Việt Nam không phải Trung Quốc. Hà Nội ‘xử lý tốt’ nguy cơ bị Mỹ trừng phạt?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Trần Tuấn Anh
Ông Trần Tuấn Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Đăng ký
Quan hệ Việt- Mỹ không ngừng phát triển. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Hà Nội đang phải đối mặt với một số thách thức liên quan đến chính sách tiền tệ (cáo buộc thao túng tiền tệ), thâm hụt thương mại quá lớn với Washington.

Trong bối cảnh đó, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch TIFA vừa có cuộc điện đàm với bà Katherine Tai, Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ nhằm hướng đến việc tăng cường hợp tác Hà Nội – Washington, hài hòa cán cân thương mại Việt – Mỹ.

Liệu những nỗ lực của Việt Nam có thể giúp Hà Nội tránh được nguy cơ bị Mỹ trừng phạt?

Việt Nam đã xử lý hiệu quả những nghi ngờ của Mỹ?

Việt Nam nhiều lần nằm trong “tầm ngắm” của chính quyền Mỹ từ thời cựu Tổng thống Donald Trump đến ông chủ Nhà Trắng hiện tại Joe Biden vì được đánh giá là quốc gia hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Ngoài ra, giữa Việt Nam và Mỹ còn có vấn đề thâm hụt, chênh lệch cán cân thương mại, cáo buộc thao túng tiền tệ, do đó, tăng cường đối thoại cởi mở, xóa bỏ những nghi ngờ là việc Hà Nội cần tập trung thực hiện để tránh đi vào “vết xe đổ” của Trung Quốc khi liên tục phải hứng đòn trừng phạt từ Washington.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2020
Trump rốt cuộc sẽ "trừng phạt" Việt Nam bằng thuế thương mại?

Thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, cuộc điện đàm giữa ông Trần Tuấn Anh và bà Katherine Tai diễn ra trong không khí “xây dựng và tích cực”.

Theo đó, ngày 1 tháng tư, theo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA) đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Katherine Tai nhằm trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại song phương, củng cố tăng cường quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Tại cuộc trao đổi, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chúc mừng Bà Katherine Tai nhân dịp bà chính thức được Thượng viện Hoa Kỳ bổ nhiệm giữ vị trí Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong bộ máy chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Theo các số liệu thống kê từ Bộ Công Thương, hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có những bước tiến vượt bậc. Đáng chú ý, năm 2020 lần đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước vượt qua mốc 90 tỷ USD (cụ thể 90,8 tỷ USD). Cả hai bên đều cùng hướng tới con số 100 tỷ USD vào năm 2021 này bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tổng thể, trong giai đoạn 5 năm nhiệm kỳ vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng tới 230%, trong khi xuất khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng trưởng hơn 175%.

Bà Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2020
Việt Nam phản đối lệnh trừng phạt của Mỹ, đề nghị dỡ bỏ cấm vận công ty dầu khí

Đặc biệt, Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, đồng thời Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Hoa Kỳ.

Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia hưởng lợi tích cực từ ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, ngoài cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nguy cơ bị Washington áp đặt trừng phạt vì thâm hụt, chênh lệch cán cân thương mại quá lớn cũng như cáo buộc “thao túng tiền tệ”.

Chính quyền Việt Nam, cụ thể là dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cả “hệ thống chính trị” đã cùng vào cuộc mạnh mẽ, tăng cường đối thoại cởi mở, trao đổi thẳng thắn, sẵn sàng “gỡ rối” những vấn đề còn chưa đồng thuận giữa hai bên và xóa bỏ được nghi ngại của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump trước đó, tránh được những hệ lụy không cần thiết đối với mối quan hệ hợp tác song phương cũng như nền kinh tế.

Hợp tác kinh tế thương mại Việt – Mỹ đạt nhiều kết quả “thực chất”

Tại buổi điện đàm với đại diện chính quyền Tổng thống Joe Biden, hai bên đều nhất trí khẳng định, sau hơn 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, các lĩnh vực hợp tác từ chính trị, kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, môi trường, văn hóa giáo dục giữa Hà Nội – Washington đều phát triển hết sức tích cực.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2021
Việt Nam và Mỹ hợp tác “tháo chuông”

Theo đó, với sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà Lãnh đạo hai nước nói chung, cùng sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ trong vai trò đồng Chủ tịch của Hội đồng Hiệp định khung về thương mại đầu tư song phương (TIFA), cũng như của các Bộ ngành và doanh nghiệp hai nước nói riêng, hợp tác hữu nghị Việt – Mỹ luôn được nâng tầm và ngày càng thiết thực hơn.

Đặc biệt, theo Bộ Công Thương Việt Nam, quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả “thực chất”, đáp ứng được lợi ích của Chính phủ, người dân và cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Đánh giá những tiến triển tích cực đã đạt được trong thời gian qua, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bộ trưởng Công Thương của Việt Nam cũng đồng thời tỏ tin tưởng quan hệ giữa Hà Nội và Washington, với định hướng phát triển đúng đắn và dư địa lớn sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ổn định.

Ông Trần Tuấn Anh khẳng định, trong tổng hòa quan hệ Việt – Mỹ, hợp tác kinh tế - thương mại vẫn sẽ là trọng tâm và động lực chính thúc đẩy hữu nghị, hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.

Về phần mình, trao đổi với đại diện chính quyền Việt Nam, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ bà Katherine Tai khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng, có sự hợp tác hiệu quả và cam kết dài hạn đối với Hoa Kỳ trong nhiều khuôn khổ, cơ chế khác nhau như ASEAN, APEC…

© AFP 2023 / Tasos KatopodisKatherine Tai
Việt Nam không phải Trung Quốc. Hà Nội ‘xử lý tốt’ nguy cơ bị Mỹ trừng phạt? - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2021
Katherine Tai

Rất tiếc là chính quyền Tổng thống Trump trước đó đã quyết định rút khỏi TPP (sau này là CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). Nếu tham gia, cả Việt Nam và Mỹ đều có thể phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại và trên nhiều lĩnh vực khác với nhau theo cơ chế của một FTA thế hệ mới.

Mỹ lo ngại về chính sách tiền tệ của Việt Nam?

Hãng tin Bloomberg ngày 2 tháng 4 đưa tin cho biết, trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai có nêu một số quan ngại về thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.

“Chính sách tiền tệ của Việt Nam lọt vào ‘tầm ngắm’ của Mỹ từ thời chính quyền Trump ngay cả khi hai quốc gia – hai cựu thù ngày càng trở nên thân thiết hơn”, theo Bloomberg.

Mỹ được cho là đã ‘tiết chế’ không giáng các đòn trừng phạt với Việt Nam ngay cả sau khi Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa ra kết quả điều tra và cáo buộc Hà Nội có liên quan đến hành vi thao túng tiền tệ.

Bộ Tài chính Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2020
Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam: Liệu có phải “trò chơi chính trị”?

Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, bà Katherine Tai cho rằng chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay là “khá bất hợp lý” và gây ra nhiều hạn chế đối với các doanh nghiệp Mỹ. Tháng 1/2021, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã công bố kết quả điều tra về Khoản 301 nhắm vào chính sách tiền tệ của Việt Nam nhưng không đưa ra quyết định trừng phạt.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”.

Trong báo cáo tháng 12/2020 này, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định Việt Nam và Thụy Sĩ là hai quốc gia thao túng tiền tệ theo Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại quốc tế Omnibus năm 1988 với đầy đủ các tiêu chí mà chính quyền Hoa Kỳ đang áp dụng. Việt Nam và Thụy Sĩ bị chính quyền của Tổng thống Donald Trump xác định là thao túng tiền tệ khi đáp ứng đủ ba tiêu chí cụ thể.

Thứ nhất, thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ đạt ít nhất 20 tỷ USD. Thứ hai, thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP. Thứ ba, can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.

Ngoài Việt Nam và Thụy Sĩ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đưa vào danh sách giám sát 10 nền kinh tế gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Singapore, Ấn Độ, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2020
Việt Nam phủ nhận thao túng tiền tệ

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau đó đã ra thông cáo (hôm 17/12) khẳng định việc điều hành tỷ giá trong những năm qua đều “nằm trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung”, nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố, trong đó có các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nêu rõ, việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm “đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ” trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.

“Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến tới quan hệ thương mại hài hoà, bền vững”, Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Việt – Mỹ hướng đến cán cân thương mại hài hòa, hai bên cùng có lợi

Trong cuộc trao đổi với ông Trần Tuấn Anh, bà Katherine Tai đánh giá cao kết quả đối thoại chính sách thực chất, hiệu quả thông qua cơ chế của Hội đồng TIFA thời gian qua.

Bà nhấn mạnh, hai bên đã cùng trao đổi, tìm ra giải pháp giải quyết thỏa đáng được nhiều vấn đề kinh tế, thương mại, đem lại kết quả cụ thể, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại song phương.

Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2020
Việt Nam và Mỹ ký thỏa thuận hợp tác năng lượng trị giá gần 6 tỷ USD

Theo thông tin từ Bộ Công Thương Việt Nam, bà Katherine Tai cũng cho biết các vấn đề liên quan đến thương mại, dịch vụ số, nông nghiệp, lao động và các cuộc điều tra theo Mục 301 sẽ là những ưu tiên của Chính quyền Tổng thống Joe Biden trong quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng đồng thời cam kết sẽ tăng cường đối thoại với Việt Nam trong các vấn đề ưu tiên nêu trên để có thể tìm được tiếng nói chung, tránh những hệ lụy khó lường (như bị áp thuế hay các lệnh trừng phạt tương tự như Mỹ đã làm với Trung Quốc – PV).

Bên cạnh những vấn đề thảo luận quan trọng trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng tiến hành trao đổi tập trung về phương thức tăng cường hợp tác trong những khía cạnh hai bên cùng quan tâm như hợp tác chống chuyển tải và gian lận xuất xứ, nông nghiệp, nâng cao vai trò và hiệu quả thực chất của cơ chế đối thoại của Hội đồng TIFA.

Hai bên nhất trí thông qua việc thành lập thêm các nhóm công tác và yêu cầu sự tham gia đối thoại sâu hơn của các Cơ quan quản lý của hai nước.

“Thời gian tới, các bộ ngành Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chủ động hợp tác để giải quyết một cách toàn diện các quan tâm của Hoa Kỳ và Việt Nam. Qua đó, duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, hai bên cùng có lợi”, Bộ Công Thương Việt Nam nêu rõ.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình tiếp Quyền Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2020
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác năng lượng với Mỹ
Theo một số chuyên gia, Việt Nam ‘không phải Trung Quốc’, do đó không bị Mỹ tìm đủ mọi phương cách để hạn chế ‘sự trỗi dậy’, sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng của Bắc Kinh.

Cũng phải thẳng thắn đánh giá rằng, Việt Nam luôn hành động hết sức kịp thời, khẩn trương theo tinh thần thiện chí, mang tính xây dựng. Hà Nội đã luôn nỗ lực đối thoại, hóa giải những nghi ngờ, tăng cường hiểu biết lẫn nhau với Washington chứ không “đổ thêm dầu vào lửa” như những gì Bắc Kinh đã làm.

Cùng với đó, trước khi Mỹ ra quyết định cuối cùng, theo các chuyên gia, có càng nhiều những thỏa thuận thương mại và đầu tư giữa 2 nước được ký kết theo hướng thu hẹp thâm hụt thương mại song phương và càng nhiều hoạt động hợp tác đầu tư giữa Mỹ với Việt Nam càng tốt. Chính quyền Việt Nam hiểu rất rõ điều này và đang đi theo đúng hướng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала