Đình Thi và Phạm Trường Uy - Anh hùng tương lai của Lực lượng Vũ trang Việt Nam.
An E-2A Hawkeye of Air Early Warning Squadron (VAW) 114 and an F-4 Phantom II of Fighter Squadron (VF) 213 pictured in flight off the coast of Vietnam on 29 January 1968. R.L. Lawson 📷 Collection/NMNA pic.twitter.com/cbfMoZfJNY
— J.J. (@kadonkey) November 1, 2019
Họ đã phá hủy các máy bay thứ 399, 400 và 401 trong danh sách các máy bay Mỹ bị bắn hạ trên lãnh thổ Việt Nam kể từ khi Mỹ bắt đầu xâm lược nước cộng hòa.
Ngày chiến thắng đầu tiên được lấy làm ngày lễ truyền thống của lực lượng tên lửa phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vào giữa tháng 8, 4 cuộc phục kích đã được thực hiện tại các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Trung đoàn của Boris Mozhaev, người tham gia trận chiến đấu ra mắt, bắn hạ thêm 3 máy bay. Và đơn vị của Ivan Proskurnin bắn hạ 4 chiếc bằng 3 tên lửa! Do người Mỹ coi các khu vực phía nam lãnh thổ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là "thái ấp trên không", bay rất dày đặc. Vì vậy, một chiếc máy bay bị trúng mảnh vỡ từ tên lửa khác nhắm vào mục tiêu gần đó.
Sau đó, người Mỹ phải tạm dừng các chuyến bay ở khu vực phía nam của Bắc Việt Nam trong 2 tuần. Không tin vào khả năng cơ động cao của các hệ thống tên lửa, họ cho rằng các tên lửa phòng không tầm xa của Liên Xô được bố trí gần Hà Nội.
Hai "pháo đài bay chiến lược B-52" đầu tiên cũng bị tên lửa Việt Nam bắn hạ ở phía bắc vĩ tuyến 17, vào tháng 2 năm 1967.
Ai sẽ thắng? "Dvina" Liên Xô chống lại "Shrike" Mỹ
Tuy nhiên, vào cuối năm 1967, máy bay Mỹ trong hầu hết các trường hợp trở nên bất khả xâm phạm đối với tên lửa. Hơn nữa, tên lửa từ máy bay Mỹ bắt đầu tấn công chính xác các hệ thống tên lửa phòng không trên mặt đất của Liên Xô.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Moskva, tiền thân của Sputnik, thiếu tướng Alexander Stuchilov, chuyên gia phòng không cao cấp Liên Xô tại Việt Nam vào cuối những năm 1960, cho biết:
«Trong cuộc chiến Ả Rập - Israel vào mùa hè năm 1967, người Israel đã chiếm được một số hệ thống tên lửa Liên Xô phục vụ trong quân đội Ai Cập cùng loại với những chiếc được cung cấp cho Việt Nam. Các chuyên gia Mỹ nghiên cứu cẩn thận, tìm ra cách can thiệp vào hệ thống dẫn đường. Ngoài ra, người Mỹ bắt đầu sử dụng tên lửa chống radar Shrike với đầu đạn thụ động. Khi phi công Mỹ phát hiện ra chùm tia radar của tên lửa từ mặt đất, anh ta sẽ phóng Shrike. Tên lửa này đi chính xác dọc theo chùm tia và đánh trúng ăng-ten của hệ thống tên lửa. Vì vậy, tên lửa của chúng tôi ở Việt Nam đã bị "mù", nhưng chỉ trong vài ngày. Một nhóm các chuyên gia quân sự từ Moskva khẩn trương đến giúp đỡ. Bằng nỗ lực chung, hàng loạt các biện pháp được áp dụng và triển khai hiệu chỉnh lại các tên lửa trong quân đội nhân dân Việt Nam, chống lại chiến thuật mới của Mỹ chế áp các hệ thống phòng không.
Bây giờ, khi máy bay Mỹ bắn Shrike nương theo chùm tia radar từ mặt đất, các chuyên gia Liên Xô quay chùm tia đi hướng khác, tắt trạm dẫn đường. Kết quả là Shrikes rơi cách vị trí tên lửa 3 hoặc 4 km. Một kế hoạch "mồi bẫy" cũng được đưa ra — dùng một máy phát lệnh vô tuyến điều khiển tên lửa mà không phóng đạn, khiến phi công Mỹ hiểu lầm. Nhận được tín hiệu như vậy trên radio dường như có một quả đạn phóng lên - các phi công lập tức bắt đầu thực hiện các thao tác chống tên lửa, do đó hiệu quả hoạt động của họ đối với các mục tiêu thực sự bị giảm mạnh. Tất cả điều này làm tăng đáng kể hiệu suất chống máy bay địch. Nếu vào cuối năm 1967, khi các hệ thống tên lửa phòng không thực sự khó khăn trước sự can thiệp của Mỹ - mức tiêu thụ đạn trên mỗi máy bay bị bắn hạ là 9-10 quả, thì mức tiêu thụ trong năm 1968 là 4-5 đạn tên lửa cho mỗi máy bay bị bắn hạ, và kéo dài ở mức độ đó cho đến khi kết thúc chiến tranh».
Anh hùng chiến tranh
Thiếu tá Fyodor Ilinykh trở thành bậc thầy về phục kích ở Việt Nam. Nhóm trắc thủ do ông đứng đầu đã trải qua 18 trận chiến đấu, bắn hạ 24 máy bay Mỹ.
Thiếu tá Tereshchenko chiến đấu 11 trận và bắn hạ 10 máy bay. Thiếu tá Ryzhikh bắn hạ 8 chiếc trong 9 trận. Đại úy Bogdanov đã hạ 8 máy bay Mỹ trong 10 trận.
Cho đến tháng 5 năm 1966, những người lính Liên Xô hoàn toàn điều khiển tên lửa bắn máy bay Mỹ. Quân nhân Việt Nam ở bên cạnh là những người phụ tá. Các trung tâm huấn luyện trên lãnh thổ Liên Xô cũng góp phần quan trọng trong việc huấn luyện nhân sự tên lửa cho Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Chỉ riêng trong năm 1966-1967, 5 trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam với tổng số khoảng 3 ngàn người đã được huấn luyện tại đây.
Kể từ mùa hè năm 1966, các sĩ quan Trần Sanh, Phạm Trường Huy, Nguyễn Xuân Đại đã trở thành những anh hùng thực sự của cuộc chiến tên lửa. Đơn vị do Trần Sanh chỉ huy đã bắn hạ 196 máy bay địch. Đơn vị của thượng úy Phạm Trương Huy - 43 máy bay, đơn vị thượng úy Nguyễn Xuân Đại — 40 chiếc.
Chỉ trong tháng 10 năm 1967, các trắc thủ tên lửa Việt Nam trong 212 trận chiến bắn hạ 88 máy bay Mỹ và bắn hỏng 33 chiếc khác.
Từ tháng 4/1965 đến cuối năm 1972, 95 hệ thống tên lửa phòng không và 7658 quả đạn tên lửa được Liên Xô chuyển đến Việt Nam.
Trong năm 1972 - năm cuối cùng của chiến tranh phá hoại, 421 máy bay Mỹ bị bắn hạ bằng 2059 quả đạn. Các lực lượng tên lửa phòng không chiến đấu hiệu quả trong vụ đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội. Họ bắn hạ 54 máy bay Mỹ, trong đó có 31 máy bay ném bom chiến lược B-52, mỗi chiếc mang theo 25 tấn bom có thể phá hủy tất cả các sinh vật sống và công trình trên một khu vực tương đương với 30 bóng đá. Để so sánh, pháo phòng không bắn hạ 20 máy bay trong cùng thời kỳ, và không quân tiêm kích - 7 chiếc, trong đó có 2 chiếc B-52.
North Vietnam, particularly #Hanoi, suffered daily #USAF conducted massive aerial carpet bombings, millions of civilians were killed and made homeless. Life was hard for the civilians.
— johnnyho (@johnnyh92539958) February 26, 2019
The 1972 “Christmas bombings” were the most heavy bombings in the history of mankind. pic.twitter.com/lnvxtrDnH4
Đại tướng Võ Nguyên Giáp lưu ý vào năm 1973 với lý do chính đáng cho rằng chiến thắng của lực lượng tên lửa phòng không trên bầu trời Hà Nội cũng là một chiến thắng chính trị, vì nếu không có nó, người Mỹ khó có thể đồng ý ký thỏa thuận chấm dứt chiến sự ở Paris.
Tổng cộng, từ tháng 07 năm 1965 cho đến khi kết thúc chiến tranh, bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam bắn hạ gần 1300 máy bay địch, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược.
Tại nước Nga thời hậu Xô viết, năm 2005, một bộ phim tài liệu đã được thực hiện về những người lính tên lửa bảo vệ Việt Nam. Các sĩ quan Việt Nam trong bộ phim, nhất trí cho rằng tên lửa Liên Xô vượt qua các bài kiểm tra thực chiến một cách trung thực nhất. Tình bạn giữa những người lính Việt Nam và Nga, được sinh ra trong những năm đó và tiếp tục cho đến ngày nay.
Kỷ niệm 55 năm ngày sinh của lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam, người ta không thể không nhớ rằng, chỉ 15 năm sau cũng vào ngày này - 24 tháng 7 theo giờ Hà Nội, trên một tên lửa cũng của Liên Xô, công dân Việt Nam đầu tiên – phi công Phạm Tuân - đã cất cánh bay vào vũ trụ.