Bộ Tài chính Việt Nam đang “nghiên cứu” gì về tiền ảo?

© Depositphotos.com / AntonMatyukhaTiền ảo
Tiền ảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Đăng ký
Trước những “cơn sốt” tiền ảo, bitcoin trên thế giới cũng như tại Việt Nam, Bộ Tài chính vừa quyết định thành lập Tổ Nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo phục vụ việc thiết kế cơ chế, chính sách, cơ chế quản lý.

Các chuyên gia kinh tế, tài chính, pháp luật vẫn đang nêu những ý kiến khác nhau về việc Việt Nam có nên chấp nhận tiền ảo và các giao dịch tài sản ảo hay không.

Trước hết, cần định nghĩa rõ ràng về loại tài sản này và có khung pháp lý rõ ràng vừa đảm bảo quy định của pháp luật, tránh thất thoát và hạn chế nguy cơ rủi ro cho nhà đầu tư cũng như người dân.

Bộ Tài chính lập Tổ nghiên cứu cơ chế quản lý về tài sản ảo, tiền ảo

Ngày 30/3, Bộ Tài chính Việt Nam cho biết đã thành lập Tổ nghiên cứu về tiền ảo, tài sản ảo để thiết kế chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của các Bộ có liên quan.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa chấp nhận tiền ảo. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước đó nhiều lần lên tiếng cảnh báo việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như một loại tài sản ảo tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ cho người dân, đồng thời không được pháp luật bảo vệ.

Đại diện của tiền ảo Bitcoin được nhìn thấy trên bo mạch chủ trong hình minh họa này được chụp vào ngày 24 tháng 4 năm 2020 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.03.2021
Tiền ảo tại Việt Nam: Cần có khung pháp lý để tránh rủi ro

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn chưa chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp.

Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo, cũng như chưa quy định đơn vị chính thức quản lý việc phát hành và giao dịch các đồng tiền ảo, tài sản ảo.

Do đó, đồng quan điểm với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cho rằng, các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền ảo do một số cá nhân tại Việt Nam thực hiện thông qua các sàn giao dịch tiền ảo quốc tế như Binance, Coinbase… hoặc thông qua hình thức thỏa thuận trực tiếp tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo để thiết kế chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

Cụ thể, kể từ ngày 29/1/2018, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước của Bộ Tài chính đã có thông báo trên cổng thông tin điện tử của cơ quan này nhằm khuyến cáo các nhà đầu tư phải hết sức cẩn trọng khi “chơi tiền ảo”, đầu tư vào các tài sản ảo để tránh nguy cơ rủi ro, mất mát.

Đồng thời, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành Công văn số 4486 ngày 20/7/2018 đề nghị các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, không được thực hiện hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới tiền ảo trái pháp luật.

Bộ Tài chính cũng nhắc lại Quyết định số 1255 ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Công văn số 11633 của Văn phòng Chính phủ năm 2018 liên quan đến việc báo cáo rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Kinh doanh tiền ảo ở Việt Nam là bất hợp pháp

Đây là những cơ sở để Bộ Tài chính quyết định thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664 ngày 24/4/2020 của Bộ này nhằm thực hiện công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính.

“Hiện Tổ đã bước đầu triển khai việc nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo cũng như kinh nghiệm quốc tế trong hoạt động quản lý, giám sát liên quan”, Bộ Tài chính khẳng định.

Cùng với đó, Bộ Tài chính cũng xác định, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) là đơn vị được giao chủ trì Tổ nghiên cứu cũng đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ liên quan đến việc xây dựng khuôn khổ pháp lý quản lý tài sản mã hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Đề tài nghiên cứu có thể đưa ra những đề xuất ban đầu đối với vấn đề quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa trong thị trường chứng khoán Việt Nam”, Bộ Tài chính khẳng định.

Có nên đầu tư vào tiền ảo hay không?

Bộ Tài chính Việt Nam cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục thúc đẩy nghiên cứu để đề xuất với Chính phủ về cơ chế quản lý, giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo trong chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cơ quan này hướng đến việc cân bằng giữa mục tiêu sáng tạo, tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đảm bảo an toàn, an ninh cho thị trường tài chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như các thành viên khác tham gia thị trường tại Việt Nam.

Bitcoin, Litecoin и Ethereum - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Bất ngờ: Việt Nam xếp thứ hai thế giới về độ phổ biến của tiền ảo

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về tài sản ảo, tiền ảo, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tài sản ảo, tiền ảo chưa được pháp luật Việt Nam quy định.

Trước đó, như Sputnik Việt Nam đã thông tin, Ngân hàng Nhà nước khẳng định, Việt Nam chưa chấp nhận bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Cụ thể, trong những phát biểu với báo chí, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhiều lần khẳng định, theo các quy định pháp luật hiện hành, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo các tổ chức, cá nhân cần thận trọng, không nên đầu tư, nắm giữ cũng như thực hiện các giao dịch liên quan đến Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2018
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo

Theo cơ quan chức năng, nhà đầu tư tiền ảo đối mặt rủi ro mất giá trị rất cao so với khi sử dụng tiền tệ truyền thống được chính phủ hỗ trợ, thậm chí có nguy cơ mất trắng khi bong bóng tiền ảo có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào.

“Sử dụng bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định pháp luật hiện hành”, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhắc lại.

Các Bộ, ban, ngành cơ quan chức năng của Việt Nam đặc biệt khuyến nghị các tổ chức, cá nhân cần thận trọng, không nên đầu tư, nắm giữ cũng như thực hiện các giao dịch liên quan đến bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác.

“Điều mà chúng tôi muốn lưu ý người dân khi tham gia vào các hệ thống thanh toán này là cần bảo vệ thông tin dữ liệu cá nhân của mình, tuân thủ những quy định để bảo đảm quyền lợi của mình khi tham gia”, ông Đào Minh Tú nêu rõ.

Đối với vấn đề tiền ảo, giao dịch tài sản ảo, Bộ Công an cho hay, đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Ngân hàng Việt Nam, Bộ Tài chính và các bộ, ban, ngành có liên quan nghiên cứu về loại hình đầu tư kinh doanh tiền ảo, từng bước đưa loại hình đầu tư kinh doanh này vào khuôn khổ, theo nhiệm vụ, chức năng của pháp luật Việt Nam để có thể kiểm soát được.

© Depositphotos.com / Hello.artmagination.comTiền ảo.
Bộ Tài chính Việt Nam đang “nghiên cứu” gì về tiền ảo? - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.03.2021
Tiền ảo.
“Các trường hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng, sử dụng hình thức đầu tư, kinh doanh, môi giới của những hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên mạng internet, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, khi có đầy đủ chứng cứ thì cơ quan công an có thể tiến hành xử lý”, Thiếu tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn kiêm Chánh Văn phòng Bộ Công an thông tin trước báo chí khẳng định.

Việt Nam làm gì để hạn chế rủi ro của tiền ảo?

Về vấn đề này, TS.Nguyễn Minh Oanh, Trường Đại học Luật Hà Nội nêu quan điểm, Việt Nam chưa nên công nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán.

Bitcoin - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2019
Người Việt “mê” tiền ảo thứ 2 ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia

Theo lý giải của vị chuyên gia, việc chấp nhận tiền ảo là phương tiện thanh toán sẽ có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ khi điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ, tài chính và nhận thức của người dân chưa cao.

“Phải xem trong tương lai, khi nền tảng công nghệ, thị trường tài chính đã phát triển, sự tồn tại và phát triển của đồng tiền ảo đã ổn định thì lúc đó Việt Nam mới tính đến việc cân nhắc, xem xét tiền ảo có là một phương tiện thanh toán hay không”, bà Oanh nhấn mạnh.

Đối với giải pháp ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến tiền ảo, hạn chế rủi ro, TS. Nguyễn Minh Oanh nhấn mạnh Việt Nam chỉ nên công nhận các giao dịch liên quan đến tiền ảo đối với các ví giao dịch được đăng ký và có danh tính.

“Chúng ta có thể áp dụng các biện pháp hành chính hoặc hình sự đối với các chủ thể thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo không đăng ký”, bà Oanh nói và đề xuất nên cấm tuyệt đối các hoạt động giao dịch tiền ảo ẩn danh, không “lộ mặt” hay rõ ràng, minh bạch thông tin.

Phát biểu về vấn đề này, TS. Trần Văn Biên, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nêu quan điểm, đối chiếu với quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì tiền ảo không được coi là tài sản hay hàng hoá.

Dẫn chứng Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ, “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”,  TS. Biên khẳng định, theo quy định này, tiền ảo không được coi là tài sản vì nó không thuộc bất kỳ loại nào trong các loại nêu trên cả.

Chuyên gia Trần Văn Biên phân tích, việc chưa có quy định cụ thể nào của pháp luật dân sự khẳng định tiền ảo là một loại tài sản dẫn đến những hệ quả tiếp theo là các quan hệ dân sự như sở hữu, thừa kế, hợp đồng hay bồi thường thiệt hại liên quan đến tiền ảo đều không có cơ chế để giải quyết một cách phù hợp.

Vấn đề đặt ra là ai là người chịu trách nhiệm, nghĩa vụ các bên liên quan cũng như tính hợp pháp của giao dịch tiền ảo, tài sản ảo.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2019
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam "bác" thông tin đã cấp phép sàn giao dịch tiền ảo

Ông Biên khuyến nghị Việt Nam cần có một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo để xác định phạm vi đối tượng tiền ảo được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam, từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật khác có liên quan.

“Bên cạnh đó, cũng cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm “các loại tài sản khác do pháp luật quy định”, TS. Trần Văn Biên lưu ý.

Chuyên gia nhấn mạnh khung pháp lý là cơ sở để quy định về sàn giao dịch, thuế đối với tiền ảo, quản lý phương thức huy động tiền điện tử ảo (ICO), giúp đấu tranh tốt hơn với các hành vi trái pháp luật, hỗ trợ các cơ quan quản lý đối với giao dịch tiền ảo.

Cùng với đó, TS. Trần Văn Biên lưu ý, Việt Nam cũng cần có sự điều chỉnh pháp luật, quy định cụ thể về thuế, cách tính thuế với loại tài sản mới này nhằm tránh thất thoát khoản thu thuế khổng lồ chỉ vì chưa có khung pháp lý về tiền ảo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала