Vì sao tỷ phú Elon Musk khó phủ sóng internet vệ tinh ở Việt Nam?

© AFP 2023 / Britta PedersenElon Musk
Elon Musk - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Đăng ký
Sự thật về thông tin internet vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk sắp phủ sóng Việt Nam vào năm 2022, cạnh tranh trực tiếp với các nhà mạng hàng đầu Việt Nam như Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel hay VNPT.

Đại diện Cục Viễn Thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về internet vệ tinh Starlink của Elon Musk đang có kế hoạch phủ sóng Việt Nam vào năm 2022? Liệu các doanh nghiệp nước ngoài như Starlink có thể phủ sóng thành công internet vệ tinh ở Việt Nam?

Thực hư tin internet vệ tinh Starlink của Elon Musk có thể phủ sóng Việt Nam từ 2022

Những ngày qua, thông tin về dự án phủ sóng internet bằng vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk phát triển được thông báo cho người dùng Việt Nam đăng ký, đặt cọc với mục tiêu “phủ sóng ở Việt Nam từ năm 2022” đang gây sự chú ý trong dư luận và người dùng công nghệ.

Starlink là dự án phủ sóng internet vệ tinh của tỷ phú Elon Musk do chính đội ngũ SpaceX thiết kế. Đây là gã khổng lồ về hoạt động nghiên cứu và khám phá vũ trụ, không gian của thế giới.

Vệ tinh  trên hành tinh trái đất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
‘Mắt thần’ ở Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vệ tinh NanoDragon

Mạng internet bằng vệ tinh Starlink của Elon Musk nhờ lợi thế được truyền qua vệ tinh nên người dùng sẽ không cần phải kết nối cáp để sử dụng.

Tuy nhiên, để có thể “tiếp sóng” mạng internet vệ tinh, người dùng sẽ phải mua thêm bộ thiết bị thu sóng và phải trả tiền thuê bao hàng tháng trong suốt quá trình sử dụng như đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông khác.

Cụ thể, để thu nhận tín hiệu internet vệ tinh Starlink, người dùng phải gắn chảo Starlink trên mái nhà. Công ty cũng cho biết, người dùng sẽ cần dùng thêm bộ định tuyến WIFI, nguồn điện, cáp và giá đỡ tốt.

Tuy nhiên, ngay cả những vật cản nhỏ như cây xanh, cột điện, vật thể khác cũng có thể làm gián đoạn dịch vụ. Do đó, chảo Starlink cần một khoảng không gian rộng để nhận tín hiệu từ không gian từ hệ thống của công ty SpaceX.

Phía Starlink cho biết thêm rằng, trong thời gian thử nghiệm, đơn vị này có thể cung cấp cho người dùng khả năng truy cập Internet với tốc độ đường xuống trong khoảng từ 50-150 Mbps và độ trễ từ 20-40 ms.

Starlink cũng cho hay, gói dịch vụ Internet vệ tinh của Starlink được ấn định cho một khu vực cố định trên mặt đất. Nếu mang chảo Startlink của mình đến một khu vực khác, người dùng sẽ không thể truy cập vào dịch vụ này.

Thời gian gần đây, khi điền địa chỉ Việt Nam vào trang web đăng ký, người dùng sẽ thấy thông báo “Starlink đang nhắm đến mục tiêu phủ sóng khu vực của bạn vào năm 2022”.

© Depositphotos.com / GostonMorisVệ tinh Starlink của SpaceX.
Vì sao tỷ phú Elon Musk khó phủ sóng internet vệ tinh ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Vệ tinh Starlink của SpaceX.

Theo ghi nhận về việc đặt dịch vụ của Starlink, chỉ cần nhập địa chỉ muốn đăng ký dịch vụ, ngoài thông báo về mục tiêu phủ sóng, doanh nghiệp của tỷ phú Elon Musk còn hiển thị thông báo rằng dịch vụ sẽ được triển khai theo nguyên tắc “first-come, first-served” (nghĩa là đến trước, được phục vụ trước) theo thứ tự lần lượt sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

Người dùng cũng chỉ cần đăng ký “đặt cọc” trước 99 USD (khoảng hơn 2,3 triệu VNĐ) và có thể được hoàn tiền nếu đổi ý muốn hủy đặt cọc dịch vụ. Được biết, tốc độ phủ sóng của Starlink phụ thuộc vào tốc độ triển khai phóng vệ tinh của SpaceX.

SpaceX được phép phóng khoảng 12 ngàn vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất ở tầm thấp nhưng tính đến cuối tháng ba, mới có khoảng 1/385 thiết bị trên mạng lưới.

Cục Viễn thông nói gì về internet vệ tinh Elon Musk phủ sóng Việt Nam năm 2022?

Thông tin việc trang chủ Starlink cho phép đặt cọc dịch vụ, để sẵn sàng sử dụng vào năm 2022 tại Việt Nam, tuy nhiên, giới chức đất nước cho biết, đây mới chỉ là thông báo một bên từ phía Starlink của Elon Musk. Việc dịch vụ có thể được triển khai và hoạt động ở Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Lên tiếng về thông tin internet vệ tinh Starlink của Elon Musk ‘phủ sóng Việt Nam vào năm 2022”, đại diện Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã có phản hồi.

  Lễ ký kết gói thầu “Vệ tinh LOTUSat-1, thiết bị và đào tạo nhân lực”.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2019
Việt Nam lần đầu tiên chế tạo vệ tinh radar

Theo đại diện Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong thời gian vừa qua, Cục có nhận được thông tin liên hệ từ phía đơn vị phát triển dự án Starlink đề nghị giới thiệu về dự án phủ sóng Internet bằng vệ tinh Starlink cũng như tìm hiểu về các quy định pháp lý cần thực hiện trong trường hợp Starlink muốn tiến hành cung cấp dịch vụ tại thị trường Việt Nam trong tương lai.

Đại diện Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cũng khẳng định, Starlink chưa hề có đề xuất, kiến nghị cụ thể nào đối với đại diện chính quyền Việt Nam về việc “phủ sóng internet”.

“Starlink chưa có đề xuất, kiến nghị cụ thể nào về việc xin cấp phép cung cấp dịch vụ của mình chính thức tại Việt Nam”, Cục Viễn thông cho biết.

Trong khi đó, kinh doanh dịch vụ truy nhập internet - một loại hình dịch vụ viễn thông - là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam).

“Công ty này phải có thoả thuận thương mại với doanh nghiệp trong nước đã được cấp phép mới có thể kinh doanh tại Việt Nam”, Cục Viễn thông nêu rõ.

Cùng với đó, Cục Viễn thông hiện đang thu thập thông tin và phối hợp với các đơn vị chức năng để sớm làm việc với Starlink nhằm kịp thời hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật nếu tiến hành cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

© AFP 2023 / Mariana SuarezVệ tinh Starlink của SpaceX.
Vì sao tỷ phú Elon Musk khó phủ sóng internet vệ tinh ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Vệ tinh Starlink của SpaceX.

Theo Cục Viễn thông, các thông tin được công bố trên website chỉ thể hiện quan điểm, dự kiến kế hoạch kinh doanh của Starlink có thể nhằm thực hiện mục đích quảng cáo, marketing cho hoạt động, sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp (tương tự như việc một số doanh nghiệp thực hiện việc thăm dò, kích thích nhu cầu khách hàng thông qua việc cho phép “đặt hàng sớm” trước khi sản phẩm, dịch vụ có mặt trên thị trường).

Do đó, theo đại diện Cục Viễn thông, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có ý nghĩa pháp lý.

“Điều này không khẳng định chắc chắn rằng Starlink có thể chính thức cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tại thị trường Việt Nam”, Cục Viễn thông nhấn mạnh.

Khi nào tỷ phú Elon Musk mới có thể phủ sóng Internet vệ tinh tại Việt Nam?

Thực tế cũng trên website của Starlink, nội dung được công bố ở mục Thoả thuận đặt trước cho thấy dịch vụ mới chỉ chính thức áp dụng tại 15 quốc gia.

Theo đại diện cơ quan chức năng, đây có thể là những quốc gia mà Starlink đã đạt được thoả thuận với cơ quan quản lý nhà nước của nước sở tại về việc cho phép Starlink cung cấp loại dịch vụ này trên lãnh thổ của quốc gia đó.

© Ảnh : starlink.com/ScreenshotTrang web Starlink.
Vì sao tỷ phú Elon Musk khó phủ sóng internet vệ tinh ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Trang web Starlink.

Ở thời điểm hiện tại, công ty Starlink của tỷ phú Elon Musk chưa đạt được Thoả thuận cho phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, do đó, Cục Viễn thông khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần tự đánh giá rủi ro có thể gặp phải và thận trọng trước khi quyết định, thực hiện việc đăng ký, đặt cọc với dịch vụ mới này.

“Cần cẩn trọng chứ không chỉ tin tưởng, căn cứ hoàn toàn vào các thông tin quảng cáo, thăm dò thị trường do doanh nghiệp cung cấp trên website”, Cục Viễn thông nhấn mạnh.

Cục Viễn thông làm rõ thêm cho biết, trên thực tế, việc cung cấp dịch vụ truy nhập internet qua vệ tinh của Starlink hay bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào khác (như Immarsat, Thuraya, GlobalStar …) tới người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam (nếu có) đều là hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp nước ngoài cho khách hàng sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Vụ phóng vệ tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2019
Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh lên không gian đến năm 2022
Do đó, theo quy định các công ty này sẽ chịu điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành (Luật Viễn thông) và cam kết quốc tế (WTO, CPTPP).

Theo đó, về cơ bản, nếu muốn cung cấp dịch vụ vệ tinh trên lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài (như Immarsat, Thuraya trước đây hoặc có thể là Space X trong thời gian tới) phải có thoả thuận thương mại với doanh nghiệp của Việt Nam đã được cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông với phương thức truyền dẫn qua vệ tinh hoặc thành lập liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam.

Liên danh này, theo Cục Viễn thông, tỷ lệ cũng phải tuân thủ quy định của cam kết quốc tế, pháp luật về đầu tư để đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Cục Viễn thông khẳng định, nếu có nhu cầu triển khai cung cấp dịch vụ chính thức tại Việt Nam, Starlink sẽ phải thực hiện các thủ tục cần thiết về mặt pháp lý theo quy định của cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan tới hoạt động của Starlink tại thị trường Việt Nam.

Cụ thể, đó là đảm bảo an toàn an ninh thông tin, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng tần số, kiểm soát chất lượng thiết bị đầu cuối truy nhập, chất lượng dịch vụ.

Cục Viễn thông khẳng định, hiện chưa có doanh nghiệp nước ngoài nào độc lập chính thức được cung cấp dịch vụ internet vệ tinh tại Việt Nam.

“Một doanh nghiệp của Mỹ đang làm việc với một công ty luật Việt Nam để xin cấp phép từ cơ quan quản lý, còn Immarsat đã hợp tác với nhà mạng VNPT”, Cục cho hay.

Cục Viễn thông cũng cho biết, là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành viễn thông, nên Cục luôn sẵn sàng làm việc và lắng nghe nhu cầu từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc triển khai các dịch vụ mới nhằm đảm bảo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh của Việt Nam, nâng cao chất lượng dịch vụ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hơn hết là bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông Việt Nam.

Sẽ không dễ để Elon Musk phủ sóng internet ở Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia, không dễ dàng để công ty của Elon Musk có thể thực hiện phủ sóng toàn bộ internet tại Việt Nam bởi kinh doanh dịch vụ viễn thông là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Bên cạnh nhu cầu sử dụng thông thường, còn một vấn đề quan trọng khác khi nhắc tới dịch vụ internet vệ tinh đó chính là những tác động tới các dịch vụ viễn thông truyền thống cũng như an ninh quốc gia.

Vệ tinh MicroDragon của Việt Nam được phóng lên từ tên lửa Epsilon số 4 của Nhật Bản và đã tách thành công khỏi tên lửa - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.02.2019
Phút ‘nín thở’ khi vệ tinh của Việt Nam bay vào quỹ đạo

Do vậy, theo các chuyên gia, Việt Nam cần có những nghiên cứu, thử nghiệm cũng như theo sát các hội nghị quốc tế về quản lý và cấp phép cho dịch vụ vệ tinh để có kế hoạch trước với loại hình dịch vụ này. Do đó, rất khó có thể khẳng định chắc chắn Starlink của tỷ phú Elon Musk có thể được chính thức cấp phép và cung cấp dịch vụ internet vệ tinh tại đây.

Hiện trong nước, tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel cũng đã đề xuất việc triển khai thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh bằng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp. Do đó, Starlink của Elon Musk không phải lựa chọn duy nhất đối với người dùng Việt Nam.

Theo đại diện Viettel, khó khăn của các doanh nghiệp trong nước khi phát triển dịch vụ này là tiềm lực để triển khai chùm vệ tinh quỹ đạo thấp. Nếu triển khai, rất có thể các nhà mạng trong nước sẽ phải phụ thuộc vào hệ thống vệ tinh của doanh nghiệp nước ngoài.

Xét về tính khả thi, hiện tại, so sánh có thể thấy giá thành dịch vụ internet từ chùm vệ tinh quỹ đạo thấp như của Starlink hiện vẫn cao gấp từ 7-8 lần so với giá dịch vụ internet băng rộng cố định tại Việt Nam.

© Depositphotos.com / RafapressStarlink logo
Vì sao tỷ phú Elon Musk khó phủ sóng internet vệ tinh ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Starlink logo

Tuy nhiên, nếu Viettel, hoặc dịch vụ internet vệ tinh của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động được ở Việt Nam – tất nhiên vẫn phải tuân thủ chặt chẽ quy định pháp luật của nước sở tại và không gây hại đến vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia thì đây sẽ là giải pháp giúp diện phủ sóng internet của Việt Nam tăng lên nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cùng với đó, dịch vụ internet vệ tinh dựa trên công nghệ chùm vệ tinh quỹ đạo tầm thấp (như Viettel đang làm) sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của hàng hải, hàng không, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế đất nước nói chung cũng như giải quyết các hạn chế về vấn đề viễn thông, thông tin, liên lạc trong thời gian tới khi Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu về công nghệ trong khu vực và vươn tầm thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала