Tình hình Myanmar căng thẳng: Việt Nam nói gì tại Liên Hợp Quốc?

© REUTERS / STRINGERYangon, Myanmar
Yangon, Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Đăng ký
Phát biểu tại Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định, Việt Nam theo dõi sát các diễn biến mới nhất tình hình ở Myanmar sau đảo chính quân sự và bắt giữ cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo Đảng NLD.

Việt Nam đồng thời cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng các bên tiếp tục hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar, theo nguyện vọng và lợi ích của người dân. Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn Myanmar sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước.

Tình hình Myanmar căng thẳng: Hội đồng Nhân quyền LHQ họp phiên đặc biệt

Như đã thông tin, liên quan đến diễn biến căng thẳng tại Myanmar, cuối tuần qua, Hội đồng nhân quyền (Human Rights Council) của LHQ đã tổ chức Phiên họp đặc biệt lần thứ 29 theo hình thức trực tuyến nhằm thảo luận và tìm giải pháp ổn định tình hình ở Myanmar sau đảo chính quân sự.

© AFP 2023 / Fabrice CoffriniHội đồng nhân quyền (Human Rights Council) của LHQ
Tình hình Myanmar căng thẳng: Việt Nam nói gì tại Liên Hợp Quốc? - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Hội đồng nhân quyền (Human Rights Council) của LHQ

Có thể khẳng định, trong bối cảnh đảo chính quân sự và tình hình căng thẳng tại Myanmar, sau vụ bắt giữ cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng nhiều lãnh đạo Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ NLD, việc Hội đồng Nhân quyền LHQ đã tổ chức Phiên họp đặc biệt lần này là việc làm cấp thiết.

Các nhân viên cảnh sát chờ đợi các cuộc biểu tình chống đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 4 tháng 2 năm 2021. REUTERS / Stringer - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2021
Quân đội Myanmar ân xá hơn 23 nghìn tù nhân

Theo đó, ngày 12/2/2021 vừa qua, trên cơ sở đề xuất cấp bách của Liên minh châu Âu (EU) và Vương Quốc Anh về tình hình nhân quyền tại Myanmar, tại Geneva (Thụy Sĩ), Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc (HĐNQ) đã tiến hành Phiên họp đặc biệt lần thứ 29.

Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền lần này diễn ra theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) bà Nada Al-Nashif.

Tại phiên họp lần thứ 29 này cũng có sự góp mặt và nêu ý kiến phát biểu của các đại diện nhiều nước thành viên LHQ, nhiều tổ chức quốc tế, đại diện 30/47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền, 37 quốc gia quan sát viên, Quỹ Nhi đồng LHQ UNICEF và một số tổ chức quốc tế phi chính phủ khác.

Việt Nam lên tiếng về tình hình Myanmar tại Liên Hợp Quốc

Tham dự Phiên họp đặc biệt lần thứ 29 này của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc về tình hình Myanmar có đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam – Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai.

Cuộc biểu tình chống lại cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2021
Ông Biden ký sắc lệnh trừng phạt Myanmar
Ngoài ra, trưởng phái đoàn đại diện cho nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tham dự và phát biểu tại Phiên họp đặc biệt.

Nhân dịp này, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sĩ phát biểu khẳng định Việt Nam rất quan tâm đến những diễn biến gần đây tại Myanmar.

“Là nước láng giềng và thành viên ASEAN, Việt Nam theo dõi sát các diễn biến tại Myanmar”, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định.

Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam nhấn mạnh, Hà Nội hy vọng Myanmar sẽ sớm ổn định tình hình để xây dựng và phát triển đất nước vì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực và tiếp tục đóng góp vào tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

“Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác phát triển tiếp tục hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp dân chủ tại Myanmar, phù hợp với mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar”, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tuyên bố.

Trước phát biểu này tại Hội đồng Nhân quyền LHQ, trong nhiều thông cáo báo chí, phát biểu đưa ra trước đây đề nghị nêu quan điểm về vấn đề Myanmar, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định Hà Nội mong muốn Yangon sẽ sớm ổn định tình hình để sớm đưa đất nước phát triển theo đúng mong muốn, ước vọng chính đáng của người dân Myanmar.

Các nước ASEAN kêu gọi đối thoại hòa bình, hòa giải

Trong bối cảnh căng thẳng ở Yangon, trước đó, lãnh đạo nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á khác cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại tình hình bất ổn ở Myanmar có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở ASEAN.

Lãnh đạo ASEAN cũng kêu gọi các bên ở Myanmar đối thoại hòa giải và sớm đưa tình hình đất nước trở lại bình thường.

Biểu tình chống đảo chính quân sự ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra ở Myanmar bất chấp lệnh cấm tụ tập của chính phủ

Đồng thời, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á kêu gọi kiên trì theo đuổi đối thoại hòa bình, hòa giải, phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar là lập trường chung của các quốc gia thành viên ASEAN đối với cuộc đảo chính quân sự và những diễn biến chính trường bất thường ở Myanmar thời gian qua.

Lãnh đạo nhiều nước Đông Nam Á cho rằng, những nguyên tắc quan trọng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á bao gồm tuân thủ các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người và các quyền tự do cần được tuân thủ.

Hôm 1 tháng 2, kế nhiệm Việt Nam - Brunei, nước Chủ tịch Luân phiên ASEAN 2021 đã kêu gọi đối thoại, hòa giải giữa các bên trước những nguy cơ diễn biến căng thẳng ở Myanmar.

Trong thông cáo mà nước Chủ tịch ASEAN phát đi, lãnh đạo Brunei nêu rõ các quốc gia ASEAN khuyến khích theo đuổi đối thoại, hòa giải và mong tình hình Myanmar sớm bình thường trở lại phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.

 Cảnh sát phun vòi rồng vào người biểu tình trong hoạt động phản đối ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Có 6 người bị thương trong cuộc biểu tình phản đối ở Myanmar

Chủ tịch ASEAN cũng khẳng định các quốc gia thành viên trong khu vực đều đang theo sát tình hình ở Myanmar và cùng nhau kêu gọi Myanmar thực hiện các mục đích và nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN.

“Sự ổn định chính trị ở các quốc gia thành viên là điều cần thiết để xây dựng một Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, Brunei, nước Chủ tịch ASEAN 2021 khẳng định.

Ngày 5/2 vừa qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Tan Sri Muhyiddin Yassin đã có cuộc trao đổi, kêu gọi một cuộc họp/hội nghị đặc biệt của đại diện các quốc gia thành viên ASEAN về tình hình tại Myanmar.

Lãnh đạo các nước đều khẳng định, bên cạnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á, những căng thẳng chính trị sau đảo chính quân sự ở Myanmar cũng là một trong những vấn đề ưu tiên cần sự hợp tác và đồng thuận của các quốc gia ASEAN khi Brunei hiện đang nắm vai trò nước Chủ tịch năm 2021.

Đảo chính ở Myanmar là “công việc nội bộ”?

Xuyên suốt Phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm 12/2, bên cạnh các ý kiến lên án các vi phạm và lạm dụng nhân quyền và quyền tự do cơ bản tại Myanmar, cũng có đại diện một số nước cho rằng, những gì đang diễn ra tại Myanmar là công việc nội bộ của nước này.

Thượng tướng Min Aung Hlaing phát biểu trước quốc dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Người đứng đầu chính phủ quân sự Myanmar phát biểu trước quốc dân

Những người ủng hộ quan điểm cho rằng đảo chính quân sự và căng thẳng ở Myanmar là “chuyện nội bộ của Yangon” nêu lập luận rằng, cộng đồng quốc tế, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và đoàn kết dân tộc của Myanmar, cần hỗ trợ các bên của Myanmar tiến hành đối thoại, hòa giải phù hợp với lợi ích của người dân Myanmar.

Cùng với đó, các bên cũng nhấn mạnh, Hội đồng Nhân quyền nên tập trung hỗ trợ giải quyết các vấn đề của Myanmar thay vì làm phức tạp tình hình.

“Người trong cuộc”, Đại sứ Myint Thu, Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh LHQ tại Geneva phát biểu trong phiên họp cho biết, trong bối cảnh có những diễn tiến bất thường hậu bầu cử và tình hình phức tạp tại Myanmar, quân đội quốc gia này đã buộc phải thực hiện trách nhiệm của mình phù hợp với Hiến pháp Myanmar.

Đại sứ Myint Thu báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền nêu rõ, ngày 1/2, tình trạng khẩn cấp ở Myanmar được công bố kéo dài một năm và các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước Myanmar được chuyển từ quyền Tổng thống trao cho Tổng tham mưu trưởng quân đội.

Đồng thời, Hội đồng hành chính nhà nước được thành lập ngày 2/2 với 16 thành viên, trong đó có 8 sĩ quan cao cấp của quân đội và 8 thành viên dân sự.

Cảnh sát trong cuộc biểu tình ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Myanmar đang bên bờ vực nội chiến?

Đại sự Myint Thu khẳng định Myanmar hiện đang phải đối mặt với những thách thức vô cùng phức tạp và đang trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, do đó, Myanmar mong muốn nhận được “sự thấu hiểu” của cộng đồng quốc tế và các bên cùng hợp tác với tinh thần mang tính xây dựng.

Đại diện quốc gia này cũng khẳng định Myanmar sẽ tiếp tục hợp tác với Liên Hợp quốc và ASEAN để đạt được hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững vì lợi ích của nhân dân Myanmar.

Trưởng Phái đoàn thường trực của Myanmar bên cạnh LHQ, Đại sứ Myint Thu cũng thẳng thắng nêu quan điểm với nguyên tắc vô tư, khách quan, đối thoại, phổ quát và hợp tác một cách xây dựng, việc Hội đồng Nhân quyền thông qua nghị quyết về một quốc gia cụ thể là “không thể chấp nhận được”,

“Myanmar không ủng hộ dự thảo Nghị quyết”, Đại sứ Myint Thu tuyên bố.
Bất đồng về nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền liên quan đến Myanmar

Tiến tới kết thúc phiên họp, theo đệ trình của Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu EU, các thành viên Hội đồng Nhân quyền (gồm 47 nước, trong đó có hai nước thành viên ASEAN là Indonesia và Philippines) đã thảo luận và thông qua Nghị quyết “Tình hình nhân quyền Myanmar trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại nước này” bằng đồng thuận.

Mặc dù vậy, trong phần phát biểu giải thích quyết định bỏ phiếu, nhiều nước lớn như Nga, Trung Quốc hay các quốc gia khác như Venezuela, Bolivia và Philippines tuyên bố không tham gia đồng thuận, không ủng hộ nghị quyết “Tình hình nhân quyền Myanmar trong bối cảnh khủng hoảng chính trị tại nước này”.

Cuộc biểu tình ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
Hàng chục nghìn người tham gia biểu tình ở Myanmar, cảnh sát dùng vòi rồng

Theo nội dung công bố, Nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ thể hiện sự quan ngại về cuộc đảo chính quân sự và các hành động vi phạm nhân quyền tại Myanmar.

Hội đồng Nhân quyền yêu cầu Cao ủy Nhân quyền theo dõi và đánh giá tình hình nhân quyền tại Myanmar, cập nhật cho Hội đồng Nhân quyền tại Khóa họp 47 HĐNQ (dự kiến diễn ra từ ngày 21/6-9/7/2021 tới đây).

Ngoài ra, Hội đồng Nhân quyền cũng yêu cầu báo cáo bằng văn bản một cách toàn diện về tình hình nhân quyền tại Myanmar tại Khóa họp 48 của Hội đồng (dự kiến diễn ra từ ngày 13/9-1/10/2021).

Trong thông cáo báo chí phát đi của Hội đồng Nhân quyền, biết báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về tình hình nhân quyền tại Myanmar Tom Andrews nhấn mạnh tất cả đều cần cùng nhau hành động để tìm được giải pháp cụ thể.

“Chúng ta cần nhiều thứ hơn thay vì chỉ đưa ra tuyên bố chung chung trên giấy tờ. Chúng ta cần có hành động thực sự thiết thực từ Liên Hợp Quốc”, báo cáo viên đặc biệt LHQ về nhân quyền tại Myanmar Tom Andrews nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала