«Công ty «Kronshtadt» đã chuẩn bị dự thảo thiết kế trên cơ sở sáng kiến về chế tạo tổ hợp khí cụ không người lái đa năng «Molniya» để sử dụng theo nhóm. Từ chiếc máy bay chở UAV, tổ hợp này sẽ được phóng đi theo từng đàn, chẳng hạn để đột phá mạng lưới phòng không của đối phương hoặc tiến hành chiến tranh điện tử theo nhóm, hiệp đồng tác chiến cùng với phi cơ có người lái. Cũng dự trù sử dụng các tổ hợp thiết bị như bom đạn có dẫn đường với độ chính xác cao riêng lẻ hoặc là thiết bị trinh sát chỉ định mục tiêu», - người đối thoại với cơ quan thông tấn cho biết.
Công việc phát triển dự án sẽ bắt đầu trong thời gian gần tới, nguồn tin cho biết thêm..
Tổ hợp này căn bản gồm các máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ, được chế tạo dưới dạng tên lửa hành trình, với thân kéo dài, động cơ phản lực và cánh gập.
Có thể sử dụng UAV mới ở đâu?
«Các khí cụ này có thể được sử dụng cùng với những phương tiện mang khác nhau như máy bay vận tải quân sự và máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân-Vũ trụ, có hệ thống giá treo bên ngoài và bên trong, kể cả từ khoang chứa hàng. Cụ thể, mỗi chiếc Su-57 sẽ có thể mang tới 8 khí cụ như vậy ở các khoang bên trong thân máy bay. Phương tiện mang UAV mới còn có thể là máy bay không người lái «Okhotnik», - nguồn tin giải thích.
Theo lời chuyên gia này, công ty «Kronstadt» đã xác định các đặc tính kỹ thuật-chiến thuật sơ bộ của bộ máy tổ hợp «Molniya», «tuy nhiên, trong khuôn khổ dự án thiết kế kỹ thuật vẫn có thể điều chỉnh».
«Hiện thời, dự kiến là một khí cụ của hệ thống sẽ có chiều dài 1,5 mét còn sải cánh đến 1,2 mét. Tốc độ lý thuyết của UAV trang bị động cơ phản lực là ở mức 600-700 km/giờ, khối lượng ước tính của phần đầu đạn hoặc trọng tải có ích là khoảng 5 -7 kg. Tầm hoạt động của UAV mới sẽ là vài trăm km», - chuyên gia tiết lộ.
Có thể ứng nghiệm những công nghệ nào?
Trong khâu chế tạo các máy bay không người lái mới sẽ sử dụng công nghệ tàng hình - stealth, hạ thấp tín hiệu nhiệt và radar khiến chúng khó nhận biết, trong đó có lớp phủ đặc biệt, vòi phun phẳng và khe hút gió nằm trên đỉnh phần thân thiết bị bay.
Cần nói thêm là công ty «Kronstadt» không bình luận gì về thông tin mà Sputnik nhận được từ nguồn này.
Mô hình khí cụ từ tổ hợp «Molniya» đã được giới thiệu hôm thứ Sáu tuần trước, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tới thăm nhà máy của công ty «Kronstadt».
«Гром», «Гелиос» и «Иноходец»: Сергея #Шойгу познакомили с новейшими разработками в области создания отечественных беспилотников на заводе «Кронштадт» в Москве https://t.co/ONrQXDLQ7z #СергейШойгу #БЛА #Беспилотники #Иноходец #Гром #Гелиос #ЗаводКронштадт pic.twitter.com/YhwpW70xoZ
— Минобороны России (@mod_russia) February 27, 2021
Lời đáp trả của Nga cho «Gremlins» của Mỹ
Ông Denis Fedutinov chuyên gia hàng đầu của Nga trong lĩnh vực khí cụ bay không người lái nói với Sputnik rằng hệ thống «Molniya» tập trung định hướng vào khái niệm sử dụng theo nhóm, tức là cả bầy đàn, và ở góc nhìn nào đó có thể xem là cách phản ứng đáp trả của Nga với chương trình «Gremlins» của Mỹ.
«Khái niệm này bao hàm việc sử dụng cùng lúc một nhóm gồm nhiều phương tiện bay không người lái với tải trọng mục tiêu khác nhau trên khoang - trinh sát, giáng đòn tấn công, tham chiến v.v…, trong đó mỗi phương tiện này đồng thời giải quyết một phần của nhiệm vụ tổng thể», - chuyên gia lưu ý.
Ông giải thích rằng hành động hiệu quả lớn nhất của một nhóm như vậy sẽ được đảm bảo nhờ sự tương tác giữa các UAV trong «đàn» với việc tự động phân chia nhiệm vụ trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng, kể cả tái cấu hình khi thay đổi thành phần bằng cách bổ sung hoặc tách «đàn» cho các phương tiện riêng lẻ.
Chẳng hạn, gia tăng triệt để số lượng UAV trong một nhóm sẽ cho phép tiến hành chiến đấu hiệu quả chống lại các phương tiện phòng không của đối phương nhờ thủ pháp gây bão hòa vùng không gian bằng số lượng mục tiêu vượt quá khả năng của cuộc chiến đồng thời để chống lại cả một «đàn».
«Như vậy sẽ cho phép bảo tồn nhiều tài sản giá trị lớn hơn như máy bay có người lái, cũng như dành các loại UAV tiên tiến và đắt tiền cho những nhiệm vụ khác», - chuyên gia nhận xét.
Ngoài ra, như chuyên gia lưu ý, việc sử dụng cả một đàn UAV mới có thể trở thành phương thức không mấy đắt giá mà vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiều loại nhiệm vụ chiến đấu, bao gồm chế áp pháo địch, hoạt động chống khủng bố, v.v… Theo lời ông Fedutinov, khả năng sinh động của cách tiếp cận như vậy có thể được duy trì nhờ giảm bớt chi phí cho từng UAV riêng lẻ tạo thành nhóm, cho phép sản xuất các phương tiện bay không người lái với số lượng hàng nghìn chiếc mà không phải chịu gánh nặng tốn phí đặc biệt.