Bom nổ chậm: Việt Nam siết chặt quản lý thủy điện sau thảm họa lũ lụt miền Trung

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNĐại biểu Quốc hội dự phiên họp.
Đại biểu Quốc hội dự phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
ĐBQH Việt Nam lo lắng về đại dịch Covid-19, thủy điện vừa và nhỏ “như quả bom nổ chậm”, việc để mất rừng tự nhiên, mất thảm thực vật che phủ, thời tiết diễn biến dị thường, mưa lũ, sạt lở, thiên tai khiến miền Trung Việt Nam đã phải chịu bao đau thương. Đất nước, người dân Việt Nam phải xót xa.

Việt Nam không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định Bộ Công Thương sẽ làm việc với các cơ quan, đánh giá cụ thể, tham mưu Chính phủ tiếp tục siết chặt quản lý việc phát triển thủy điện, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường, thiên nhiên và dân sinh.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam lo về hậu quả của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lũ

Tiếp tục chương trình làm việc chiều ngày 4/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận ở Hội trường về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ gây ra tại Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm, cứu nạn - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại Quảng Bình

Năm 2020 là một năm khó khăn, Việt Nam đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề chưa từng có do dịch bệnh, thiên tai khó lường. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, sáng tạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Việt Nam đã vượt qua khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng và khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực hoạt động.

Thảo luận tại nghị trường, các đại biểu đều có chung nhận định rằng hậu quả do thiên tai, dịch bệnh gây ra sẽ còn ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến kinh tế Việt Nam. Do đó, Chính phủ cần tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu để làm giảm các thiệt hại do thiên tai gây ra và sớm ổn định cuộc sống của người dân.

Điển hình như đại biểu Phạm Thị Thu Trang (đoàn Quảng Ngãi) nhấn mạnh việc chỉ đạo việc hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ phân bổ kịp thời ngân sách năm 2020-2021 nhu yếu phẩm, thuốc phòng dịch bệnh, vật tư cho các tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng do ngập úng bão lũ. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường chỉ đạo quyết liệt nhằm ứng phó với các cơn bão thiên tai trong những tháng mùa mưa cuối năm nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNĐại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Phạm Thị Thu Trang phát biểu.
Bom nổ chậm: Việt Nam siết chặt quản lý thủy điện sau thảm họa lũ lụt miền Trung - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi Phạm Thị Thu Trang phát biểu.

Vấn đề tiếp theo theo bà Phạm Thị Thu Trang là chỉ đạo phân tích đánh giá và công bố thông tin chính thống về những nguyên nhân khách quan, chủ quan về biến đổi khí hậu thời tiết rất phức tạp và khắc nghiệt như hiện nay.

Đập Tam Hiệp - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia đánh giá tác động lũ lụt với nhà máy thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới
“Điều này sẽ khắc phục những luồng thông thông tin còn khác nhau chưa thống nhất trong nhận định các nguyên nhân gây nên hậu quả nghiêm trọng, sạt lở núi, bờ biển ngập lụt trong thời gian vừa qua”, nữ ĐBQH bày tỏ.

Trong khi đó, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) bày tỏ sự lo lắng về đại dịch Covid-19 và của thiên tai, bão lũ làm ảnh hưởng mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.

“Đối với việc khắc phục bão lũ, sạt lở ở Miền Trung, theo tôi ngoài việc bổ sung ngân sách, tập trung khắc phục hậu quả cần phân tích, đánh giá nguyên nhân, có chiến lược giải pháp căn cơ, lâu dài trong quy hoạch lại dân cư, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực để đảm bảo để phòng, tránh thiên tai bão lũ, chống sạt lở”, ĐBQH Nguyễn Thị Yến nêu.

Về phần mình, đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn Vĩnh Phúc kiến nghị về các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là tập trung nguồn lực xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ cứu trợ người dân vùng bị thiệt hại bão lũ, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống để tiếp tục sản xuất kinh doanh như tái định cư, nhà ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất, giống và vốn.

“Nhà nước cần thiết phải đầu tư mua sắm phương tiện máy móc, trang thiết bị dự trữ quốc gia để đáp ứng nhu cầu ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra trong bất cứ tình huống nào tránh tình trạng sau nhiều ngày xảy ra sự cố vẫn không tiếp cận ứng cứu kịp thời đối với các vùng, khu vực”, ông Trần Văn Tiến nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu những mặt hạn chế và tích cực của thuỷ điện

Giải trình báo cáo tại diễn đàn Quốc hội hôm nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu nhiều vấn đề phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

Lực lượng công binh phá khối bê tông cốt thép lớn tại vị trí sạt lở vui lấp các công nhân - Sputnik Việt Nam
Vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 5

Theo đồng chí Bộ trưởng, liên quan đến thủy điện, hiện nay trên Việt Nam có 429 đập thủy điện và các công trình thủy điện ở các quy mô khác nhau với dung tích trữ nước khoảng 56 tỷ m3 và đóng công suất khoảng 20.000 MW, chiếm 37 % công suất phát của đất nước.

Người đứng đầu Bộ Công Thương khẳng định đây là một nguồn năng lượng rất quan trọng do Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng nhập khẩu và hiện nay năng lượng sơ cấp của chúng ta đã gần hết.

“Thủy điện là một nguồn năng lượng tái tạo rất quan trọng và có mức độ ô nhiễm ít, độ phát thải khí nhà kính gần như không có”, Bộ trưởng nêu ưu điểm của phát triển thủy điện tại Việt Nam.

Theo lời Tư lệnh Bộ Công Thương, việc phát triển thủy điện gồm cả những mặt tích cực và có cả những mặt hạn chế, tùy thuộc vào quản lý và các chính sách để xử lý các vấn đề liên quan. Theo đó, nguồn điện từ thủy điện giúp phát triển các khu vực kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như tiếp tục đóng góp vào trong phát triển của hệ thống điện, năng lượng điện của hạ tầng điện của cả nước. Thủy điện cũng có tác dụng tích nước và tùy thuộc vào công suất nó có thể cắt giảm lũ và điều tiết lũ cũng như phục vụ cho nhu cầu phát triển khác.

Đề cập đến những tác động tiêu cực do thủy điện, đặc biệt là những tác động đến môi trường đất, nước và khí hậu cũng như đời sống dân sinh, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh điều này tùy thuộc vào cách thức của con người trong khai thác những nguồn lực của thiên nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên.

“Tùy thuộc cách thức con người trong khai thác nguồn thiên nhiên. Việc tác động dòng chảy, đất, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên là vấn đề. Cũng có chuyện thủy điện chiếm đất rừng tự nhiên, ảnh hưởng rừng đầu nguồn và chức năng của rừng trong phòng chống lũ bão”, Bộ trưởng thừa nhận.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Tiếp tục siết chặt quản lý thủy điện

Với phân tích này, người đứng đầu Bộ Công Thương khẳng định, thủy điện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, Chính phủ.

Theo đồng chí Trần Tuấn Anh, hàng năm đều có các cuộc kiểm tra, giám sát và báo cáo đầy đủ theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội để báo cáo Quốc hội về độ an toàn hồ đập, vận hành hệ thống, tham gia phòng chống thiên tai, phân cấp quản lý địa phương.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Hơn 400 dự án thủy điện nhỏ bị cắt giảm”
“Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư về việc kiểm soát chặt chẽ phát triển thủy điện, từ năm 2016, thực thi nhiệm vụ này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ, ngành đưa chỉ tiêu là tuyệt đối không bổ sung bất kỳ một dự án thủy điện nào cho dù là nhỏ hay lớn nếu sử dụng đến các diện tích đất rừng tự nhiên”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.

Thực tế, theo vị lãnh đạo, kể từ năm 2016 đến nay trong số các dự án thủy điện hoàn toàn không có một dự án thủy điện nào sử dụng đất rừng tự nhiên và diện tích chiếm dụng đất trên các dự án được bổ sung quy hoạch tổ chức triển khai trên thực tế đã giảm.

Nói về việc đánh giá hiệu quả của các dự án điện, nhất là các thủy điện nhỏ và vừa, trong giai đoạn này, Bộ trưởng cho hay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành đưa ra khỏi quy hoạch của các thủy điện 472 dự án. Có 8 dự án thủy điện bậc thang ở các lưu vực sông, 213 điểm tiềm năng cho phát triển thủy điện cũng được đưa ra khỏi quy hoạch của thủy điện để đảm bảo yêu cầu mới của phát triển.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVN Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Bom nổ chậm: Việt Nam siết chặt quản lý thủy điện sau thảm họa lũ lụt miền Trung - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
“Đó là những việc mà chúng ta đã làm rất nghiêm túc trong thời gian vừa qua”, ông Anh nêu rõ.

Về vận hành thủy điện và an toàn hồ đập, ông Tuấn Anh nói hiện có nhiều quy định pháp lý liên quan điều chỉnh hoạt động thủy điện gắn bảo vệ phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập, phân cấp và phân rõ trách nhiệm, quy trình. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng thừa nhận, mặc dù các văn bản pháp lý được ban hành tương đối đầy đủ, nhưng cũng không tránh khỏi chuyện một số địa phương thực thi còn bất cập, thực hiện chưa nghiêm.

Ông Trần Tuấn Anh nêu ra ví dụ tại thủy điện Hố Hô năm 2016 ở đầu nhiệm kỳ đã để xảy ra câu chuyện xả lũ vượt quá mức gây ra ngập lụt hạ du. Các cơ quan chức năng đã xử lý rất kiên quyết. Về câu chuyện thủy điện ảnh hưởng như thế nào đến ngập lụt cũng như là những nguy cơ sạt lở đất, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho hay ông có tham gia cùng đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ hai lần đi thăm, làm việc tại Quảng Bình, chống lũ lụt và bão cũng như chuyến công tác mới đây tại Quảng Nam, Quảng Ngãi.

“Qua khảo sát thực tế theo báo cáo của các địa phương và đánh giá của các nhà chuyên môn và của cơ quan chức năng thì trước mắt chúng ta phải khẳng định rằng, những câu chuyện sạt lở đất gây ra những tổn hại rất nghiêm trọng về người và của chúng ta tại Quảng Trị, Huế, Quảng Nam đều gắn chặt với yếu tố là tính dị thường, cực đoan của thời tiết”, Bộ trưởng nói.

Điển hình như lượng mưa trong cơn bão số 9 tại Quảng Bình, Quảng Trị cũng như của Quảng Nam, Quảng Ngãi có tác động đến cấu tạo địa chất cũng như các điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương và đã gây ra sụt lở rất nghiêm trọng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu xem bản đồ chỉ huy cứu hộ, cứu nạn tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, Quảng Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp bàn giải pháp khắc phục hậu quả bão số 9
“Chúng ta phải xác định câu chuyện để đối phó với ứng phó thiên tai, bão lũ là một câu chuyện mới và chúng ta phải đặt công tác nghiên cứu khoa học và đưa ra những cảnh báo một cách cụ thể hơn nữa”, ông Trần Tuấn Anh khẳng định.

Người đứng đầu Bộ Công Thương không phủ nhận việc để mất rừng đầu nguồn, mất đi thảm thực vật địa chất có tác động rất lớn của con người thông qua các dự án thủy điện cũng như các dự án khác, tuy nhiên, Bộ trưởng đề nghị, trước những diễn biến dị thường của thời tiết, cần ứng phó và đưa ra cảnh báo sớm, sát hơn, lập bản đồ cảnh báo sạt lở. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ tiếp thu các ý kiến của ĐBQH về những vấn đề liên quan đến thủy điện và tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước để đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội cũng như phòng, chống thiên tai và giảm bớt những thiệt hại.

“Tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với các địa phương, các bộ, ngành để nghiên cứu cụ thể, đánh giá về những mặt còn hạn chế và những mặt tích cực để từ đó có tham mưu chính sách với Chính phủ để tiếp tục siết chặt quản lý trong phát triển, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực nếu có, đồng thời tiếp tục khai thác tốt nguồn tài nguyên của đất nước”, ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Việt Nam không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển

Đáng chú ý, sau phần giải trình của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn về thủy điện, tác động của thủy điện tới môi trường, nhiều đại biểu đã xin tranh luận. Trong đó, quan điểm của hai ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Dương Trung Quốc là rất đáng chú ý.

Ảnh hưởng bão số 9 gây sóng lớn xâm thực vào bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. - Sputnik Việt Nam
Bão số 9 gây mưa rất to gió giật ở Trung Bộ

Tại nghị trường, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) nhận định, bản thân ông đồng tình với Bộ trưởng một điều rằng, thủy điện có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và cũng đồng tình rằng thủy điện đúng là có tính hai mặt.

“Tuy nhiên thì đến bây giờ chúng ta lấy thước đo nào để khẳng định rằng có mặt tốt là ưu việt còn mặt xấu chỉ là tạm thời?”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu câu hỏi.

Ông Lưu Bình Nhưỡng phân tích, trải qua những vấn đề vừa qua thì người dân không biết đâu nhưng cứ nhìn thấy thiệt hại vô cùng to lớn.

Nhãn tiền xót xa không thể tính toán được. Bộ trưởng cũng nói không phá rừng tự nhiên, có rừng nghèo kiệt và đặc biệt có chỉ đạo đầy đủ nhưng chúng ta biết rồi, đôi khi Trung ương, thậm chí kể cả địa phương chỉ đạo nhưng các đơn vị cũng không thực hiện.

Cho rằng dù đã bỏ nhiều dự án thủy điện khỏi quy hoạch nhưng theo đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, phải nói rằng đây là dự án nhìn thấy rõ nguy cơ. Tất cả các dự án điện nói chung và dự án thủy điện đều có tiềm năng nguy cơ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm hỏi và tặng quà các thầy cô giáo và học sinh Trường THCS Thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát các tỉnh miền Trung chịu thiệt hại do bão số 9

Ông Nhưỡng nhấn mạnh, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng về năng lượng xanh, năng lượng sạch. Bây giờ điện gió, điện mặt trời, điện tái tạo có rất nhiều tiềm năng để có thể thay thế. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quốc hội đều thống nhất cùng quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy sự phát triển và đã từng có kế hoạch đóng cửa rừng.

“Vậy thì chúng ta hãy thực hiện đúng phương châm này trước khi đánh giá lại tất cả các vấn đề thì chúng ta kiểm nghiệm lại. Tôi không chống lại làm thủy điện nhưng phải làm thế nào để đất nước không thấy xót xa, không thấy thiệt thòi”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn nêu quan điểm.

Trong khi đó, đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho rằng, bàn cái lợi, cái hại của thủy điện nhỏ tức chỉ mới bàn chuyện ngày hôm nay, nhưng khi đã hết khấu hao, huy động không còn hiệu quả kinh tế thì tất cả những công trình xây dựng ở vùng sâu núi thẳm này sẽ là “quả bom nổ chậm”.

“Nguồn tài lực nào, nhân lực nào để dỡ bỏ? Vì thế, bây giờ chúng ta xây dựng phải thấy được kết cục đó như thế nào? Đại biểu nêu vấn đề và cho rằng: Chắc chắn sẽ là di sản sau này thế hệ con cháu chúng ta phải lo”, ông Quốc trăn trở.

Theo vị ĐBQH, cũng như một số nguồn năng lượng, nguồn điện sạch, tái tạo hiện nay, hàng vạn m2 điện mặt trời khi trở thành rác, không sử dụng sẽ thành nguồn gây ô nhiễm, gây hại. Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị ngay từ bây giờ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có chế tài để huy động nguồn lực giải quyết hài hòa các tác động.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала