Bao giờ Việt Nam bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng mới?

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng, Chủ nhiệm, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng (ngồi giữa) chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2021.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng (ngồi giữa) chủ trì Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Đăng ký
Ngoài vị trí Tổng Bí thư do đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã tái đắc cử, sắp tới, Quốc hội Việt Nam kiện toàn, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt khác như Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, thành viên Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội..

Theo đó, Việt Nam dự kiến sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt còn lại ở kỳ họp Quốc hội cuối cùng khóa XIV diễn ra vào cuối tháng 3, đầu tháng 4/2021 này.

Chiều 2/3, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 2 của Chính phủ Việt Nam, nhiều vấn đề nóng liên quan đến vụ khen thưởng 12 chiến sĩ công an trong đại án Trịnh Xuân Thanh, vụ án tại Tập đoàn Hoàn Cầu, sàn Forex, bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, con gái Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan…

Về vấn đề vaccine, Bộ Y tế cho biết Hải Dương sẽ là địa phương được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19. Đến cuối tháng 4 này, Việt Nam sẽ có thêm lô vaccine mới hàng triệu liều về, triển khai tiêm mở rộng hơn.

Bộ Nội vụ lên tiếng việc bổ nhiệm con gái Bí thư Vĩnh Phúc làm Phó Giám đốc Sở

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, dư luận hiện xôn xao, bàn tán sôi nổi xung quanh quyết định bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, con gái đương kim Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc làm Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan chúc mừng tập thể lãnh đạo Sở Y tế Vĩnh Phúc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Học Trung Quốc về, con gái Bí thư Vĩnh Phúc tài giỏi thế nào mà thăng tiến thần tốc thế?

Về vấn đề này, tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 2/3, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng xác nhận, thời gian qua, báo chí và dư luận xã hội nói chung rất quan tâm đến các trường hợp cán bộ trẻ, nhất là nguồn nhân lực trẻ là con cháu, người thân của các cán bộ, lãnh đạo.

Bản thân Thứ trưởng Thăng đã nắm được thông tin và chỉ đạo Vụ Công chức, Viên chức, Bộ Nội vụ tìm hiểu rõ thông tin để báo cáo lãnh đạo Bộ.

“Ngày hôm qua, tôi có xem trên mạng, thông tin này nhiều người đăng, tôi đã liên hệ Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc và chỉ đạo Vụ Công chức, Viên chức để nghe báo cáo sơ bộ”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng thông tin cho biết, cá nhân ông cũng đã trao đổi Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc và được báo cáo rằng, sau Đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh đã có chương trình làm việc toàn khóa trong đó có việc kiện toàn nhân sự sau Đại hội theo các quy định của Đảng, tham gia cấp ủy bao gồm cơ cấu về tuổi tác và giới tính.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch triển khai công tác nhân sự, theo đó, dự kiến sẽ bổ nhiệm tập trung 10-15 người, trong đó có 6 cán bộ nữ, 8 cán bộ trẻ.

“Riêng trường hợp bà Trần Huyền Trang, theo báo cáo của tỉnh Vĩnh Phúc thì không phải trường hợp cá biệt”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh.

Trao đổi về ý kiến của Bộ Nội vụ liên quan đến vụ bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng khẳng định, quy trình thủ tục, quy định khi làm bổ nhiệm nhân sự phải đủ 5 bước.

“Tinh thần chung là chúng ta phải làm đúng quy định của Đảng và pháp luật”, đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ nói.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, Đảng có quy định 105/2017 về phân cấp quản lý cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử. Văn bản này quy định Phó giám đốc Sở thuộc thẩm quyền của tỉnh bổ nhiệm, sắp xếp.

Về quy định của pháp luật, Nghị định 24 về cơ quan chuyên môn cấp tỉnh quy định rõ thẩm quyền của tỉnh bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc Sở. Về điều kiện, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì quy định điều kiện chức danh Phó giám đốc Sở thế nào.

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Dư luận Việt Nam xôn xao vụ con gái Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc làm tân Phó Giám đốc Sở

Về tiêu chuẩn, Bộ Chính trị có nghị quyết 89 quy định về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ quản lý các cấp, Thứ trưởng Thăng nêu rõ. Cùng với đó, quy định của Bộ Chính trị cũng giao cho tỉnh quy định cụ thể các chức danh khi bổ nhiệm.

Nhắc lại quan điểm chung về vụ bổ nhiệm này, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, về quy trình, thủ tục, Quy định 105 của Bộ Chính trị, đặc biệt là nghị định 138/2020 quy định khi làm nhân sự bổ nhiệm trong nước rất rõ ràng.

Đặc biệt, đại diện Bộ Nội vụ nhắc lại với quy định về nêu gương, chống chạy chức, chạy quyền, thẩm quyền, tiêu chuẩn, quy trình thủ tục rất đầy đủ, rõ ràng, ông hy vọng bản thân lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cân nhắc, thận trọng trong vụ bổ nhiệm bà Trần Huyền Trang.

“Tôi nghĩ rằng Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, đặc biệt là đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ đã đánh giá rất cẩn thận. Tôi hy vọng vậy”, ông Thăng bày tỏ.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết sẽ cung cấp thông tin khi có báo cáo cụ thể của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về trường hợp con gái đương kim Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về đầu tư vào sàn Forex?

Tại cuộc họp báo, phóng viên nêu câu hỏi về một số sàn Forex, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, đại diện Bộ Công Thương và Chánh Văn phòng Bộ Công an đã có những giải đáp liên quan.

Giao dịch vàng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín- Minh Châu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2020
Giá vàng tăng kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lên tiếng

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho hay, khoảng 3 tháng trước, cũng trong một buổi họp báo Chính phủ, đã có câu hỏi liên quan đến sàn Forex kinh doanh bất hợp pháp, để lại hệ lụy rất lớn cho các nhà đầu tư.

“Tôi cũng đưa ra các khuyến cáo cụ thể và sau đó các phương tiện truyền thông đã đưa tin cho mọi người dân. Tôi nghĩ thông tin này chắc sẽ cảnh báo tích cực đến những người có nhu cầu đầu tư vào những sàn Forex này.”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú bày tỏ.

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc cung ứng dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ phái sinh ngoại tệ trong nước và quốc tế đều phải do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại được NHNN cấp phép, đủ các điều kiện mới được phép kinh doanh các loại hình dịch vụ này.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNPhó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú trả lời làm rõ một số nội dung các phóng viên nêu.
Bao giờ Việt Nam bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng mới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú trả lời làm rõ một số nội dung các phóng viên nêu.
“Đến nay, Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào ngoài những tổ chức tín dụng mà NHNN đã cấp phép, vậy xin khẳng định rằng những tổ chức hoạt động sàn Forex hiện nay là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật và tất nhiên những hoạt động này phải được xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Đào Minh Tú khẳng định.

Lãnh đạo NHNN cũng lưu ý, đối với người dân nếu không tuân theo quy định pháp luật mà  đưa tiền vào đây đầu tư thì rõ ràng là hết sức rủi ro và chắc chắn pháp luật không bảo vệ cho những rủi ro đó khi đã được cảnh báo vì luật pháp đã quy định rất rõ.

“Chúng tôi cũng đề nghị mỗi người dân hết sức thận trọng, nhất là với dạng kinh doanh mời chào đến mấy trăm phần trăm lãi suất với lợi nhuận khi trong điều kiện hiện nay rất khó khăn để có được lợi nhuận cao như thế. Ngay từ đầu đã thấy dấu hiệu của sự không minh bạch, không đúng đắn và lừa đảo”, Phó Thống đốc cho biết.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo các nhà đầu tư, người dân có tiền, trước khi đầu tư vào lĩnh vực nào đó, nên tham khảo, tư vấn thêm từ các cơ quan chức năng, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2020
Quốc hội phê chuẩn nhân sự cấp cao: Việt Nam có nữ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu tiên

Liên quan việc quản lý với giao dịch hợp pháp, khó khăn của trung gian thanh toán như ví điện tử, ông Tú cho biết hiện rất khó phát hiện ra được những giao dịch nào là hợp pháp và không hợp pháp.

Theo ông Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước luôn coi trọng để làm sao có những đơn vị thực hiện trung gian thanh toán một cách an toàn tránh rủi ro cho những người tham gia thanh toán.

Ông Đào Minh Tú cho biết, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng vẫn thường xuyên khuyến nghị người dân khi tham gia cần cẩn trọng bảo mật dữ liệu cá nhân, các ngân hàng thương mại thường xuyên có trách nhiệm nhắn tin, hướng dẫn những vấn đề mà kẻ gian có thể lợi dụng, không an toàn đối với khách hàng.

Việt Nam chưa công nhận tiền ảo

Trao đổi tại họp báo Chính phủ về đầu tư và tiền ảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết có thực trạng gần đây vấn đề đầu tư vào tiền ảo rộ lên.

Bitcoin, Litecoin и Ethereum - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Bất ngờ: Việt Nam xếp thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo

Từ năm 2012-2013 đã đặt ra câu chuyện này và năm 2014 đã có tinh thần chỉ đạo của Chính phủ rất rõ ràng, xác định tiền ảo là tiền nào. Ví dụ như tiền bitcoin hoặc một số loại tiền khác có phải là tiền pháp lệnh của chúng ta không.

“Chúng tôi khẳng định không phải đồng tiền pháp lệnh, nó là loại tài sản ảo, tiền ảo được mã hóa, là sản phẩm hiện đại của sự phát triển công nghiệp. Nó không phải phương tiện thanh toán và pháp luật Việt Nam không cho phép thực hiện chức năng của đồng tiền pháp lệnh tại Việt Nam”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Do đó, theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, việc sử dụng đồng tiền ảo này làm phương tiện thanh toán hay làm phương tiện chức năng như đồng tiền bình thường hiện nay là vi phạm pháp luật.

“Cơ quan chức năng như NHHH, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đang phối hợp triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng để làm rõ vấn đề quản lý, cơ sở pháp lý để quản lý việc kinh doanh tiền ảo, tài sản ảo. Tiền ảo này hoàn toàn không phải là tiền điện tử, chính vì thế chúng ta bị nhầm lẫn”, ông Tú nói.

Bộ Công an và Bộ Công thương nói gì về Forex và kinh doanh đa cấp?

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cũng đã có trả lời liên quan đến vấn đề này.

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an trả lời làm rõ một số nội dung các phóng viên nêu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Bộ Công an Việt Nam lên tiếng về khen thưởng trong vụ án bắt Trịnh Xuân Thanh

Theo đó, Bộ Công an kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính và các bộ, ban, ngành có liên quan nghiên cứu về loại hình đầu tư kinh doanh Forex này, từng bước đưa loại hình đầu tư kinh doanh này vào khuôn khổ, theo nhiệm vụ, chức năng của pháp luật Việt Nam để có thể kiểm soát được.

Tiếp đến, Thiếu tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh là tăng cường công tác tuyên truyền để cảnh báo các nhà đầu tư không bị lừa đảo, lôi kéo vào các hoạt động trá hình như cho vay nặng lãi, kinh doanh đa cấp, nghe tư vấn của người không có trình độ chuyên môn, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề.

Vấn đề thứ ba chính là các trường hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng, sử dụng hình thức đầu tư, kinh doanh, môi giới của những hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi có đầy đủ chứng cứ thì cơ quan công an có thể tiến hành xử lý các cá nhân, tổ chức đó.

Đối với vấn đề các sàn đa cấp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải có ý kiến khác phát biểu của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú và Thiếu tướng Tô Ân Xô.

“Anh Tú, anh Xô nói đây là kinh doanh đa cấp, nhưng tôi xin nhắc lại, đây không phải là kinh doanh đa cấp mà đây là hình thức kinh doanh theo phương thức đa cấp”, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Theo ông Hải, theo quy định của pháp luật hiện nay thì kinh doanh đa cấp, hàng hóa phải rất rõ ràng. Tức là đối với sàn Forex hay tiền ảo, không phải là mặt hàng có thể kinh doanh đa cấp để có thể nói đây là mặt hàng cấm trong kinh doanh đa cấp.

Bộ Công Thương đã có những khuyến cáo không nên tham gia vào những hình thức kinh doanh này.

“Chúng ta tham gia cũng là vi phạm pháp luật vì đây là hình thức bị cấm. Thứ hai là quyền lợi của người tham gia chắc chắn ảnh hưởng và không có phương thức nào để chúng ta có thể đòi lại tiền mà chúng ta tham gia”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Bộ Công an nói gì về vụ án Tập đoàn Hoàn Cầu?

Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, ngày 19/2 vừa qua, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Bộ Công an huy động gần 45.000 cán bộ, chiến sĩ cho 2 dự án công nghệ thông tin lớn nhất từ trước đến nay

Người phát ngôn Bộ Công an nêu ra hai lý do. Thứ nhất, ngày 5/6/2020, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đề nghị xác minh làm rõ một số nội dung liên quan đến vụ án nhưng đến nay chưa có kết quả.

Nguyên nhân thứ hai là đến nay chưa có bản án quyết định công nhận của tòa án về phân chia tài sản thừa kế của bà Trần Thị Hường theo quy định của pháp luật.

“Do đó cơ quan công an đã quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án nêu trên và đã thông báo về việc tạm đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật. Còn ảnh hưởng như thế nào vượt ngoài tầm hiểu biết của tôi, xin để các đơn vị liên quan trả lời”, Thiếu tướng Xô khẳng định.
Bộ Y tế lý giải vấn đề tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam

Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, phóng viên cũng đề cập vấn đề khi nào Việt Nam bắt đầu tiên vaccine Covid-19? Việc tiêm chủng được thực hiện như thế nào? Ai được ưu tiên tiêm trước?

Vắc xin được đăng ký đầu tiên trên thế giới chống lại coronavirus COVID-19 Sputnik V. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Bộ Y tế Việt Nam đề xuất phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V của Nga

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, ngày 24/2, lô vaccine đầu tiên của Công ty SK Bioscience Co Limited-Hàn Quốc đã về đến Việt Nam.

“Hiện nay chúng tôi giao Viện Kiểm định quốc gia của Bộ Y tế kiểm định, cơ bản đã gần xong. Còn 1 phiếu kiểm định nữa là phiếu kiểm định chất lượng của phía Hàn Quốc. Chúng tôi đang hối thúc phía Hàn Quốc sớm chuyển cho chúng tôi kết quả kiểm định của cơ quan này”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nói

Đại diện Bộ Y tế hy vọng rằng cuối tuần này, đầu tuần sau, sẽ nhận được phiếu kiểm định kết quả chất lượng của lô vaccine này.

Vị lãnh đạo cũng cho biết, việc tiêm vaccine AstraZeneca sẽ được thực hiện theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, ưu tiên những đối tượng cần tiêm và đối tượng miễn phí, ngoài các đối tượng ưu tiên thì có các địa bàn ưu tiên và ưu tiên các tỉnh, thành phố có dịch. Trong tỉnh, thành phố sẽ ưu tiên vùng dịch bệnh.

“Như vậy, trong trường hợp này, tỉnh Hải Dương sẽ là một trong các tỉnh được ưu tiên tiêm trước theo các đối tượng ưu tiên tại Nghị quyết của Chính phủ”, ông Cường nói.

Về lộ trình tiêm vaccine Covid-19, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho hay, hiện Việt Nam đang có 117.600 liều. Bộ Y tế cũng thừa nhận, đợt này tương đối ít. Cuối tháng 4 sẽ có thêm lô vaccine Covid-19 khác về, sẽ có nhiều hơn, với khoảng một triệu liều này, sẽ tiếp tục tiêm.

“Ngoài ra còn khoảng mấy triệu liều nữa. Chúng ta có đến đâu tiêm đến đấy. Bộ Y tế đã sẵn sàng về cơ sở vật chất, con người, dây chuyền lạnh, các bác sĩ để tiêm khi vaccine về”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường nói.

Trả lời câu hỏi khi vaccine Covid-19 đủ thì có mở rộng đối tượng không, Thứ trưởng Cường cho biết, trong Nghị quyết 21 có nội dung khuyến khích các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiêm, tức là tiêm cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Nghị quyết 21 cũng quy định các đối tượng được ưu tiên trong danh mục và đối tượng miễn phí.

“Khi có đủ vaccine, chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng tất cả đối tượng có nhu cầu. Đây cũng là khuyến khích của Bộ Y tế để chúng ta có đủ số lượng người tiêm và có miễn dịch cộng đồng”, Thứ trưởng Trương Quốc Cường khẳng định.
Việt Nam sẽ kiện toàn chức danh lãnh đạo ở kỳ họp Quốc hội cuối tháng 3

Tại buổi họp báo Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cũng có trao đổi về vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó thông báo rằng trong Kỳ họp Quốc hội cuối cùng khóa XIV diễn ra vào cuối tháng 3/2021 này sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt còn lại trong bộ máy Nhà nước.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận năm 2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Bầu cử Quốc hội Việt Nam: Tín nhiệm rất cao với hai ông Trần Thanh Mẫn và Hầu A Lềnh

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, Quốc hội đã thông tin về nội dung có chương trình nhân sự tại kỳ họp thứ 11. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết Chính phủ có quy trình này và sẽ cung cấp cho báo chí khi cấp có thẩm quyền có thông tin chính thức.

Bổ sung thêm, đồng chí Mai Tiến Dũng nhắc lại kết quả thành công rất rực rỡ của Đại hội Đảng XIII.

“Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã từng bước kiện toàn các chức danh lãnh đạo của Đảng”, ông Dũng nói.

Theo người đứng đầu Văn phòng Chính phủ, nếu không có gì thay đổi, từ 24/3 đến 7/4, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra. Trong chương trình nghị sự có việc kiện toàn các chức danh Nhà nước.

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng, Chủ nhiệm, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo kết quả Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2021.
Bao giờ Việt Nam bầu Chủ tịch nước và Thủ tướng mới? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2021
Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Người Phát ngôn Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo kết quả Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2021.
“Kiện toàn các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước sau Đại hội Đảng toàn quốc là việc được tiến hành từng bước theo quy định của Hiến pháp, pháp luật”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Đồng chí Mai Tiến Dũng cũng cho hay, Bộ Chính trị đã giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng phương án giới thiệu nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.

Đồng chí Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu khai mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Lãnh đạo Việt Nam nói về việc không cấm người ngoài Đảng ứng cử Quốc Hội

Với vị trí có các ủy viên Trung ương không tái cử hoặc có tái cử nhưng thay đổi vị trí công tác, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ kiện toàn các chức danh lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và cơ quan thuộc Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.

“Chỉ bàn tính tới những chỗ nào khuyết, chỗ nào thay đổi”, ông Dũng cho hay đồng thời khẳng định trách nhiệm của Ban cán sự Đảng Chính phủ là giới thiệu, còn quyết định thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. Thông tin cụ thể về kết quả kỳ họp sẽ được công bố sau khi Quốc hội phê chuẩn.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng khẳng định, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu trong cuộc họp Chính phủ Thường kỳ tháng 2 sáng nay, dù thời gian còn lại của nhiệm kỳ Chính phủ không còn nhiều nhưng người đứng đầu Chính phủ Việt Nam vẫn khẳng định không hề có tâm lý “chợ chiều” hay “hoàng hôn nhiệm kỳ”.

“Sẽ quyết tâm làm việc đến ngày cuối cùng”, ông Mai Tiến Dũng dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Ở nhiệm kỳ trước, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội Việt Nam cũng đã tiến hành kiện toàn các chức danh lãnh đạo chủ chốt vào cuối nhiệm kỳ, với việc bầu mới Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và một số thành viên Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội cùng một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала