"Chúng tôi đã tìm cách vượt mặt Nga". Dự án của Lầu Năm Góc nhằm mục đích gì?

Đăng ký
Hoa Kỳ quyết định phát triển ngành năng lượng hạt nhân theo hướng quân sự. Trong những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống, Donald Trump đã ký sắc lệnh thúc đẩy "Các lò phản ứng mô-đun nhỏ cho Quốc phòng và Thám hiểm Không gian". Lần đầu tiên sau nửa thế kỷ, Hoa Kỳ sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân không chỉ trong Hải quân.

Washington muốn có các lò phản ứng nhỏ gọn mới để làm gì?

Nguồn dự trữ

Nhờ các lò phản ứng hạt nhân, các tàu chiến lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ - cả tàu chiến nổi và tàu ngầm - có thể ở trên biển trong thời gian gần như không giới hạn. Các quốc gia khác cũng đang sử dụng năng lượng hạt nhân trên các tàu lớn. Ví dụ, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp trang bị động cơ bằng các lò phản ứng hạt nhân. Nga có tàu tuần dương tên lửa hạng nặng chạy bằng động cơ hạt nhân Pyotr Velikiy. Trung Quốc cũng có hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

Cần phải nhắc đến các tàu phá băng hạt nhân của Nga. Nhưng, các tàu phá băng phi quân sự sử dụng năng lượng hạt nhân để đáp ứng những điều kiện cụ thể. Để phá vỡ lớp băng dài nhiều mét ở vùng Bắc Cực và đảm bảo hàng hải ở các vĩ độ cao, cần phải có động cơ rất mạnh chạy bằng năng lượng hạt.

Tuy nhiên, Hải quân Mỹ vẫn có số lượng tàu chiến hạt nhân lớn hơn. Và người Mỹ sẽ không dừng lại ở đó. Họ đang nhắm đến các lò phản ứng siêu nhỏ.

Phóng tên lửa Tomahawk từ tàu USS Cape St. George - Sputnik Việt Nam
Cách Mỹ đáp trả khi Nga có tên lửa Kalibr: Những tính năng kỹ chiến thuật mới của Tomahawk
"Bộ Quốc phòng sẽ thiết lập và thực hiện một kế hoạch nhằm trình diễn một lò phản ứng siêu nhỏ tại một cơ sở quân sự trong nước... Những nguồn năng lượng như vậy là không thể thiếu để khám phá không gian sâu hơn, nơi không thể sử dụng năng lượng mặt trời, cũng như trong lĩnh vực quốc phòng", - dịch vụ báo chí của Nhà Trắng đưa tin.

Theo trang tin tức Defensenews.com, ở đây đang nói về nguồn điện dự phòng tại các căn cứ quân sự. Nếu cơ sở quân sự mất nguồn điện chính, lò phản ứng cỡ nhỏ sẽ cung cấp điện cho các thiết bị quan trọng.

Chinh phục không gian vũ trụ

Brian Weeden, chuyên gia về an ninh không gian tại tổ chức phi lợi nhuận Secure World Foundation, nhắc nhở rằng, các chuyến bay dài ngày, bao gồm cả các chuyến bay có người lái đến Mặt trăng, sao Hỏa và các hành tinh khác, không thể thiếu năng lượng hạt nhân. Trong tương lai, những nguồn năng lượng đáng tin cậy sẽ được sử dụng trên những thuộc địa không gian đầu tiên của người trái đất trên các hành tinh khác. Và giải pháp tối ưu nhất là lò phản ứng hạt nhân. Một số chuyên gia cho rằng, các lò phản ứng siêu nhỏ cũng có thể được sử dụng trên các nền tảng vũ khí quỹ đạo. Về nguyên tắc, điều này rất phù hợp với học thuyết của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc" cho biết:

“Theo tôi, người Mỹ cần điều này chủ yếu cho các mục đích không gian. Có những loại lò phản ứng hạt nhân phát điện khác nhau. Thứ nhất, đây là một thiết bị phát sinh năng lượng nhiệt, với các thanh điều khiển để kiểm soát tốc độ phân hạch của uran. Thứ hai, đây là các nguồn năng lượng hạt nhân đồng vị, được sử dụng trong vệ tinh, đèn hiệu vô tuyến và trạm thời tiết. Các lò phản ứng như vậy không mạnh lắm, nhưng chúng không tạo ra nhiều chất thải phóng xạ”.

Theo chuyên gia Murakhovsky, cho đến nay trên thế giới chưa có quốc gia nào chế tạo được lò phản ứng cỡ nhỏ sử dụng các chất có khả năng phân hạch để trang bị cho máy bay có người lái, tàu nhỏ hoặc phương tiện trên bộ. Đồng thời, chuyên gia nghi ngờ rằng người Mỹ muốn tạo ra thứ gì đó tương tự như tên lửa hành trình liên lục địa Burevestnik hoặc thiết bị không người lái hoạt động ngầm dưới nước Poseidon của Nga.

Máy bay F-15EX - Sputnik Việt Nam
"Chúng ta đang đánh mất dần máy bay!" Điều gì đã xảy ra với hàng không quân sự Mỹ

Ông giải thích:

“Các hệ thống này được thiết kế cho mục đích cụ thể - đây là thứ vũ khí nhất định của đòn tấn công trả đũa nếu kẻ xâm lược phát động chiến tranh hạt nhân. Và Hoa Kỳ vốn có đủ vũ khí phù hợp hơn cho các mục đích của họ".

Vấn đề bức xạ là trở ngại chính trên con đường phát triển các loại thiết bị có người lái

Trong những năm 1950, các chuyên gia Mỹ đã phát triển lò phản ứng hạt nhân để cung cấp năng lượng cho động cơ máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa. Một capsule bảo vệ nặng 12 tấn đã được lắp đặt trong mũi máy bay NB-36H. Còn lò phản ứng neutron nhanh nặng 16 tấn với công suất làm mát không khí 1 MW nằm trong khoang chứa bom. Chiếc máy bay thử nghiệm đã thực hiện 47 chuyến bay.

Ý tưởng chế tạo ra chiếc máy bay có khả năng lơ lửng một chỗ trên không trong vài ngày mà không cần tiếp nhiên liệu trông rất hấp dẫn. Tuy nhiên, máy bay kiểu này có quá nhiều khuyết điểm. Thứ nhất, chiếc máy bay như vậy, trên thực tế, là quả bom "bẩn" có thể tự rơi. Thứ hai, ô nhiễm phóng xạ không khí xung quanh. Thứ ba, phi hành đoàn dù có bảo vệ nhưng vẫn bị chiếu xạ quá liều. Sự phát triển của các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đã đặt dấu chấm hết cho "máy bay nguyên tử".

Mỹ đã cố gắng lắp đặt lò phản ứng hạt nhân trên xe tăng. Các chuyên gia đã tạo ra mô hình kích thước thật. Chiếc xe tăng này được điều khiển bằng động cơ hơi nước, nhiệt được cung cấp bởi một lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ. Nhưng, quân đội coi phương tiện chiến đấu này quá phức tạp và nguy hiểm đối với kíp lái, đồng thời không đủ khả năng chiến đấu. Vào năm 1956, dự án đã bị đóng cửa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала