Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hậu quả việc tàu sân bay "Queen Elizabeth" đến châu Á

HMS Queen Elizabeth - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Đăng ký
Vương quốc Anh đã cử nhóm tàu hải quân lớn nhất đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ qua. Cuộc hải hành của nhóm tác chiến hải quân do tàu sân bay HMS Queen Elizabeth dẫn đầu là một thách thức mới đối với Trung Quốc.

Nữ hoàng Elizabeth II và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đến thăm tàu ​​sân bay HMS Queen Elizabeth trước khi khởi hành nhóm tác chiến tàu sân bay Anh trong chuyến hành trình kéo dài 28 tuần. Họ dự kiến ​​sẽ thực hiện khoảng 90 lần ghé thăm các cảng tại 40 quốc gia. Tuyến hải hành đi qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, vịnh Ba Tư, vòng quanh Ấn Độ, sau đó qua eo biển Malacca theo hướng Biển Đông và Đông Á. 

© REUTERS / POOLNữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm tàu ​​sân bay HMS Queen Elizabeth. Căn cứ hải quân ở Portsmouth, phía Nam nước Anh
Hậu quả việc tàu sân bay Queen Elizabeth đến châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Nữ hoàng Elizabeth II đã đến thăm tàu ​​sân bay HMS Queen Elizabeth. Căn cứ hải quân ở Portsmouth, phía Nam nước Anh

Tại căn cứ hải quân ở Portsmouth, phía Nam nước Anh, Thủ tướng Boris Johnson đứng trên sàn tàu sân bay nói một trong những mục tiêu của việc triển khai nhanh chóng hải quân ở châu Á là để thể hiện với các bạn bè ở Trung Quốc biết Anh sẽ tuân thủ luật hàng hải quốc tế. Vương quốc Anh không muốn mâu thuẫn với bất kỳ ai, nhưng tin nước này đóng một vai trò quan trọng, cùng với đối tác từ Hoa Kỳ, Hà Lan, Úc, Ấn Độ và các quốc gia khác, trong việc duy trì một hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, thủ tướng Anh nói. Ông cũng lưu ý nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ thể hiện các giá trị và tiềm năng quân sự của của Vương quốc Anh. 

Sự mạnh lên của Trung Quốc đã tước đi vai trò hàng đầu của Hoa Kỳ trong một khu vực mà Anh quốc có những lợi ích chiến lược của riêng mình. Chen Xianmyo - chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, trong cuộc phỏng vấn với Sputnik cho biết đây là một trong những lý do dẫn đến chuyến hải hành của nhóm tác chiến hải quân Anh: 

Tàu phá băng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Hải quân Anh sẽ hiện diện ở Bắc Cực quanh năm để đối đầu với Nga và Trung Quốc

“Từ tháng 10 năm ngoái, đã có tin về việc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay Anh ở châu Á, và sau đó Vương quốc Anh cho biết nhóm tàu này sẽ tiến vào Biển Đông. Nước Anh trong vấn đề Biển Đông đang chịu sức ép từ đồng minh thân cận nhất - Hoa Kỳ. Chính Hoa Kỳ thúc đẩy Anh xây dựng sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và tham gia cùng Hoa Kỳ trong hệ thống an ninh khu vực mà nước này đang cố tạo ra. Trước đây, Anh quốc ưu tiên châu Âu và Trung Đông trong chính sách của mình, thì kế hoạch «Nước Anh toàn cầu» ngày nay xem xét những lợi ích chiến lược và sự hiện diện ở tất cả các khu vực, bao gồm cả Biển Đông”.

Đánh giá toàn diện về an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại, chính phủ Anh xác định Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh một cách có hệ thống thách thức sự thịnh vượng, an ninh và các giá trị của Anh. Về phần mình, Mỹ ngày càng tích cực thực hiện các kế hoạch thành lập "NATO châu Á" theo hình thức "Quad" (Bộ Tứ). London cực kỳ quan tâm đến việc thể hiện khả năng và đóng góp của mình trong việc hình thành một hệ thống quan hệ và an ninh quốc tế khu vực mới cùng với các đồng minh - Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Kira Godovanyuk, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Anh tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik: 

Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Bộ Tứ QUAD có ý định thách thức Trung Quốc trên thị trường đất hiếm

“Thăm viếng các cảng châu Á là một sự thể hiện của lá cờ đầu, đây là một ứng dụng chính trị, bài thuyết trình về lợi ích của một nước trong khu vực. Trọng tâm của chính trị và thương mại thế giới đang nhanh chóng chuyển dịch sang châu Á, vì vậy Vương quốc Anh tất nhiên quan tâm đến sự hiện diện tối đa của mình ở đó. Họ dựa vào các đồng minh phương Tây, vào cái gọi là liên minh các nền dân chủ, bao gồm các đối tác trong G7 - Hoa Kỳ và Nhật Bản. Các quốc gia này quan tâm đến việc kiềm chế Trung Quốc trong khu vực, vì vậy họ tập trung vào điều đó".

Chuyên gia Chen Xianmyo dự đoán một số hậu quả tiêu cực đối với khu vực từ cuộc biểu dương hải quân của Vương quốc Anh, và về sự gia tăng hiện diện quân sự của nước này.

“Chuyến đi tới châu Á của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ kéo theo sự gia tăng cạnh tranh về tiềm lực quân sự trong khu vực, đặc biệt là các cường quốc nằm trong khu vực Biển Đông. Nó cũng có thể đẩy Hoa Kỳ vào các hành động liều lĩnh để hình thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương. Điều này có thể khuyến khích các quốc gia như Việt Nam và Philippines, có tranh chấp ở Biển Đông và Nhật Bản, có tranh chấp với Trung Quốc trên biển, tham gia vào một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ”, chuyên gia nói.
© Ảnh : U.S. Navy / MC3 Dartanon DelagarzaMáy bay Không lực Hoàng gia Malaysia (RMAF) bay qua hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt trong cuộc tập trận ở Biển Đông.
Hậu quả việc tàu sân bay Queen Elizabeth đến châu Á - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2021
Máy bay Không lực Hoàng gia Malaysia (RMAF) bay qua hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt trong cuộc tập trận ở Biển Đông.

Theo Chen Xianmyo, Trung Quốc sẽ đối phó với sự gia tăng bất ổn có thể xảy ra trong khu vực bằng cách tăng cường đối thoại và tham vấn về Biển Đông, đồng thời sẽ tập trung phát triển hợp tác kinh tế và thương mại khu vực.

Nhóm tấn công do tàu sân bay dẫn đầu sẽ bao phủ khoảng cách 26 nghìn hải lý, tức là hơn chiều dài của đường xích đạo. Tám máy bay chiến đấu F-35B của Anh và 10 F-35 của Mỹ được triển khai trên tàu sân bay trong suốt hành trình. 250 lính thủy đánh bộ Mỹ cũng sẽ có mặt trong đội thủy thủ 1700 người trên tàu sân bay. Hai tàu khu trục, hai khinh hạm, một tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa Tomahawk và hai tàu phụ trợ sẽ đi cùng hộ tống. Nhóm tàu này còn có một tàu khu trục Mỹ và một tàu khu trục nhỏ của hải quân Hà Lan. 

Nhóm tàu tấn công của Anh sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân chung trong khu vực. Một trong số đó là với Hoa Kỳ ở Biển Đông. Nhật Bản có thể cùng tham gia. Tại Đông Nam Á, đội tàu sẽ tham gia kỷ niệm 50 năm Hiệp ước Bảo vệ Năm quốc gia của Vương quốc Anh với Singapore, Malaysia, Australia và New Zealand.

Các nhà quan sát lưu ý Vương quốc Anh đã không thực hiện những chuyến đi biển dài như vậy kể từ cuộc chiến tranh giành quần đảo Falkland với Argentina vào đầu những năm 80. Nhiều người coi việc gủi một lực lượng tấn công mạnh mẽ tới châu Á là một nỗ lực của London nhằm khôi phục sức mạnh hải quân trước đây, vốn đã bị phai nhạt trong nửa thế kỷ qua. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала