Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào?

© Depositphotos.com / Phong.tranThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Đăng ký
Việt Nam đã chứng minh cho thế giới thấy bản lĩnh và sức mạnh quốc gia, dân tộc khi thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại và tạo nên kỳ tích tăng trưởng kinh tế, GDP khiến chính các nước láng giềng phải ‘ghen tị’.

Nghị sĩ Joey Salceda trong bài phát biểu trước Quốc hội cho rằng, Việt Nam đang bỏ xa, vượt qua Philippines về cả tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người lẫn vốn FDI dù phải chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh với Mỹ. Manila sợ “tụt hậu” so với Hà Nội.

Giới phân tích nước ngoài thì cho rằng, kỳ tích kinh tế Việt Nam, những thành quả đáng khen ngợi trong cuộc chiến chống Covid-19 để tạo đà hồi phục và phát triển kinh tế không phải do may mắn mà có. Đâu là yếu tố tạo nên câu chuyện thành công của Việt Nam?

Việt Nam bỏ xa Philippines: Manila sợ bị tụt hậu trong ‘cuộc đua’ với Hà Nội?

Việt Nam, Myanmar (bất chấp tình hình bạo loạn do đảo chính quân sự) và Campuchia sẽ vượt qua Philippines về phát triển, tăng trưởng kinh tế nếu chính quyền Manila và chính người dân Philippines tiếp tục giữ quan điểm “bảo thủ”, chần chừ mở cửa lại nền kinh tế để thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo Hạ nghị sĩ Joey Salceda.

Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Ai nói Việt Nam sẽ không thể là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?

Tờ Phil Star dẫn quan điểm nổi bật này từ báo cáo trước Quốc hội Philppines của Hạ nghị sĩ Joey Salceda, người đồng thời cũng là nhà kinh tế học, mang tiêu đề “Philippines và Việt Nam: Câu chuyện của hai quốc gia” với những nhận định hết sức bất ngờ.

“Việt Nam bắt đầu vượt qua chúng ta về cả FDI lẫn GDP kể năm 1990, tức chỉ mất 3 năm sau khi Hà Nội thực hiện chính sách Đổi mới (Cải cách) toàn diện và Hiến pháp năm 1987”, ông Salceda cảnh báo chính phủ và người dân nước này trong bài phát biểu của mình.

Trong báo cáo với những luận chứng đanh thép so sánh bức tranh toàn cảnh hai quốc gia – hai nền kinh tế Việt Nam - Philippines trước Quốc hội, Hạ nghị sĩ Salceda nhấn mạnh rằng, chiến tranh và di chứng nặng nề của sự thật lịch sử tàn khốc không phải trở ngại với bước tiến thần kỳ về kinh tế và phát triển toàn diện của Việt Nam.

Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Joey Salceda.
“Kể cả việc phải trải qua sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh kéo dài 21 năm với những hậu quả nặng nề và xung đột chỉ kết thúc vào năm 1975, cũng không thể ngăn việc Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tiến bộ, tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á”, chính trị gia nhận định.

Nghị sĩ Philippines khẳng định rằng, Hà Nội thậm chí vượt qua Manila về thu nhập bình quân đầu người cũng như tăng trưởng FDI.

Hạ nghị sĩ Salceda, Chủ nhiệm Ủy ban Đường lối và Phương tiện của Hạ viện Philippines, đã đưa ra lời cảnh báo thực tế này ngay tại nghị trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hạ viện Philippines Allan Velasco đang xem xét cân nhắc về Nghị quyết của cả hai viện (RBH) kiến nghị sửa đổi các quy định bảo thủ, “cấm cửa” nền kinh tế của Hiến pháp nước này.

Theo nhà kinh tế - chính trị học, Hạ nghị sĩ Joey Salceda, người Việt sẽ giàu hơn dân Philippines.

“Việt Nam đặc biệt thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI với sự mở cửa hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thị trường, đến mức theo dự báo trong thập kỷ tới bắt đầu từ năm nay (2021) này, thu nhập bình quân của người Việt Nam sẽ cao hơn người Philippines”, ông Salceda nêu rõ.

Bị Việt Nam “vượt mặt” đã là điều đáng chú ý, chính trị gia Philippines còn chỉ trích các nhà làm chính sách không chịu tư duy cởi mở, hội nhập nền kinh tế để đến cả Myanmar dù đang phải đối mặt với đảo chính quân sự và hàng loạt bất ổn chính trị hay thậm chí là Campuchia cũng có thể vượt trên Manila.

“Việt Nam đã vượt quá xa chúng ta, và chẳng bao lâu nữa, Campuchia và Myanmar (Miến Điện) cũng sẽ vượt chúng ta, bởi vì Philippines đã tự “trói buộc chính mình và bỏ qua rất nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, ông nhấn mạnh thêm.

Theo nhà kinh tế Salceda, tình trạng trì trệ, kém phát triển của Philippines trong thời đại toàn cầu hóa là do Manila “tự chuốc lấy” và do đó, cần thiết phải mở cửa nền kinh tế.

“Đã đến lúc ngừng làm tổn thương bản thân và bắt đầu tiến về phía trước. Vấn đề duy nhất là chúng ta mở cửa chưa đủ, trong khi Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế sâu rộng, với nhiều cơ hội hội nhập, phát triển đáng kể hơn nhiều. Hà Nội khéo léo mở ra nhiều cánh cửa, do đó, càng có thêm nhiều cơ hội để bứt phá”, Hạ nghị sĩ Salceda kết luận và cho rằng, đó là điều cần suy ngẫm.

Khen Việt Nam, không chỉ có nghị sĩ Philippines

Làn sóng FDI mạnh mẽ và thành công của Việt Nam đã được đề cập rất nhiều.

Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) trong báo cáo cập nhật Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021 cho rằng, sự phục hồi kinh tế của Việt Nam khi nhanh chóng kiểm soát các làn sóng bùng phát đại dịch Covid-19 đang đi “đúng hướng”.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Xuất siêu kỷ lục, Việt Nam kỳ vọng vào xuất khẩu để có thêm kỳ tích kinh tế

Ngân hàng Thế giới nhận định, chống Covid-19 thành công giúp Việt Nam duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực. WB lưu ý, Hà Nội cũng cần đặc biệt chú trọng đến việc triển khai tiêm vaccine Covid-19 vì điều này sẽ là nhân tố quan trọng, tác động đến tốc độ tăng trường và duy trì đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới.

Đáng chú ý, trong báo cáo của mình, Ngân hàng Thế giới cho biết, sau khi giảm vào tháng 1/2021, vốn FDI đổ vào Việt Nam cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần về giá trị vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận cùng kỳ năm ngoái vào năm 2020. WB cho hay, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI. Đó là điều hết sức đáng mừng trong bối cảnh dòng vốn đang chững lại trên toàn thế giới.

Theo số liệu thống kê cho thấy, sự gia tăng về vốn FDI này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động đăng ký cấp mới (tăng 265,7% so với cùng kỳ năm trước) và tăng vốn (tăng 273,0% so với cùng kỳ năm trước).

Các dự án lớn bao gồm Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trị giá 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ và Nhà máy sản xuất mô-đun tấm nền OLED trị giá 750 triệu USD tại Hải Phòng cũng được WB nhắc đến.

Trong khi đó, theo Cục Đầu tư với nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hai tháng đầu năm 2021 này, tổng vốn FDI đăng ký mới, tăng vốn, góp vốn mua cổ phần đạt tới 5,46 tỷ USD. Cần lưu ý rằng, trong số này, có hơn một nửa đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.

Các chuyên gia đánh giá, đây là xu hướng tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI, khi các địa phương đẩy mạnh thu hút theo hướng lựa chọn dự án công nghệ cao, thay vì “chạy đua” giành số lượng như trước kia.

Bên cạnh đó, việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Bắc Giang của Việt Nam cũng gây chú ý khi Foxconn (đối tác lớn nhất của Apple) đã nhận giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án nhà máy với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6.200 tỷ đồng (270 triệu USD). Địa phương này cũng trao giấy chứng nhận cho thêm 3 dự án FDI khác nữa.

Các nhà kinh tế nhận định, việc dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, nhất là xu hướng đầu tư của các tập đoàn lớn kéo theo chuỗi công nghiệp hỗ trợ phát triển. Đây được coi là chất xúc tác thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam cũng phải “tự thay đổi”, “tự chuyển mình”, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Việt Nam thành công không phải vì may mắn

Trong bài phân tích về thành công của Việt Nam, về sự bứt phá mạnh mẽ của một trong những nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á này, tuần báo đầu tư MoneyWeek (Anh), ông Cris Sholto Heaton nhận định, Việt Nam là một trong những thị trường hứa hẹn nhất trong dài hạn đối với các nhà đầu tư.

Cờ Việt Nam và Đảng Cộng sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2021
Việt Nam đứng trước cơ hội vàng sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Theo vị chuyên gia, hiện nay, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang tăng trưởng rất tốt dù cũng phải chịu “cú sốc Covid-19” giống như bất kỳ quốc gia nào khác.

“Việt Nam đang dần thoát khỏi đại dịch Covid-19 và ngày càng tỏa sáng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia hiếm hoi đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020 - một năm đầy rẫy khó khăn vì đại dịch”, tác giả khẳng định.

Báo Anh nhấn mạnh rằng, dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 2,91%, thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 6-7% trong những năm vừa qua, nhưng vẫn cao hơn các nền kinh tế lớn khác ở châu Á, bỏ xa các nước láng giềng và là điểm sáng của nền kinh tế thế giới trong năm khủng hoảng vì đại dịch do coronavirus.

Vì sao Việt Nam có thể đạt những thành công kinh tế đáng kinh ngạc như vậy trong cơn khủng hoảng toàn cầu do Covid-19 gây ra?

Theo Cris Sholto Heaton, có nhiều lý do quan trọng giúp Việt Nam đạt được thành tích kinh tế nổi bật trong năm 2020. Đầu tiên phải nhắc đến đó là thành công trong cuộc chiến chống Covid-19 với những biện pháp, quyết sách phòng, chống dịch hiệu quả, nhờ vậy mà hạn chế tối đa được những “đòn giáng nặng nề”, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.

Đáng chú ý, tờ báo Anh khẳng định, thành công của Việt Nam không phải nhờ may mắn mà có.

“Đặc biệt, thành công của Việt Nam không xuất phát từ yếu tố may mắn, không phải từ “trên trời rơi xuống” mà nhờ Chính phủ nhanh chóng thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 một cách quyết liệt ngay từ đầu”, MoneyWeek nhấn mạnh.

Tờ báo Anh cũng dẫn ý kiến của các nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam, như Dominic Scriven của Dragon Capital, Andy Ho và Khanh Vu của VinaCapital và Craig Martin của Dynam Capital, đều đánh giá cao những thành tích và nỗ lực của Việt Nam trong công tác chống dịch.

“Việc Chính phủ Việt Nam hành động nhanh chóng, dứt khoát, nhất quán cùng với sự ủng hộ, đồng lòng từ phía người dân đã tạo nên thành công trong thời gian qua”, tờ báo Anh nhận xét và cho rằng, đây là cơ sở quan trọng, nền tảng để các tập đoàn kinh tế lớn tin tưởng môi trường đầu tư, rót vốn đầu tư ở quốc gia này.

Việc thực hiện “mục tiêu kép” – chống dịch thành công và nỗ lực phục hồi, duy trì mở cửa nền kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng mang lại thành tựu phát triển cho Việt Nam trong năm 2020.

Ngoài ra, cũng cần tính đến những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp tục hút vốn FDI mạnh mẽ hơn nữa.

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNSản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P (Văn Giang, Hưng Yên) có vốn đầu tư trong nước.
Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH 4P (Văn Giang, Hưng Yên) có vốn đầu tư trong nước.

Theo báo Anh, Việt Nam đã làm rất tốt trong việc đón làn sóng chuyển dịch đầu tư trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn.

Nữ công nhân ở nhà máy Hùng Việt, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2020
Thành công kinh tế phi thường của Việt Nam vào năm 2020

Theo tác giả Cris Sholto Heaton, quốc gia này đã nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, chuyển mạnh từ việc thu hút đầu tư trong ngành dệt may vào giữa những năm 2000 sang thiết bị điện tử, với các nhà máy đang gia công các sản phẩm chủ lực của các tập đoàn điện tử khổng lồ như Samsung, Apple, LG, Intel...

Đặc biệt, trình độ văn hóa giáo dục, tay nghề và kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam tương đối tốt, ngày càng được nâng cao, cải thiện, cùng với việc Chính phủ thống nhất đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng góp phần biến Việt Nam thành “thiên đường” đầu tư nơi các doanh nghiệp nước ngoài có thể yên tâm làm ăn.

Ở tầm nhìn dài hạn, Việt Nam vẫn đang thúc đẩy nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Được biết, Hà Nội đã có phân bổ một khoản kinh phí khổng lồ cho các dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống đường bộ, đường sắt và sân bay trong vòng 5 năm tới đây.

“Trước kia, cơ sở hạ tầng từng được xem là một trong những điểm yếu lớn nhất của Việt Nam, thì đến hiện tại, giới đầu tư đánh giá lĩnh vực này đã có nhiều triển vọng khả quan và được cải thiện tốt hơn”, báo Anh khẳng định.
Ông Don Lam: Việt Nam đã chứng minh khả năng thích nghi và phát triển không ngừng

Trong khi đó, bàn về kinh tế Việt Nam, Don Lam, người từng được mệnh danh là một trong những “đại cao thủ” trong Ban Kinh tế đặc biệt của Chính phủ Việt Nam, đồng sáng lập và là Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cũng có những đánh giá đáng chú ý về tiềm năng phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. 

Hồ Trúc Bạch ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2020
Việt Nam – nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của thế giới trong thời đại dịch

Theo đó, vị chuyên gia với hơn 20 năm kinh nghiệm tại Việt Nam nêu quan điểm rằng, với các mục tiêu năm 2045, để cạnh tranh vượt trội với các nước trong khu vực, Việt Nam không chỉ cần phát huy nội lực mà còn phải dựa vào thế mạnh của mình, tận dụng những yếu tố ngoại lực để xây dựng, phát triển đất nước.

Theo ông Don Lam, về nội lực, Việt Nam hiện đang chứng kiến sự chuyển dịch của chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, đây là cơ hội vô cùng lớn cho tất cả các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Vị chuyên gia cho rằng, việc “Xây tổ đón đại bàng” đang là vấn đề lớn cho tất cả các địa phương muốn thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm những chuẩn bị về đất đai, năng lượng, nhân lực, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư lớn, có tâm huyết với Việt Nam.

Trong các yếu tố chuẩn bị, ông Don Lam nhấn mạnh đến hai vấn đề nên được quan tâm hàng đầu. Đó là sự kết nối và chỉ số thuận lợi cạnh tranh.

Về yếu tố kết nối, thành viên Hội đồng sáng lập VinaCapital cho rằng, quy hoạch kinh tế liên vùng nên tính tới sự kết nối giữa các địa phương không chỉ về hạ tầng giao thông - đường bộ, đường thủy hoặc đường sắt, đường hàng không giúp hàng hóa được lưu thông nhanh, tiết kiệm chi phí mà còn kết nối các khu công nghiệp - khu chế xuất... với các thành phố và khu dân cư vệ tinh.

Câu chuyện thành công của Việt Nam khiến nhiều nước phải ‘lo sợ’ như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Ông Don Lam.

Điều này giúp cho đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, người lao động được hỗ trợ tối đa về điều kiện sinh hoạt, chăm sóc y tế cũng như ổn định cuộc sống của gia đình họ.

Ông Don Lam lấy TP.HCM ra làm ví dụ điển hình. Dù là đô thị lớn, trung tâm kinh tế phía nam nhưng mức độ kết nối giữa TP.HCM và các tỉnh vẫn còn thiếu thuận tiện, mất nhiều thời gian di chuyển đi các địa phương lân cận.

“Sự thiếu thuận tiện này là yếu tố khiến các nhà đầu tư cân nhắc vì thời gian dịch chuyển quá dài, gây mệt mỏi và lãng phí tài nguyên cũng như công sức”, vị chuyên gia nêu rõ.

Còn đối với yếu tố về “Chỉ số thuận lợi kinh doanh”, theo chuyên gia của VinaCapital, trong suốt nhiều năm qua, đã có rất nhiều thay đổi tích cực về thủ tục đầu tư, giúp rút ngắn đáng kể thời gian hoàn thiện hồ sơ và giúp dòng vốn FDI được lưu chuyển nhanh hơn.

“Tôi vẫn tin rằng, chúng ta có thể tiếp tục làm tốt hơn nữa”, ông Don Lam nhấn mạnh.

Phân tích về yếu tố “ngoại lực”, ông Don Lam nhấn mạnh, phải thừa nhận rằng, chính dòng vốn FDI đã giúp nền kinh tế Việt Nam khởi sắc trong suốt những năm qua khi hiệu quả của các tập đoàn kinh tế trong nước còn hạn chế.

Thậm chí, ngay trong bối cảnh đại dịch toàn cầu hiện tại, để phục hồi nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một lần nữa dòng vốn FDI lại có thể phát huy vai trò dẫn dắt cho kinh tế Việt Nam.

Đáng chú ý, Tổng Giám đốc điều hành của VinaCapital còn đưa ra bàn cân ba nước Việt Nam – Thái Lan – Indonesia khi so sánh lợi thế về thu hút đầu tư của Hà Nội với các nước láng giềng ngay trong khu vực.

Theo đó, có thể thấy Thái Lan và Indonesia là 2 nước đã rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao vào các dự án lớn, mang lại hiệu quả chung toàn bộ nền kinh tế. Cùng với sự chuyển dịch của chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với hai quốc gia này.

“Chúng ta đang có lợi thế về việc kiểm soát dịch bệnh, đang là “bến đỗ an toàn” có khả năng đảm bảo tính liên tục trong sản xuất và có những cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư, nhưng lợi thế này sẽ nhanh chóng mất đi khi các quốc gia khác quay trở lại trạng thái bình thường”, vị chuyên gia thẳng thắn.

Đại diện của VinaCapital cũng nhấn mạnh, Việt Nam hiện còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng và các dự án thuộc về cơ sở hạ tầng dùng hỗ trợ cho sự phát triển của các địa phương, kinh tế từng khu vực đang rất cần các nhà đầu tư thực sự đủ năng lực tài chính và năng lực triển khai.

Cô gái đeo khẩu trang y tế tại máy bán khẩu trang miễn phí ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2020
Việt Nam có phải là câu chuyện thành công về kinh tế duy nhất ở Đông Nam Á trong thời Covid-19?

Ở thời điểm hiện nay, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang hướng tới việc liên kết xây dựng các tổ hợp kinh tế lớn với đầy đủ điều kiện về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, đủ kết nối để việc đầu tư được diễn ra thông suốt và nhanh chóng trong thời gian tới.

“Chúng tôi và các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao các cơ hội đầu tư vào đất nước Việt Nam đầy tiềm năng”, ông Don Lam cho biết.

Cùng với đó, tập đoàn VinaCapital đang hướng tới việc liên kết đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài và cả “đại bàng trong nước” vào những khu kinh tế mở, các dự án có tầm phủ sóng cho một khu vực gồm vài tỉnh thành, dự kiến thu hút trên 10 tỷ USD sắp tới. Đây là điều hết sức đáng mừng.

Cùng với những phân tích của mình, ông Don Lam tin tưởng rằng, mục tiêu phát triển của Việt Nam hướng đến 2045 là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Cụ thể, đến năm 2045, theo vị chuyên gia, với vị thế Việt Nam hiện có, đồng thời Chính phủ đang có những quyết sách quan trọng cũng như sự hỗ trợ mạnh mẽ để Việt Nam vừa phát huy được nội lực như xây dựng Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM trở thành 3 đầu tàu kinh tế quan trọng.

Ngoài ra, Việt Nam cũng thu hút được ngoại lực là nguồn vốn FDI chất lượng cao và bền vững thúc đẩy sự phát triển vững mạnh cho cả 3 khu vực Bắc - Trung – Nam, dù sẽ có khó khăn, thách thức, nhưng “không phải là không thể”.

“Tôi cho rằng mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 là một mục tiêu đầy thách thức nhưng khả quan”, đồng sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhấn mạnh.

Với bản lĩnh, trí tuệ, quyết tâm và sự đoàn kết của người Việt Nam, vị chuyên gia tin rằng, Hà Nội sẽ làm được những điều thần kỳ như những gì quốc gia này đã chứng minh xuyên suốt lịch sử và quá trình phát triển, xây dựng đất nước của mình.

“Giống như cách Việt Nam đã liên tục chứng minh khả năng thích nghi và không ngừng phát triển, thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử hiện đại và gần nhất là thành tích trong thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế”, ông Don Lam kết luận.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала