Ý tưởng này không phải bỗng dưng mà có, mà là hệ quả của quyết định do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina (NSDC) thông qua ngày 11 tháng 3, đưa tập đoàn «Motor Sich» nhâp về quyền sở hữu Nhà nước.
«Motor Sich» là doanh nghiệp gì?
«Motor Sich» là doanh nghiệp có lịch sử tổn tại hơn một thế kỷ, chuyên tham gia phát triển, sản xuất và sửa chữa động cơ cho máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình, cũng như sản xuất và bảo trì các tổ máy tuabin khí.
Vào những năm 1990, doanh nghiệp này trải qua tư nhân hóa và thuộc sự kiểm soát của CEO Vyacheslav Boguslaev. Trong những năm 2000, công ty phát triển năng động, chủ yếu nhờ vào việc cung cấp động cơ cho Nga, và thứ hai là nhờ hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng sau sự kiện Maidan, nhà chức trách Ukraina đã cấm hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga, lệnh cấm này gần như là cú knockout cực bất lợi khiến tập đoàn lao đao gần như đo ván.
Nhận thấy không có triển vọng phát triển doanh nghiệp trong điều kiện mới, năm 2017, ông Boguslaev quyết định bán gói cổ phần chi phối doanh nghiệp. Các nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc (chí ít về danh nghĩa cũng là «tư nhân chính thức») đã mua lại từ 75 đến 80% cổ phần của tập đoàn. Nhưng giao dịch này không hợp ý người Mỹ, và bằng bàn tay của Cơ quan An ninh Ukraina (SBU) cùng các tổ chức Nhà nước Ukraina khác nữa, họ bắt đầu ngăn chặn, cản đường không để các nhà Trung Quốc đầu tư nhận được quyền quản lý số khoản có tài sản đã mua. Hồi cuối năm ngoái, các nhà đầu tư đã thỉnh cầu Toà Trọng tài quốc tế nhằm thu hồi từ Nhà nước Ukraina khoản đền bù thiệt hại về việc này, với số tiền lên tới 3,5 tỷ USD.
Nhưng điều đó không làm nguội nhiệt tình của nhà cầm quyền Kiev - vào cuối tháng 1, ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden, thông qua quyết định của NSDC và chẳng hề nêu lý do gì, họ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, cấm các doanh nhân này bằng cách nào đó quản lý số khoản có tài sản đã mua, còn bản thân các cá nhân Trung Hoa này thậm chí không được phép xuất hiện trên lãnh thổ Ukraina.
Ngã rẽ mới
Vụ việc đã có ngã rẽ mới vào ngày 11 tháng 3: tại cuộc họp cũng của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraina (NSDC) với sự tham gia của Tổng thống Vladimir Zelenskiy, đã thông qua quyết định quốc hữu hóa «Motor Sich». Hơn thế nữa, có chi tiết giai thoại đặc biệt gây cười là như tuyên bố của Thư ký NSDC Alexei Danilov, công việc này sẽ được thực hiện «theo cách hợp pháp». Còn bản thân quá trình này thậm chí sẽ không phải là quốc hữu hóa đơn thuần, mà phải coi là trả lại doanh nghiệp làm tài sản của nhân dân Ukraina!
Mắc mớ là ở chỗ như đã nói, «Motor Sich» được tư nhân hóa ngay từ những năm 1990. Sau đó doanh nghiệp này trở thành tập đoàn công cộng với tự do giao dịch cổ phần. Thêm nữa, vào năm 2015, trong khuôn khổ chuẩn bị cho việc chuyển giao những miếng ngon vụn vặt còn lại của nền kinh tế Ukraina cho các «đối tác phương Tây», người ta đã loại «Motor Sich» khỏi danh sách các doanh nghiệp chiến lược ở Ukraina. Nhưng khi gói cổ phần khống chế của tập đoàn được bán cho không phải là các «đối tác phương Tây» mà là các công ty Trung Quốc, thì đột nhiên nhà chức trách Ukraina thấy cần xét lại tầm quan trọng chiến lược của doanh nghiệp này.
Mà chủ sở hữu cũ của gói cổ phần kiểm soát, doanh nhân Vyacheslav Boguslaev, cũng hành xử theo cách lạ thường.
Cáo buộc chống các nhà đầu tư Trung Quốc
Phát biểu mới đây trước các nghị sĩ Ukraina, ông Boguslaev cáo buộc các nhà đầu tư Trung Quốc vi phạm nghĩa vụ đầu tư và kêu gọi chuyển giao quyền kiểm soát doanh nghiệp cho Nhà nước, để lại 35% cổ phần (tại sao lại là chừng ấy?) thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư. Mặc dù trước đó, chính ông ra đã tuyên bố hoàn toàn ngược lại: rằng chính nhờ các nhà đầu tư Trung Quốc bơm vốn từ với số tiền khoảng 100 triệu USD nên đã cho phép doanh nghiệp này không bị ngừng hoạt động. Có lẽ, việc «nghĩ lại» một cách triệt để về vai trò của các nhà đầu tư Trung Quốc đã diễn ra dưới tác động của cơ quan công lực, vốn đã gây sức ép đáng kể cho ông ta trong những năm gần đây. Mà cũng cần lưu ý thêm, không rõ Boguslaev nhân danh ai phát biểu như là đại diện của «Motor Sich», bởi ông ta đã bán cổ phần của mình rồi còn đâu?
Đại khái cũng thấy cái nhìn «theo cách hợp pháp» của việc quốc hữu hóa một doanh nghiệp ở Ukraina. Bởi chẳng có cách hợp pháp nào như vậy, nên cần phải tạo ra và rất có thể là một đạo luật riêng sẽ được thông qua rồi ban hành về vấn đề này.
Nhưng dù vậy vẫn không giải quyết được vấn đề bồi thường cho các nhà đầu tư đối với khoản có tài sản mà họ bị tịch thu, đó là chưa nói đến triển vọng tiếp tục quốc hữu hóa «Motor Sich».
Không có triển vọng nào ở phía chân trời
Triển vọng kiện tụng ra sao?
Không kém phần hấp dẫn là triển vọng kiện tụng với các nhà đầu tư, những người hiện đang đòi bồi thường 3,6 tỷ USD. Uỷ viên Hội đồng quản trị Câu lạc bộ Đầu tư Ukraina-Trung Quốc Andrei Pilipenko cho biết:
«Việc tịch thu khỏan có tài sản của Trung Quốc là cái giá mà chính quyền Ukraina sẵn sàng trả ra cho cuộc gọi từ Washington. Nó quá đắt giá đối với một đất nước mà nền kinh tế khó khăn lắm mới giữ cho khỏi sụp đổ nhờ vào xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc và sống nhờ những khoản tín dụng nhận từ IMF. Hẳn là cuối cùng thì Washington cũng phải tìm ra tiền để đền bù cho Kiev khoản thiệt hại 3,6 tỷ USD mà Ukraina sẽ đối mặt trước Toà trọng tài quốc tế.
Tuy vậy, hoàn toàn có thể xoay giở nhiều mánh với số tiền bồi thường. Hoặc, ví dụ, đảm bảo để tranh chấp sẽ lằng nhằng kéo dài bất tận bằng cách tương tự như tranh cãi về khoản nợ 3 tỷ USD của Ukraina với Nga.
Nhưng ở đây cần lưu ý rằng Trung Quốc có rất nhiều khả năng để đáp trả bất đối xứng với Ukraina. Bắt đầu từ việc khép lại cửa khẩu dành cho hàng hóa Ukraina (mà Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Ukraina với biên độ rộng) và kết thúc, ví dụ, bằng việc thiết lập và phô trương quan hệ với Crưm.
Hiện thời chưa thể dự đoán chính xác về chuyện Ukraina sẽ phải trả mức giá như thế nào cho việc thực hiện các chỉ thị từ Washington, nhưng chắc chắn là sẽ phải trả giá.