- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Bộ Y tế nêu lý do vì sao tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam còn phức tạp

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu trực tuyến với lãnh đạo Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu trực tuyến với lãnh đạo Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Đăng ký
Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam cho biết, tình trạng (dịch Covid-19) báo động rất cao. Đợt dịch này phức tạp, đa ổ dịch, chưa rõ nguồn lây, đa biến chủng virus nên tốc độ lây nhiễm rất cao, hiện chưa kiểm soát được.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế phải dùng mọi phương cách, mọi nguồn lực, mọi quan hệ để mua cho bằng được vaccine Covid-19. Về chiến lược chống dịch, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu, không áp dụng giãn cách xã hội cực đoan, các địa phương phải giữ an toàn được cho dân. Không chủ quan, nhưng không sợ sệt.

Chiều 7/5, Bộ Y tế thông báo Việt Nam phát hiện thêm 40 ca mắc Covid-19 trong nước, riêng Bệnh viện K cơ sở Tân Triều thêm 11 người nhiễm nCoV, 6 trường hợp nhập cảnh cách ly ngay.

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất

Bản tin chiều 7/5 của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có thêm 46 ca mắc Covid-19.

Cụ thể, trong đó có 6 ca nhập cảnh được cách ly ngay (tại TP.HCM và Đà Nẵng – mỗi nơi hai người; tại Quảng Trị và Bình Thuận – mỗi nơi 1 ca), 40 người dương tính với SARS-CoV-2 lây nhiễm cộng đồng. Trong số này, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều có thêm 11 người nhiễm coronavirus.

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Phong tỏa 3 cơ sở Bệnh viện K trung ương, chưa phát hiện được nguồn lây ca Covid-19

Như vậy, tính đến 18h chiều 7/5, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 3.137 bệnh nhân mắc Covid-19.

Theo cập nhật mới nhất về tình hình dịch Covid-19 của Bộ Y tế Việt Nam, 40 ca nCoV ghi nhận trong nước gồm tại Hà Nội 24 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, Đà Nẵng 5 ca, Hưng Yên 4, các tỉnh Hải Dương, Điện Biên, Hà Nam, Nghệ An, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc mỗi nơi một bệnh nhân Covid-19 mới.

Thông tin cụ thể, Bộ Y tế cho hay, tại Hà Nội, các ca bệnh 3092, 3093 đều là hai người đàn ông ở huyện Thường Tín, từng lưu trú tại khách sạn ở Đà Nẵng (ở cùng thời điểm với hai trường hợp chuyên gia Trung Quốc dương tính (cách ly tại Yên Bái).

Tại ổ dịch Bệnh viện K cơ sở Tân Triều với 11 ca nhiễm gồm các bệnh nhân số 3101, 3102, 3106, 3110-3111, 3113-3115, 3117-3119. Đây là 4 người nhà và 7 bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở y tế này.

Ca 3100, nữ, 39 tuổi, địa chỉ tại quận Hà Đông, liên quan dịch tễ với chùm 6 người dương tính có chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Các ca bệnh 3103-3105; 3107-3109; 3112 gồm 6 nữ một nam, đều ở huyện Thường Tín, là F1 của ca 3092 và 3093. Kết quả xét nghiệm ngày 7/5 cho thấy tất cả dương tính với coronavirus.

 Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Kịp tiêm vaccine trước khi dịch Covid-19 bùng, Việt Nam may mắn hay có tính toán?

Ca 3095, 3099, 3134 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, gồm 2 nhân viên y tế và một người nhà bệnh nhân. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Tại Hải Dương: Bệnh nhân 3094, nữ, 21 tuổi, địa chỉ tại thành phố Hải Dương, là F1 của ca 3051.

Ở tỉnh Điện Biên: Bệnh nhân 3096 nữ, 55 tuổi, địa chỉ tại thành phố Điện Biên Phủ. Ngày 29/4, người phụ nữ này từ Đà Nẵng di chuyển đến sân bay Nội bài trên chuyến bay VN160. Ngày 2/5, sau khi có thông tin về trường hợp dương tính trên cùng chuyến bay, bệnh nhân đã chủ động khai báo y tế và cách ly tập trung tại tỉnh Điện Biên.

Tại Hà Nam: Ca 3097, nữ, 17 tuổi, địa chỉ tại huyện Lý Nhân, là F1 của ca 2918. Ở Nghệ An: Ca 3098, nữ, 39, tuổi, địa chỉ tại thị xã Hoàng Mai, có chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ở Phú Thọ: Ca 3116, nữ, 26 tuổi, địa chỉ tại thành phố Việt Trì, có chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Ở tỉnh Hưng Yên: Hai bệnh nhân 3120 và 3121 đều là nữ, 31 và 44 tuổi, địa chỉ tại thị xã Mỹ Hào, là F1 của ca 3063. Ca 3122, nữ, 45 tuổi, địa chỉ tại huyện Khoái Châu, có chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ca 3123, nam, 46 tuổi, địa chỉ tại huyện Khoái Châu, là F1 của ca 3122.

Ở Nam Định: Ca 3126, nữ, 45 tuổi, địa chỉ tại huyện Trực Ninh, có chăm sóc bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.

Việt Nam hiện đã điều trị khỏi cho 2.560/3.137 bệnh nhân mắc Covid-19.

Vì sao tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam còn phức tạp?

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, đợt dịch Covid-19 lần này tại Việt Nam phức tạp hơn các đợt dịch trước.

Lấy mẫu dịch hầu họng một người dân ở Khu đô thị Đồng Sơn, thành phố Phúc Yên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Sáng 07/05: Hà Nội thêm 3 ca dương tính Covid-19, cả nước có 121 ca từ đợt dịch thứ 4

Nguyên nhân dịch bệnh tại Việt Nam còn diễn biến khó lường, theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, là do có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (với chủng của Anh và Ấn Độ) nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn so với các đợt dịch trước.

“Do vậy, diễn biến dịch trong nước đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó kiểm soát hơn so với các đợt trước”, Bộ trưởng Long thừa nhận.

Nhấn mạnh khả năng xuất hiện thêm các ổ dịch có nguồn lây chưa kiểm soát được, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh các đại phương phải đặt trong trạng thái không chủ quan, không lơ là, mất cảnh giác.

“Như Thủ tướng nói “một người lơ là làm cả xã hội vất vả”. Chỉ một khâu lơ là trong cách ly, một người lơ là trong kiểm soát cách ly hay bàn giao cách ly sẽ gây nguy hại lớn”, ông Nguyễn Thanh Long lưu ý.

Lãnh đạo Bộ Y tế nhắc lại việc xét nghiệm là phương pháp duy nhất phát hiện ca bệnh và đề nghị các địa phương nâng cao năng lực, chủ động trong xét nghiệm, đảm bảo cho tình huống dịch lan rộng trong cộng đồng.

© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long họp trực tuyến với lãnh đạo Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bộ Y tế nêu lý do vì sao tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam còn phức tạp - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long họp trực tuyến với lãnh đạo Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Ông Long cho rằng, các địa phương có thể sử dụng nhiều phương pháp xét nghiệm, ngoài xét nghiệm RT-PCR, đồng thời nêu rõ, Việt Nam đảm bảo đủ sinh phẩm xét nghiệm cho tất cả các phương pháp.

“Bộ Y tế đã cấp phép cho 8 loại sinh phẩm trong nước sản xuất và 26 loại khác để đảm bảo đủ cho xét nghiệm”, GS. TS Nguyễn Thanh Long nói.

Cùng với đó, thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn phương thức giám sát mới, để tăng tính chủ động cho các địa phương, cho phép sử dụng kháng nguyên nhanh trong sàng lọc, với các đối tượng sàng lọc mở rộng, những đối tượng có nguy cơ cao, những khu vực có nguy cơ cao. Đồng thời tầm soát thường xuyên đối với các khu vực nguy cơ cao trên cả nước.

Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân ở Khu đô thị Đồng Sơn, thành phố Phúc Yên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Tình hình Covid-19 ở Việt Nam: Phát hiện thêm 56 ca nhiễm lây lan trong cộng đồng

Đối với vấn đề xét nghiệm, ông Long cũng gợi ý, các địa phương có thể xét nghiệm gộp mẫu. Nếu trên địa bàn việc xét nghiệm RT-PCR còn hạn chế thì nhanh chóng áp dụng phương pháp kháng nguyên nhanh.

“Độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp kháng nguyên nhanh với các xét nghiệm RT-PCR hay gộp mẫu, là tương đương nhau”, Bộ trưởng thông tin.

Cùng với đó, để phòng chống dịch hiệu quả trong các bệnh viện, các bệnh viện phải chủ động tầm soát tất cả các đối tượng có nguy cơ như nhân viên y tế, nhưng khu vực có nguy cơ như phòng Cấp cứu, các khu chạy thận nhân tạo. Bộ trưởng cũng yêu cầu những nhân viên ở phòng khám và khu vực này trong các bệnh viện phải được xét nghiệm định kỳ để xác định ca nhiễm Covid-19 mới.

Ông Nguyễn Thanh Long: Tình trạng rất báo động

Theo người đứng đầu Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay, nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương cao hơn rất nhiều so với ở địa phương vì đây là “nơi tổng hợp tất cả các nguồn từ nhiều tỉnh, thành phố đổ về”.

Dẫn ví dụ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sơ 2, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K…đều là tuyến cuối, theo Bộ trưởng Long, do đó, nguy cơ xâm nhập dịch vào các bệnh viện này cao hơn rất nhiều.

Nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho người dân ở Khu đô thị Đồng Sơn, thành phố Phúc Yên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Vượt Trung Quốc, Việt Nam đứng đầu thế giới về độ hài lòng với xử lý khủng hoảng Covid-19

Ông Nguyễn Thanh Long nhắc lại, Bộ Y tế đã có công điện về hạn chế người đến khám và người dân cần được truyền thông để khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới. Bộ đã áp dụng hệ thống Telehealth để hội chẩn liên tuyến, đảm bảo chất lượng khám bệnh.

Bộ trưởng Long cho biết, Bộ Y tế cũng đã cho phép kê đơn thuốc ba tháng liền với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính để cả người bệnh lẫn người nhà hạn chế đến bệnh viện, cơ sở y tế, tránh lây lan bệnh.

“Các cơ sở y tế của Bộ sẽ do Bộ chịu trách nhiệm và các địa phương phải chịu trách nhiệm với các bệnh viện trong vấn đề này. Với các cơ sở y tế tư nhân dưới sự quản ý của Sở Y tế, nếu không thực hiện nghiêm theo quy định, yêu cầu ngay lập tức dừng hoạt động”, người đứng đầu Bộ Y tế yêu cầu.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng tái yêu cầu các Sở Y tế phải kiểm tra trên địa bàn có bao nhiêu cơ sở y tế tư nhân để rà soát cơ sở nào không thực hiện phòng, chống dịch.

Liên quan vấn đề cách ly, ông Long nói phải xác định những cơ sở nào đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế thì mới cho phép nhận người cách ly, không đủ điều kiện là cho dừng.

“Không được nhân nhượng, xuề xoà, dễ dãi”, Bộ trưởng nêu rõ.

Cũng tại cuộc họp, phát biểu về việc chuẩn bị cho các kịch bản phòng chống dịch, đồng chí Nguyễn Thanh Long cho hay, Bộ Y tế đã yêu cầu rà soát lại hết các cơ sở y tế trên toàn quốc để chuẩn bị cho các tình huống.

“Chúng ta đang đặt trong tình trạng báo động rất cao, do đó đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch, coi như địa phương đang trong dịch, để khi xảy ra không bối rối, bỡ ngỡ”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế “bằng mọi cách” mua được vaccine

Phát biểu tại cuộc họp hôm nay, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam – Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo từng địa phương phải cam kết với Trung ương về việc đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 và giữ an toàn cho người dân.

Hà Nam: Phong tỏa nơi ở của ca nhiễm COVID- 19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2021
Thêm 8 ca mắc Covid-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam “đã cơ bản kiểm soát được tình hình”, còn vì sao dịch Covid-19 lại lan rộng ra nhiều tỉnh thành thời gian qua thì theo người đứng đầu Chính phủ, nguyên nhân cơ bản là do sự lơ là, chủ quan, mất cảnh giác của nhiều địa phương cũng như một số người dân “có mấy ngày nghỉ nên chủ quan, xả hơi, thăm viếng, giao lưu nhiều” mà dịch bệnh lại diễn biến nhanh, không lường trước được.

Phát biẻu chỉ đạo, ông Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả phải tránh 2 khuynh hướng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và hốt hoảng, sợ sệt, mất bình tĩnh.

Lãnh đạo Chính phủ nhắc lại, càng trong thời điểm khó khăn, các địa phương lại càng cần phải hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thông minh, sáng suốt, nắm chắc tình hình và lựa chọn phương án phù hợp.

“Nhiệm vụ đặt ra là vừa đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa chống dịch, khắc phục hậu quả”, Thủ tướng yêu cầu.

Đồng chí Phạm Minh Chính đánh giá cao Ban Chỉ đạo cùng các bộ ngành suốt thời gian qua đã vào cuộc liên tục làm hết sức mình – ngày đêm sớm tối theo sát diễn biến dịch, đồng thời yêu cầu ccả hệ thống chính trị tiếp tục phải vào cuộc, huy động toàn bộ nhân dân cùng chung tay.

© Ảnh : Lâm Khánh – TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo.
Bộ Y tế nêu lý do vì sao tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam còn phức tạp - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo.

Nhắc lại việc thay đổi chiến lược chống Covid-19 từ phòng ngự sang tấn công, Thủ tướng yêu cầu, phải quán triệt rõ việc tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, xã kiểm tra tổ dân phố và thực hiện đi từng ngõ, gõ từng nhà để truy vết dịch.

“Chúng ta phòng ngừa chưa tốt nên giờ phải đi xử lý tình huống và phải quyết liệt”, Thủ tướng nói và nhắc lại, mỗi người phải chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình và cộng đồng.

Nói về chính sách phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, các địa phương “khi quá tả, lúc quá hữu”, khi lơ là chủ quan, lúc hoảng hốt sợ sệt. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo phân cấp phải đảm bảo gọn nhất có thể, tránh tối đa tác động đến xã hội, đảm bảo thông quan hàng hóa, nguyên liệu qua địa bàn.

Việt Nam đã qua 3 đợt dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng đợt sau khó khăn hơn, thiệt hại lớn hơn thì kinh nghiệm cũng phải lớn lên.

“Như Thái Bình nghiên cứu kỹ việc thực hiện giãn cách xã hội, cần xin thêm ý kiến phó thủ tướng, bộ trưởng nếu cần, tránh áp dụng cực đoan”, Thủ tướng dẫn chứng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, phải khen thưởng, động viên người làm tốt, còn người lơ là, mất cảnh giác cũng phải xử lý, không nể nang.

Về vấn đề tiếp cận vaccine Covid-19, người đứng đầu Chính phủ cho biết công tác tiếp cận vaccine Covid-19 hiện nay đang gặp khó khăn.

“Không hề dễ dàng vì cả thế giới đang đi mua vaccine trong khi nơi sản xuất, chứng nhận hiệu quả thì có hạn”, Thủ tướng nói.

Ông Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Y tế nhanh chóng tiếp cận vaccine “bằng mọi cách, mọi nguồn, mọi quan hệ”.

“Lượng vaccine đã có thì sử dụng hết và hiệu quả, ưu tiên tuyến đầu”, Thủ tướng yêu cầu.

Về vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú trái phép, ông Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Công an rà soát, kiểm điểm, đánh giá, quản lý tình trạng này. Đặc biệt, hệ thống chính trị cần phát huy sức mạnh nhân dân trong giám sát.

Lực lượng chức năng phong tỏa ngõ 83 đường Dục Nội (Đông Anh, Hà Nội) nơi ở của ca bệnh 2911 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2021
Phong tỏa bệnh viện nhiệt đới Trung ương vì có bác sĩ nhiễm Covid-19

Tiếp đến là khâu tổ chức thực hiện chống dịch còn yếu. Thủ tướng yêu cầu, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc chống dịch, bao gồm cả Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, công an cơ sở, dân quân tự vệ.

“Xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm, kể cả với cán bộ, công chức. Được giao trách nhiệm, được giao quyền sử dụng công cụ Nhà nước mà không làm thì ai làm? Ai không làm thì đứng ra một bên”, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhắc nhở các cơ quan tổ chức bầu cử an toàn chống dịch, ổn định nhưng dân chủ, công khai, minh bạch. Báo chí đưa tin khách quan, tạo hiệu ứng lan tỏa để người dân chung sức chung lòng vào cuộc chống dịch.

“Dù cố gắng như vậy nhưng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác một tí là trả giá đắt. Một người lơ là, cả xã hội vất vả”, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала