Việt Nam nổi lên đe dọa vị thế dẫn đầu của Trung Quốc?

© AFP 2023 / Nhac NguyenCảng Hải Phòng.
Cảng Hải Phòng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Đăng ký
Tăng trưởng GDP cao hơn mức trung bình của thế giới, nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu, theo nhiều chuyên gia, có thể đe dọa vị thế dẫn đầu của Trung Quốc, đặc biệt trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung ngày càng làm giảm sự lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Việc các tập đoàn khổng lồ quốc tế rời Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách là cơ sở sản xuất mới của những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, được kỳ vọng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với các nhà đầu tư thế giới.

Không phải Trung Quốc, Mỹ mới là nước tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục tăng cao và những chính sách kích cầu kinh tế của chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam.

Đánh giá cao khả năng phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam, tờ The Wall Street Journal hồi cuối tháng ba cũng đưa ra nhận định, Mỹ đang là quốc gia chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và là đối tác kinh tế cực kỳ quan trọng của Hà Nội.

Quốc kỳ Việt Nam, chợ ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2021
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn mức của thế giới và tiếp tục dẫn đầu

Không phải Bắc Kinh, Washington mới là ‘bạn hàng’ đóng vai trò thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam ngày càng phục hồi nhanh, tăng trưởng đột phá và hướng đến yếu tố bền vững. Kinh tế Mỹ càng phục hồi vững vàng, càng kích thích tích cực xuất khẩu của Việt Nam.

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2021, ghi nhận mức tăng GDP của Việt Nam ước tính vào khoảng 4,48% so với cùng kỳ năm 2020 mà theo nhận định của WSJ, sự hồi phục kinh tế của Việt Nam bắt nguồn từ kỳ tích trong tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ hàng hóa, nhất là vào thị trường Mỹ.

“Xuất khẩu (của Việt Nam) sang Mỹ tăng đặc biệt mạnh và chưa có dấu hiệu chững lại”, báo cáo cho thấy.

Số liệu của Tổng cục Thống kê, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng xác nhận đánh giá này của báo chí Mỹ. Theo đó, về thị trường xuất khẩu hàng hóa quý I/2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là Trung Quốc đạt 12,5 tỷ USD, tăng 34,3%, thị trường EU đạt 9,6 tỷ USD, tăng 14,2%. Trong khi đó, thị trường ASEAN đạt 6,5 tỷ USD, tăng 3,4%. Xuất khẩu của Việt Nam đi Hàn Quốc đạt 5 tỷ USD, tăng 6,4%, Nhật Bản đạt 4,9 tỷ USD, giảm 1,5%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I/2021 ước đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chiếm ưu thế (76,3%) là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI (kể cả dầu thô) đạt 59,04 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, Việt Nam có 11 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 76,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 54,7%). Cán cân thương mại hàng hóa quý I/2021 ước tính xuất siêu 2,03 tỷ USD.

Chiều ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên tới 23,8 tỷ USD, tăng tới 47,3% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của cơ quan này cũng cho thấy, Việt Nam chỉ nhập 4 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ, tuy nhiên, mức này đã tăng 13% với nỗ lực cân bằng cán cân thương mại, tránh thâm hụt hàng hóa, hướng đến xu thế ‘bền vững’, ‘hài hòa’ trong quan hệ thương mại Hà Nội – Washington.

Quốc kỳ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2019
Hoa Kỳ có kế hoạch áp đặt thuế đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam

Đối chiếu các số liệu về xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của phía Mỹ, WSJ khẳng định, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng đáng kể.

Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 1/2021, nhập khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tăng tương đương khoảng 29% tổng xuất khẩu của Việt Nam, cao hơn nhiều so với mức trung bình 20% trước năm 2019.

“Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu (trong bối cảnh xung đột thương mại Trung Quốc – Mỹ). Dù một số lợi ích Việt Nam nhận được có thể chỉ là tức thời, tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu từ Hà Nội – sang Washington sẽ còn giữ mức cao trong một thời gian tới”, WSJ nhận định.

Báo Mỹ cũng khẳng định, tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ sẽ kích thích tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Nếu tăng trưởng kinh tế của Washington đạt 6,5% trong năm 2021, giống như dự đoán của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhu cầu nhập khẩu của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao, tạo điều kiện cho các đại diện doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Bên cạnh đó, nội tại nền kinh tế Việt Nam cũng có nhiều điểm tích cực giúp xuất khẩu có nhiều cơ hội thuận lợi hơn, từ việc kiểm soát tốt đại dịch do coronavirus gây nên, đến các mốc kỷ lục đã được thiết lập trên thị trường chứng khoán với nhiều triển vọng tích cực.

Yếu tố giúp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao

Trong cuộc trao đổi với báo chí gần đây, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam cho rằng, FDI từ xu hướng chuyển dịch sản xuất toàn cầu sẽ giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng GDP cao.

© AFP 2023 / ISAAC LAWRENCEHSBC tại Hồng Kông
Việt Nam nổi lên đe dọa vị thế dẫn đầu của Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
HSBC tại Hồng Kông

Lãnh đạo HSBC đánh giá, khi thế giới bắt đầu hồi phục từ đại dịch Covid-19 thì tương lai của nền kinh tế Việt Nam ngày càng tươi sáng hơn và dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ đổ về quốc gia này mạnh mẽ. Trong cuộc phỏng vấn với VnEconomy, ông Tim Evans khẳng định, HSBC dự đoán dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ, giúp đất nước quay trở lại quỹ đạo kinh tế với mức tăng GDP hàng năm vào khoảng 6,6%.

Phố Tạ Hiện, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam
HSBC kỳ vọng, vốn FDI hàng năm sẽ trở lại ở mức trên 30 tỷ USD nhờ sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam với chính trị ổn định, chính sách rõ ràng và nhất quán. Ngoài ra, đồng tiền quốc gia ổn định, dự trữ ngoại tệ mạnh cộng với 15 Hiệp định FTA, lạm phát được kiểm soát cùng nguồn lao động trẻ, nhân lực chăm chỉ với tinh thần cầu tiến sẽ đóng góp không nhỏ vào thành công của Việt Nam.

Đánh giá quá trình hội nhập toàn cầu sâu rộng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ và yếu tố không thể thiếu trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tương lai, Tổng Giám đốc HSBC Tim Evans cho rằng, quốc gia Đông Nam Á này hiện đã rất tích cực để hội nhập quốc tế với 3 FTA đã được ký kết: Hiệp định Vương quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA), Hiệp định EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Cùng với đó, ông Evans cũng nhắc lại thực tế rằng, Việt Nam đã tăng cường hội nhập kinh tế thông qua việc gia nhập WTO và 14 hiệp định thương mại đa phương và song phương đang có hiệu lực.

“Sự kết nối thương mại quốc tế này đã và đang là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam”, ông Tim Evans nêu rõ đồng thời khẳng định các FTA sẽ hạ thấp các rào cản thương mại, tạo nhiều cơ hội hơn cho các công ty nước ngoài đến Việt Nam cũng như mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty Việt Nam trong thương mại và giao dịch quốc tế thời gian tới.

Đánh giá về chính sách của Chính phủ nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyên gia của Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có môi trường đầu tư được cải thiện nhanh nhất và điều này được thể hiện qua việc các công ty quốc tế dành sự quan tâm mạnh mẽ đối với đầu tư vào Việt Nam.

Điển hình như Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 50 năm 2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Lãnh đạo HSBC cho rằng, đây là những tín hiệu tích cực cho các công ty quốc tế có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Các chính sách mà Hà Nội đẩy mạnh áp dụng giúp thu hút dòng vốn FDI vào trong nước mà còn có thể cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam. Ông Tim Evans đánh giá cao tinh thần sẵn sàng học hỏi của lãnh đạo và các cơ quan chức năng của Việt Nam đồng thời khẳng định HSBC sẵn sàng hỗ trợ.

“Sự sẵn sàng học hỏi và thích ứng để đảm bảo rằng Việt Nam luôn thu hút các nhà đầu tư là rất quan trọng. Điều này cùng với các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết khiến Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư rất hấp dẫn”, chuyên gia nhấn mạnh.

Sự nổi lên của Việt Nam đe dọa vị thế dẫn đầu của Trung Quốc?

Đây là quan điểm mà nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính quốc tế khi nhận định về sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam như một ứng cử viên sáng giá cho cứ điểm sản xuất mới hàng đầu bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, đe dọa vị thế dẫn đầu, ngôi vị ‘công xưởng sản xuất của thế giới’ của Bắc Kinh, nhất là trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung chưa rõ hồi kết, khiến các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Samsung - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2021
'Bộ não' nền kinh tế: Samsung biến Việt Nam thành cứ điểm chiến lược về công nghệ

Lãnh đạo HSBC tại Việt Nam nêu quan điểm, Chính quyền Hà Nội đang nỗ lực đưa Việt Nam tiến lên trong chuỗi giá trị, hướng ưu tiên đến nguồn vốn FDI chất lượng cao mảng công nghệ.

Dẫn chứng việc xuất khẩu hàng điện tử Việt Nam đạt kỷ lục 96 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu, Tổng Giám đốc HSBC tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cũng nổi lên như một nhà cung cấp chip xử lý.

“Trong khi Trung Quốc sản xuất 70% máy tính trên toàn cầu, sản lượng máy tính thành phẩm ngày càng tăng của Việt Nam đã làm gia tăng nhu cầu chip”, ông Tim Evans khẳng định.

Vị chuyên gia bổ sung thêm rằng, gần đây, cùng với sự thành công của Samsung và Intel tại Việt Nam, nhiều tập đoàn công nghệ lớn khác như Google và LG cũng đang chuyển hướng chuỗi cung ứng của mình sang Việt Nam.

“Với việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19 cùng những chính sách ưu đãi dành cho FDI và nhu cầu cao đối với các sản phẩm công nghệ trong trạng thái “bình thường mới” trên khắp thế giới hiện nay, Việt Nam, với tư cách là cơ sở sản xuất mới của những gã khổng lồ công nghệ, sẽ ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn hơn bao giờ hết đối với các nhà đầu tư toàn cầu”, chuyên gia nhấn mạnh.

Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2021
Ai nói Việt Nam sẽ không thể là nền kinh tế lớn thứ 20 thế giới?
Cùng với vị thế và uy tín quốc gia ngày càng tăng trên trường quốc tế, dù từng có thời, có người từng cho rằng, Việt Nam không đủ năng lực để sản xuất những sản phẩm công nghệ của Apple, nhưng hãy nhìn việc tập đoàn Samsung biến quốc gia này thành cứ điểm sản xuất chiến lược lớn nhất thế giới của mình, hay như thực tế hàng loạt đối tác của Apple (Luxshare, Goertek, Foxconn…) đã chọn Việt Nam để bắt đầu dây chuyền lắp ráp tai nghe AirPods, iPhones, MacBooks, HomePodmini, có lẽ chính người Trung Quốc mới nhận ra họ đã dần đánh mất vị thế ‘công xưởng thế giới’ của mình.

Việt Nam hoàn toàn có thể làm được và thực hiện mục tiêu quốc gia đến năm 2030, 2045 cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, ưu tiên các quyết sách thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục, quy định hành chính đối với doanh nghiệp nước ngoài và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, tham gia sâu, rộng, thực tế hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала