Việt Nam ở trung tâm chú ý
Bản thân sự hiện diện của Việt Nam ở trung tâm chú ý – đã là cả một câu chuyện. Tháng 12 năm ngoái, động tác của ông Donald Trump thất cử đã khiến nhiều người hoang mang: trước khi rời Nhà Trắng ông ta thêm nước Việt Nam bé nhỏ vào danh sách những quốc gia bị nghi thao túng tiền tệ.
Lúc đó là thời điểm Việt Nam nhận được sự tán dương nhiệt liệt vì thắng lợi trong cuộc chiến thương mại của vị Tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm. Tất cả những thuế áp và cấm đoán với doanh nghiệp mà Trump ném vào Trung Quốc đã không đưa các nhà máy xí nghiệp trả về nước Mỹ. Đại đa số chỉ đơn giản là chuyển sản xuất sang Việt Nam. Cho nên ngoài sự trả thù, không có lời giải thích nào hợp lẽ hơn cho đòn tấn công của Trump nhằm vào Hà Nội, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch.
Bây giờ trên bình diện này bắt đầu hạ nhiệt, khi Việt Nam cam kết với chính giới Hoa Kỳ không cố tình hạ tỷ giá hối đoái tiền VND của mình để đạt lợi thế thương mại. Thỏa thuận giữa Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, kết quả của công việc tiến hành trong mấy tháng, khi Việt Nam cam kết “không thao túng tỉ giá nhằm đạt lợi thế cạnh tranh không lành mạnh” và không phá giá đồng tiền Việt Nam, cũng có nghĩa là hiện hữu áp lực để Hà Nội phải làm như không chú ý đến thặng dư thương mại ngày càng tăng với Washington.
Đây có vẻ như là chiến thắng dành cho Washington. Và rõ ràng là những người ủng hộ sẽ nói rằng Trump đã buộc Hà Nội phải chạy theo sau ông ta. Thế nhưng người chiến thắng đích thực về lâu dài là Việt Nam. Nền kinh tế của đất nước hiện đang học cách sống mà không cần đến cây nạng chống đỡ cấp xung lực là sự hỗ trợ tỷ giá hối đoái, điều này báo hiệu về một tốt lành tương lai của Việt Nam. Và, đương nhiên, điều đó sẽ chọc giận những người ủng hộ Trump.
Chiến thắng thuộc về Việt Nam
Ở châu Á có không ít điển hình ở về việc tỷ giá hối đoái yếu có thể làm sai lệch động lực và cản trở đổi mới ứng nghiệm. Tất nhiên, các nước đang phát triển sử dụng động cơ tăng trưởng ở bất cứ nơi nào có thể tìm thấy. Còn đối với nền kinh tế đang đi lên ở Đông Nam Á, phát triển dưới cái bóng lớn của Trung Quốc, có ai không thể tối đa hóa tăng trưởng GDP nhờ xuất khẩu?
Vấn đề là ở chỗ những đồng bản tệ rẻ sẽ trở thành phụ thuộc. Nhật Bản và Hàn Quốc chẳng hạn, là những quốc gia phát triển hơn, nhưng vẫn mắc kẹt trong vòng cầm tù tăng trưởng định hướng vào xuất khẩu. Mặt khuất tối là các tập đoàn và chính sách Nhà nước ưu tiên hỗ trợ những «người khổng lồ xuất khẩu» trong việc gửi số lượng lớn hàng hóa ra nước ngoài, chứ chẳng phải từ số 0.
Nếu đặt câu hỏi tại sao các «kỳ lân» công nghệ số 2 và số 4 của châu Á lại tụt hậu so với trọng lượng của họ, thì cần tập trung chú ý vào xuất khẩu – điểm khởi đầu tuyệt vời. Đây không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng việc phân bổ sự chú ý và nguồn lực không đúng sẽ làm hạ thấp khả năng cạnh tranh. Trung Quốc cũng đang cố gắng đương đầu với giao kèo này - từ ống khói cho đến dịch vụ và ứng nghiệm đổi mới.
Dù sao chăng nữa, Việt Nam ngay từ giai đoạn đầu đã quyết định vượt qua sự phụ thuộc về tiền tệ. Bất kỳ xung lực nào mà Hà Nội đưa vào hành động nhằm tăng cường đổi mới ứng nghiệm, năng suất và thúc đẩy các công ty khởi nghiệp, đều là ngay từ bây giờ, chứ không phải qua 10-15 năm tới, sẽ đem lại cổ tức dưới dạng hàng triệu chỗ làm việc được trả lương cao và sự thịnh vượng mới.
Tất nhiên, việc thao túng thường không mang lại ích lợi gì. Nhưng chứng kiến cách Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Joe Biden gây áp lực với Bắc Kinh, thì bước đi của Việt Nam là khôn ngoan để tránh nguy hiểm.
Và để hợp tác chặt chẽ hơn, Biden vẫn chưa tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trump đã rời khỏi năm 2017. Việt Nam là một thành viên, nhưng khi không có Hoa Kỳ, CPTPP thiếu quy mô cần thiết để xứng đáng là thế lực vững mạnh chống lại Trung Quốc. Hà Nội cần liên kết vào các nỗ lực vận động hành lang để đưa Biden trở lại «con đường chân lý» và thúc đẩy Hàn Quốc, Indonesia, Philippines ký hiệp ước.
Đồng tiền VND tăng trưởng có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao sức mua của Việt Nam và thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế lên tầm vóc cao hơn.
Các nước đang phát triển ở châu Á thường coi việc tăng giá tiền tệ là cuộc khủng hoảng. Nhưng tỷ giá hối đoái mạnh lại bộc lộ niềm tin từ nước ngoài. Cùng với thời gian, sự tin cậy này thu hút nhiều đầu tư dài hạn hơn, giảm và hạn chế lạm phát, đồng thời khuyến khích các Chính phủ dành nhiều thời gian hơn cho sự phát triển nền kinh tế.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Yellen nêu đề xuất tương tự.
«Tôi tin rằng qua thời gian sự chú ý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề này sẽ không chỉ tháo gỡ các vấn đề của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, mà còn hỗ trợ sự phát triển hơn nữa của thị trường tài chính Việt Nam và tăng cường sự phục hồi kinh tế vĩ mô và sức bền vững tài chính của đất nước», - bà nói.
Trong khi đó, Việt Nam tuyên bố cam kết tuân thủ các quy định của IMF «tránh thao túng tỷ giá hối đoái với mục tiêu ngăn cản việc điều chỉnh độ hiệu quả của cán cân thanh toán hoặc đạt lợi thế cạnh tranh không lành mạnh», đồng thời hứa hẹn «kiềm chế mọi hành vi phá giá đồng tiền Việt Nam».
Có lẽ hôm nay còn chưa cảm nhận được rõ rệt, nhưng đối với Việt Nam, đây là chiến thắng lớn. Hoàn toàn không phải như những gì mà các chuyên gia kinh tế từ ê-kip của Trump hình dung.