Các nhà chức trách Nhật Bản quyết tâm đàm phán bền bỉ với Nga để giải quyết vấn đề Kuril, Tokyo dự định ký kết hiệp ước hòa bình dựa trên lập trường cơ bản của mình. Theo Sputnik, điều này được nêu trong "Sách Xanh về Ngoại giao" do Bộ Ngoại giao nước này xuất bản năm 2021.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản gọi vấn đề các vùng lãnh thổ phương Bắc (như phía Nhật gọi các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và nhóm đảo Habomai) là khó khăn nhất trong quan hệ với Nga.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản hứa sẽ xây dựng đối thoại giữa hai nước "có tính đến các cơ hội tiềm năng, phát triển mối quan hệ Nhật-Nga trong nhiều lĩnh vực, như chính trị, bao gồm cả vấn đề ký kết hiệp ước hòa bình, kinh tế, trao đổi nhân đạo, và sẽ cố gắng giải quyết vấn đề các vùng lãnh thổ phương Bắc".
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, Phó giáo sư Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga Gevorg Mirzayan bình luận về quan điểm này.
"Nhật Bản hứa sẽ tiến hành các cuộc đàm phán “bền bỉ” - điều này có nghĩa là Nhật Bản sẽ tiếp tục đặt vấn đề Kuril trong bất kỳ hình thức đàm phán nào với Liên bang Nga và sẽ yêu cầu giải quyết vấn đề này bằng cách nào đó trước khi tiến triển trong đàm phán về các vấn đề khác. Đây là lập trường nguyên tắc của Nhật Bản. Đồng thời đây là điểm yếu của Nhật Bản", - Gevorg Mirzayan nhận xét.
Chuyên gia Mirzayan giải thích nhận định của mình.
"Phía Nhật Bản đang đặt ra vấn đề cơ bản chưa được giải quyết như một điều kiện tiên quyết cho bất kỳ cuộc đàm phán nào với phía Nga. Đây là một lập trường yếu ớt nếu họ lấy nó làm quan điểm của nhà nước, vì lập trường này cản trở việc bình thường hóa và cải thiện quan hệ Nga-Nhật. Xét cho cùng, điều này không chỉ cần thiết đối với Nga, mà còn đối với Nhật Bản - người Nhật nên sớm cải thiện và củng cố quan hệ với Matxcơva để bằng cách nào đó cân bằng quan hệ Nga - Trung. Sẽ vô cùng bất lợi cho người Nhật nếu Liên bang Nga hợp tác quá chặt chẽ với Trung Quốc”, - chuyên gia lưu ý.
Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, viện dẫn Thoả ước song phương về Thương mại và Biên giới năm 1855. Tokyo coi việc trả lại các vùng lãnh thổ này là một điều kiện để ký kết hiệp ước hòa bình với Liên bang Nga, vì sau Thế chiến II cho đến nay Matxcơva và Tokyo vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình.
Lập trường của Matxcơva là quần đảo Kuril đã thuộc thành phần Liên Xô theo kết quả của Thế chiến II, chủ quyền của Nga đối với vùng lãnh thổ này có quy nhận pháp lý quốc tế tương ứng là không thể đảo ngược.
Đọc thêm: Cựu Thủ tướng Abe: Điều đó đã ngăn cản việc ký kết hiệp ước hòa bình với Nga