Những ai không được tiêm chủng ngừa coronavirus?
"Chống chỉ định: mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin hoặc vắc-xin có chứa các thành phần tương tự; tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng; các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm cấp tính, đợt cấp của các bệnh mãn tính. Trong trường hợp này việc tiêm chủng được thực hiện từ hai đến bốn tuần sau khi hồi phục hoặc thuyên giảm. Đối với các thể bệnh đường hô hấp nhẹ, các bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường tiêu hóa, việc tiêm phòng được thực hiện sau khi nhiệt độ trở lại bình thường ”, - tài liệu cho biết.
Thuốc chủng ngừa cần được sử dụng thận trọng đối với những người bị mắc các bệnh gan và thận mãn tính, rối loạn nghiêm trọng của hệ thống nội tiết (đái tháo đường), các bệnh nặng của hệ thống tạo máu, động kinh, đột quỵ và các bệnh khác của hệ thần kinh trung ương, các bệnh về hệ tim mạch, suy giảm miễn dịch nguyên phát và thứ cấp, bệnh tự miễn , bệnh phổi, hen suyễn, cũng như ở bệnh nhân tiểu đường và hội chứng chuyển hóa, có phản ứng dị ứng và bệnh chàm, được nêu rõ trong hướng dẫn.
Phụ nữ đang có thai hay cho con bú cấm không được tiêm chủng ngừa virus corona.
Vaccine ngừa coronavirus đầu tiên trên thế giới
Trước đó, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới có chức năng phòng ngừa lây nhiễm coronavirus mới (COVID-19), là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên N.F. Gamaleya cùng với Quỹ Đầu tư Nga trực tiếp (RDIF) phối hợp điều chế. Vaccine mới được đặt tên là «Sputnik V».
Ông Kirill Dmitriev đứng đầu RDIF cho biết hiện tại Quỹ đã nhận được đơn đăng ký từ hơn 20 quốc gia đặt mua một tỷ liều vaccine Nga ngừa coronavirus, là vaccine đầu tiên trên thế giới. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng Nga đã thoả thuận về việc sản xuất vaccine ở 5 nước có năng lực cho phép sản xuất 500 triệu liều mỗi năm.
Đọc thêm: