Quan hệ Trung - Mỹ: Liệu có tốt hơn dưới thời Biden?

© AP Photo / Carolyn KasterChủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Washington, năm 2015.
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Washington, năm 2015. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Đăng ký
Hai nước Mỹ và Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức đàm phán cấp cao sau hai tháng kể từ khi chính quyền mới của Mỹ bắt tay vào làm việc. Đã có nhiều kỳ vọng được đặt vào cuộc gặp mặt này, liên quan tới việc tái thiết lập quan hệ Mỹ-Trung.

Tuy nhiên, cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, các bên cùng đưa ra những tuyên bố gay gắt nhằm vào nhau. Rất có thể chính quyền Biden không tìm cách thay đổi đường lối chính sách được vạch ra dưới thời Trump.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2020
Tại sao áp lực của chính quyền Trump đối với Trung Quốc không có tác dụng như mong đợi?
Trước cuộc đàm phán không lâu, giới truyền thông toàn cầu và các chuyên gia đã tự hỏi, liệu nó có hiệu quả hơn so với cuộc đàm phán năm ngoái ở Hawaii giữa Dương Khiết Trì, người đứng đầu Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương CPC và Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không. Khi đó, nhìn chung cuộc đàm phán không mang lại kết quả đặc biệt nào. Các bên chỉ lại một lần nữa nêu lên lập trường của mình nhưng họ không hề xích lại gần nhau thêm. Sau khi chính quyền Biden lên nắm quyền tại Hoa Kỳ, các nhà quan sát đặt nhiều hy vọng vào sự cải thiện trong quan hệ song phương. Dù sao thì khác với Trump, chính sách của Biden cũng được chờ đợi là sẽ mang tính truyền thống, cân bằng hơn, không phụ thuộc vào tâm trạng nhất thời của tổng thống.

Tuy nhiên, sự khởi đầu đàm phán lần này rất gian nan, nếu không nói là tai tiếng. Phần công khai của buổi gặp mặt, thường diễn ra với một bài phát biểu chào mừng ngắn của mỗi bên, đã biến thành một cuộc tranh luận nóng bỏng kéo dài cả giờ đồng hồ, các bên không chỉ bày tỏ lập trường của riêng mình mà còn đưa ra cáo buộc nhằm vào bên kia. Bầu không khí đàm phán căng thẳng đến mức các quan sát viên bên ngoài thậm chí còn nghi ngờ về việc, liệu các cuộc đàm phán ở vòng hiện tại có được đưa đến hồi kết hay không. Phía Trung Quốc đáp trả mọi cáo buộc của Mỹ bằng thái độ cực kỳ gay gắt, hơn thế nữa, bày tỏ thẳng thắn những lo ngại và bất mãn của chính mình đối với những vấn đề cấp bách nhất trong quan hệ Trung - Mỹ.

© REUTERS / Frederic J. BrownNgoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trước ông Dương Khiết Trì, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị. Cuộc gặp diễn ra tại Khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska vào ngày 18 tháng 3 năm 2021
Quan hệ Trung - Mỹ: Liệu có tốt hơn dưới thời Biden? - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken phát biểu trước ông Dương Khiết Trì, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị. Cuộc gặp diễn ra tại Khách sạn Captain Cook ở Anchorage, Alaska vào ngày 18 tháng 3 năm 2021

Đàm phán sẽ tiếp tục

Có lẽ ban đầu Washington định thể hiện lập trường đối đầu nhất định, mặc dù cũng có thể Hoa Kỳ chưa sẵn sàng đón nhận sự phản kháng mạnh mẽ như vậy từ phía Trung Quốc. Sau cuộc gặp, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Jake Sullivan tuyên bố rằng quá trình đàm phán diễn ra trên tinh thần "cứng rắn và thẳng thắn", tuy nhiên không cho biết cụ thể hai bên đã thảo luận chính xác những gì và đi đến kết quả nào. Về phần mình, Yang Jiechi nói rằng cuộc đàm phán là mang tính xây dựng và thẳng thắn, tuy nhiên, lưu ý rằng vẫn còn mâu thuẫn về một số vấn đề cơ bản.

Cuộc gặp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jake Sullivan, Trưởng Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương CPC Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Anchorage - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Trung Quốc dạy Mỹ phép lịch sự để tiến hành đối thoại

Phía Trung Quốc cho biết, các bên nhất trí thành lập nhóm công tác chung về khí hậu, cũng như đàm phán về vấn đề hoạt động của các nhà ngoại giao và nhà báo hai nước trên lãnh thổ của nhau. Đến lượt mình, phía Mỹ chỉ cho biết về nhóm làm việc chung về khí hậu. Như Sullivan đã nói, giờ đây cần quay trở về Washington và suy ngẫm lại mọi thứ. Tuy nhiên, ngay cả nhóm công tác về khí hậu cũng đã là một bước quan trọng hướng tới sự trở lại của các cơ chế hợp tác song phương. Ông Zhang Xin, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Sư phạm Huadong chia sẻ với Sputnik.

“Trong cuộc hội đàm theo định dạng 2 + 2 ở Alaska, lần đầu tiên ở cấp độ này, hai bên đã chỉ ra lập trường của mình, giải thích các ưu tiên chính sách của họ và vạch ra các lằn ranh đỏ. Xét từ góc độ này thì cuộc đàm phán đã đạt được những kết quả nhất định. Hơn nữa, đây là cuộc đàm phán mặt đối mặt chính thức đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của hai nước kể từ khi chính quyền mới của Mỹ lên cầm quyền, và điều này rất hữu ích để hai bên hiểu rõ hơn về nhau. Đồng thời, việc nối lại đối thoại cấp cao giữa CHND Trung Hoa và Hoa Kỳ ở giai đoạn này và việc khôi phục các cơ chế tương ứng từng bị chấm dứt dưới thời Trump giúp đảo ngược xu hướng tiêu cực. Tuy nhiên, tôi không cho rằng những cuộc đàm phán này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hướng phát triển của quan hệ song phương".

Lại thêm các biện pháp trừng phạt khác

Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.01.2021
Chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Biden sẽ thế nào?
Tuy nhiên, như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lưu ý trong các cuộc đàm phán với phía Mỹ, việc Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các quan chức Trung Quốc hoàn toàn không phải là một bước đi thân thiện. Ông Vương Nghị ám chỉ một cách rõ ràng rằng Trung Quốc trông đợi vào sự chào đón thân thiện hơn trên đất Mỹ. Nhân tiện đây xin nói thêm, mặc dù hàng năm Trung Quốc luôn công bố báo cáo về nhân quyền ở Hoa Kỳ, nhưng lần này Bắc Kinh không làm như vậy trước cuộc họp ở Anchorage. Trong khi đó, chính sách của Hoa Kỳ vẫn rất rắn, nếu không muốn nói là thô lỗ, và không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn đối với Nga. Biden cho phép mình đưa ra những tuyên bố mà ngay cả Trump cũng phải kiềm chế. Nhìn chung, theo quan điểm của chuyên gia Zhang Xin, chính quyền hiện tại của Mỹ chỉ đang tiếp tục đường hướng chính sách trước đó.

“Nhìn chung, chính quyền mới của Mỹ tiếp tục đường lối chính sách đã được vạch ra thời Trump đối với Liên bang Nga và CHND Trung Hoa. Sự thay đổi của đảng lãnh đạo, cũng như sự thay đổi nhà lãnh đạo, với tất cả các đặc điểm cá nhân của người đó, vẫn sẽ không thể thay đổi hoàn toàn mối quan hệ của Hoa Kỳ với CHND Trung Hoa hoặc Liên bang Nga. Tất nhiên, không giống như Trump, Biden đặt điểm nhấn và thể hiện quan điểm của mình đối với Trung Quốc theo một cách hơi khác. Ngoại giao được chú trọng hơn. Ví dụ, trong cuộc đàm phán hiện nay, Blinken và Sullivan đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không chỉ thể hiện lập trường của mình, mà còn thể hiện quan điểm của các đồng minh. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố cấu trúc quyết định hướng phát triển của quan hệ hai nước".
© REUTERS / Frederic J. BrownCuộc gặp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jake Sullivan, Trưởng Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương CPC Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Anchorage
Quan hệ Trung - Mỹ: Liệu có tốt hơn dưới thời Biden? - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2021
Cuộc gặp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jake Sullivan, Trưởng Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương CPC Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Anchorage

Gần như ngay sau cuộc hội đàm, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp xúc với các đối tác của mình. Ngoại trưởng Blinken đã đến Brussels để dự một cuộc họp cấp bộ trưởng NATO, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thì bay tới Trung Quốc. Rõ ràng là cả chuyến thăm của Blinken tới EU và Lavrov tới Trung Quốc đều đã được lên kế hoạch từ trước và như Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, tất nhiên, không phải được lên kế hoạch dựa vào cuộc đàm phán Trung-Mỹ. Mặt khác, rõ ràng là kết quả của cuộc gặp ở Anchorage sẽ được hai bên thảo luận bằng cách nào đó với các đối tác của mình. Trong trường hợp của Trung Quốc và Nga, điều này còn logic hơn trong bối cảnh Washington đang gây sức ép tương tự đối với cả hai nước.

Nga và Trung Quốc phải có hành động chung

Trả lời phỏng vấn của truyền thông Trung Quốc, ông Sergei Lavrov nói rằng Nga và Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp chung cho phép hai nước giảm thiểu rủi ro liên quan đến các lệnh trừng phạt của Mỹ. Mặt khác, quan hệ giữa Liên bang Nga và CHND Trung Hoa đang phát triển dưới tác động của nhiều yếu tố. Sự phối hợp hai bên thực sự đang tăng cường, nhưng không chỉ chống lại Hoa Kỳ, như chuyên gia Zhang Xin nhấn mạnh:

Ảnh Joe Biden trên màn hình ở Hồng Kông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2021
Biden có thể thay đổi điều gì đó trong quan hệ với Trung Quốc, nhưng không phải ở Biển Đông

“Chắc chắn có một xu hướng củng cố sự phối hợp chung giữa Nga và Trung Quốc, nhưng không nhất thiết nhằm chống lại Hoa Kỳ. Trong khi chính sách của Hoa Kỳ vẫn là khía cạnh quan trọng nhất xác định quan hệ ba bên, Trung Quốc và Nga sẽ không gắn sự phối hợp chính sách của riêng họ với chính sách của Hoa Kỳ. Trên thực tế, Trung Quốc và Nga có thể phối hợp chính sách của họ trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như cuộc chiến chống đại dịch, bao gồm nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc xin giữa hai bên. Tôi nghĩ đây sẽ là chủ đề chính của cuộc gặp với Ngoại trưởng Lavrov. Và điều này không liên quan trực tiếp đến chính trị Mỹ ”.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Biden hứa rằng ông sẽ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc và Nga về các vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến lợi ích và các giá trị chung của Mỹ, còn về những khía cạnh có thể hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, Washington sẽ cố gắng tìm ra tiếng nói chung với Matxcơva và Bắc Kinh. Một mặt, đã có những thay đổi nhất định theo hướng này. Khác với Trump, Biden đã gia hạn hiệp ước vũ khí tấn công và chiến lược START-3 với Liên bang Nga. Đối thoại về khí hậu đã được nối lại với Trung Quốc. Nhưng mặc khác, khẩu chiến căng thẳng và sự can thiệp vào các vấn đề đại diện cho "lợi ích cơ bản" của các quốc gia khác có thể làm suy yếu mọi nỗ lực thiết lập đối thoại, ngay cả khi điều này là có thể, và kéo mối quan hệ vào vòng xoáy mới theo hướng đi xuống. Nhân tiện xin nói thêm, lịch sử đã cho thấy rằng hầu hết các cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tham gia không bắt đầu dưới quyền của "diều hâu" - đảng Cộng hòa, mà chính  dưới quyền đảng Dân chủ, những người đem các giá trị chung của Mỹ áp đặt với thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала