Chuyên gia lý giải vì sao FDI sẽ khó rời bỏ Việt Nam

© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNCông ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Đăng ký
Giới chuyên gia nêu lý do vì sao dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khó rời bỏ Việt Nam bất chấp ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khiến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, đe dọa sản xuất, gây tâm lý e ngại của nhà đầu tư.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) đã có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM tìm kiếm giải pháp hỗ trợ trong bối cảnh khủng hoảng vì Covid-19, đồng thời cảnh báo đứt gãy chuỗi cung ứng, cũng như các doanh nghiệp FDI rút đầu tư khỏi Việt Nam.

Cảnh báo đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp FDI rút đầu tư  khỏi Việt Nam

Làn sóng Covid-19 thứ tư ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhất là nguy cơ hàng loạt nhà máy của các doanh nghiệp FDI buộc phải cắt giảm thậm chí ngưng sản xuất do các biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh.
Tại các doanh nghiệp đang hoạt động “3 tại chỗ”, năng lực sản xuất chỉ đáp ứng 10-50% công suất. Một số nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã phải tạm dừng một phần dây chuyền sản xuất do thiếu nguồn cung phụ tùng từ Việt Nam.
Dây chuyền sản xuất của Công ty Ohashi Tekko Việt Nam khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2021
Vốn FDI có đang chạy khỏi Việt Nam?
 Đây là thực tế đáng lo ngại được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh lên lãnh đạo TP.HCM – trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất đất nước, nơi cùng với các tỉnh thành phía Nam vẫn đang hứng chịu đợt bùng phát lây nhiễm coronavirus đặc biệt nghiêm trọng.
Cụ thể, vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCH) đã gửi UBND TP.HCM văn bản kiến nghị liên quan đến những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hội viên trong bối cảnh thành phố áp dụng giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19.
“Nếu tình hình không được cải thiện với những giải pháp hiệu quả, sẽ xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến một số doanh nghiệp sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam”, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản cảnh báo.
Theo ghi nhận của JCCH, cho đến nay đã có rất nhiều hội viên đã phải ngừng hoạt động.
Các doanh nghiệp đang duy trì phương thức “3 tại chỗ” chỉ sản xuất được 10-50% công suất. Đặc biệt, các nhà sản xuất ô tô tại Nhật Bản đã phải ngừng một phần dây chuyền sản xuất do thiếu hụt nguồn cung phụ tùng từ Việt Nam.
Cùng với đó, theo kiến nghị của JCCH, có một bộ phận các nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam đứng trước nguy cơ buộc phải di dời cơ sở sản xuất/thiết bị từ Việt Nam ra nước ngoài như qua Nhật Bản, Trung Quốc và các nước ASEAN.
“Nền sản xuất ô tô của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu tình hình hiện nay tiếp tục kéo dài”, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản nhấn mạnh.
Hiện trong 20.000-30.000 linh kiện cần thiết thì Việt Nam đang là nguồn sản xuất các bộ phận quan trọng, sử dụng nhiều lao động như dây dẫn…
Vì vậy, khi các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ở Việt Nam bị ngưng sản xuất, dây chuyền sản xuất ô tô nguyên chiếc cũng buộc tạm dừng theo. Điều này đã và sẽ tác tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp và nền kinh tế của Nhật Bản cũng như các nước khác.
Theo JCCH, hiện trong số các thành viên, chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn có công ty mẹ rất yếu về tài chính. Vì thế, khi tỷ lệ các doanh nghiệp này sản xuất tại Việt Nam có số lượng càng cao thì càng chịu ảnh hưởng nặng nề.
Dẫn chứng trong bản kiến nghị, JCCH cho biết, nhiều công ty buộc phải phát sinh chi phí cả trăm tỷ đồng. Điển hình như công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Intel Việt Nam) đang hoạt động tại Khu công nghệ cao TP. HCM,  tính từ ngày 15/7 đến 15/8, chi phí phát sinh của công ty là 140 tỷ đồng, điều này ảnh hưởng đến ngân sách cũng như kế hoạch hoạt động của công ty.
Tình huống giả định: Công nhân A đang làm việc thì nhận được thông báo qua điện thoại của cơ sở y tế đã tiếp xúc gần với một người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS -CoV-2, tổ trưởng phụ trách thông báo đến tổ phòng chống COVID -19 để đưa công nhân này đi cách ly.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên lọt top 20 nước thu hút nhiều FDI nhất thế giới
Trong khi đó, tại công ty TNHH Jabil Việt Nam (doanh thu xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm), hiện công ty chỉ duy trì khoảng 30% lao động trong tổng số 8.600 lao động.
Ngoài ra, với phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, công ty phát sinh chi phí 120 tỷ đồng/tháng. Vì hoạt động chỉ duy trì ở mức tối thiểu nên công ty không thể giao hàng đúng hạn cho khách hàng theo hợp đồng, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng rất cao. Hiện, giá trị hợp đồng của công ty đã mất khoảng 200 triệu USD.
Doanh nghiệp khác là Công ty TNHH Datalogic Việt Nam, lãnh đạo đơn vị này mong chuỗi cung ứng không bị phá vỡ để hoạt động sản xuất được bảo đảm ổn định.
“Một số công ty mẹ đang đứng trước nguy cơ sụp đổ do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu từ Việt Nam”, Hiệp hội các Doanh nghiệp Nhật Bản thừa nhận.
Trong bối cảnh hiện nay, JCCH kiến nghị thành phố thực hiện một số vấn đề cấp thiết. Thứ nhất, cần nhanh chóng phê duyệt hồ sơ xin tiếp tục hoạt động sản xuất của những doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ và nộp hồ sơ theo đúng quy định của Chính phủ Việt Nam (ví dụ như thủ tục đăng ký sản xuất theo “3 tại chỗ”).
Thứ hai, sớm đẩy mạnh tiêm phòng kịp thời và đầy đủ cho công nhân nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Thứ ba, xem xét bãi bỏ hoặc thực hiện linh hoạt quy định trong trường hợp người lao động ở lại nhà máy do Covid-19. Thứ tư, nhanh chóng giải quyết các thủ tục nhập cảnh của doanh nhân và gia đình đã hoàn thành tiêm chủng đầy đủ vaccine Covid-19 tại Nhật Bản.
Kiến nghị thứ năm, sớm xem xét lại chính sách “3 tại chỗ” vì những người tham gia sản xuất đều gặp phải áp lực rất lớn về thể chất và tâm lý. Thứ sáu, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải thích toàn diện hơn về hàng hóa thiết yếu.

Bất chấp Covid-19, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI

Dù vẫn chịu một số ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, về trung và dài hạn, Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đây là nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Anh Nguyễn Hoàng Long tại buổi tọa đàm với các doanh nhân và nhà đầu tư Anh do tổ chức Asia House (Ngôi nhà châu Á) tổ chức hôm 1/9 tại London.
Phun khử khuẩn phòng chống COVID-19 tại phân xưởng A nơi công nhân A làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.06.2021
Vì sao Việt Nam là ‘đối thủ đáng gờm’ đe dọa nguồn FDI của Trung Quốc?
Asia House là tổ chức chuyên về thương mại, đầu tư và chính sách công. Mục tiêu của Asia House là thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại giữa châu Á và châu Âu.
Trong các năm vừa qua, Asia House đã hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh nhằm xây dựng một diễn đàn cho các doanh nghiệp thành viên của tổ chức kết nối trực tiếp với Chính phủ Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đã tóm tắt tình hình dịch Covid-19 hiện nay tại Việt Nam và những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước.
Đại sứ nêu ra những điểm nhấn trong quan hệ chiến lược Việt Nam-Vương quốc Anh, đặc biệt là những tác động tích cực của Hiệp định thương mại tự do giữa hai nước (UKVFTA) tới quan hệ song phương về thương mại và đầu tư, cũng như vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại sứ Long kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các cá nhân chia sẻ và giúp đỡ Việt Nam về trang thiết bị y tế, thuốc men và vaccine để đối phó với dịch bệnh hiện nay.
“Với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, cùng với kinh nghiệm ứng phó với đại dịch của các nước như Vương quốc Anh, và sự giúp đỡ kịp thời của các nước, các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ nhanh chóng khống chế được đại dịch, từ đó thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam”, Đại sứ tin tưởng.
Theo ông, dịch bệnh này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nhìn nhận lại chiến lược lâu dài, đổi mới sáng tạo để phát triển.
Tại buổi tọa đàm, Đại sứ Long đã giải đáp các câu hỏi của các khách mời về những khó khăn, chính sách, và giải pháp của Việt Nam trong phát triển kinh tế-xã hội và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch.
© Ảnh : Hoàng Hùng - TTXVNCông ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc.
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc.
Đại sứ bày tỏ long cảm ơn đối với tổ chức Asia House và Giám đốc điều hành Asia House, ông Michael Lawrence, với những hỗ trợ dành cho Đại sứ quán Việt Nam trong những năm qua, góp phần thúc đẩy quan hệ chiến lược Việt Nam-Anh ngày càng phát triển hiệu quả và thực chất.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đánh giá cao những thông tin chia sẻ của Đại sứ Nguyễn Hoàng Long, mong muốn tiếp tục nhận được những thông tin cập nhật thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm về các chủ đề quan tâm, nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục và du lịch.

FDI sẽ khó rời Việt Nam?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, thị trường Việt Nam vẫn đón nhận dòng vốn nước ngoài lớn.Vốn đăng ký mới tiếp tục được duy trì tăng, vốn điều chỉnh cũng tăng nhẹ sau khi giảm hồi tháng 7.
 Công nhân làm việc tại Công ty TNHH Quốc tế Bright Việt Nam, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Chính trị ổn định là ‘vũ khí’ để Việt Nam hút FDI
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tính lũy kế đến 20/8, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,12 tỷ USD, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, dòng vốn từ các “đại bàng lớn” vẫn đổ vào Việt Nam, điển hình như tập đoàn LG dù đóng mảng di động nhưng vẫn rót thêm 750 triệu USD vào Hải Phòng, dự kiến đến cuối năm nay có thể bổ sung thêm 1,5 tỷ USD.
Công ty Jinko Solar của Hong Kong đầu tư gần 500 triệu USD vào khu công nghiệp Sông Khoai Quảng Yên, Quảng Ninh, Fukai Technology của Singapore đâu tư vào khu công nghiệp Quang Châu của Bắc Giang.
Nhiều chuyên gia cho rằng, dịch bệnh Covid-19, nhất là làn sóng lây nhiễm thứ 4 tại Việt Nam có thể làm gia tăng tâm lý phân vân, e ngại của giới đầu tư. Nhất là việc các địa phương thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, sản xuất của các nhà máy bị ngưng trệ, công nhân mất việc làm, ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giới đầu tư hiện vẫn quan sát và quyết định, chờ thời cơ đầu tư vào Việt Nam cũng như khôi phục sản xuất ở đất nước này vì có rất nhiều lợi thế.
Do đó, nói Việt Nam đang lỡ mất cơ hội đón làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc là chưa hoàn toàn chính xác. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của giới đầu tư.
Thực tế, các “đối thủ” lớn nhất của Việt Nam hiện cũng đang phải quay cuồng ứng phó với đại dịch Covid-19 và tìm các giải pháp phục hồi.
Hãy nhìn vào báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) để thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh.
Phố Tạ Hiện, Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2021
Kinh tế, GDP, FDI tăng trưởng ngoạn mục, nguồn tiền thế giới đổ về Việt Nam
Theo đó, thu hút FDI toàn cầu hiện đã sụt giảm đến 38% xuống mức thấp nhất tính từ 2005. Trong đó, riêng khu vực châu Âu chịu mức sụt giảm nghiêm trọng nhất với 71%. Các quốc gia ASEAN có mức giảm tương đối với 31%. Trong đó, Malaysia hứng chịu xu hướng tồi tệ nhất với mức giảm lên đến 68%, Thái Lan, nước láng giềng của Việt Nam cũng ghi nhận mức giảm 50%.
Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất không phải là con số được bao nhiêu mà xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam – tức phải tập trung vào chất chứ không phải số lượng.
Theo chuyên gia của WB, xu hướng phụ thuộc vào niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế quốc gia của Việt Nam.
“Các nhà đầu tư đều đang tin tưởng và kỳ vọng nền kinh tế của Việt Nam sẽ tăng bật trở lại. Việc FDI dao động vào thời điểm dịch Covid-19 phức tạp như này là điều rất bình thường, và dòng tiền đầu tư sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế của Việt Nam phục hồi”, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB khẳng định.
Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Văn Toàn nhận định. đầu tư nước ngoài là hoạt động mang tính dài hạn, các nhà đầu tư nước ngoài trước khi bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam họ cũng đã nghiên cứu rất kỹ chứ không phải nhất thời, nên không thể có chuyện vì giãn cách để phòng, chống Covid-19, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian ngắn sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
“Càng không có chuyện nhà đầu tư vì lo bị ảnh hưởng mà “bê” nhà máy tại Việt Nam sang quốc gia khác”, vị này khẳng định với cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương.
Theo ông Toàn, Covid-19 là câu chuyện của toàn thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam. Ngoài ra, trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài cũng chứng kiến Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng, chống dịch.
Năm nay, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng rất nỗ lực để ổn định sản xuất, kinh doanh, nên hy vọng là tình hình dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát.
Chuyên gia phân tích vì sao giới đầu tư nước ngoài khó rời bỏ Việt Nam. Theo đó, nếu so với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, môi trường đầu tư Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá rất cao với những lợi thế vượt trội.
Trong đó cần kể đến yếu tố chính trị ổn định, chính sách thu hút FDI cởi mở, Việt Nam lại đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới thông qua một loạt các Hiệp định thương mại tự do, quy mô dân số gần 100 triệu dân và chi phí đầu tư, thuê nhân công tại Việt Nam rẻ hơn nhiều quốc gia khác trong khu vực.
“Do đó không dễ để các nhà đầu tư ngoại rời bỏ Việt Nam”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để tăng khả năng cạnh tranh FDI của Việt Nam, theo ông Nguyễn Văn Toàn, bên cạnh tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cũng cần có cách làm linh hoạt hơn trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Trong đó, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ổn định sản xuất, giảm tối đa những tác hại bất lợi từ dịch Covid-19, Chính phủ nên xem xét giảm thời gian giãn cách, đồng thời tạo thuận lợi để các chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam làm việc, khảo sát môi trường đầu tư và triển khai dự án.
Apple - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2020
Apple không chọn Việt Nam cũng là một cảnh báo: Đừng quá lạc quan về FDI
Chuyên gia cho rằng, việc cần thiết bây giờ là Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát là có thẻ nhanh chóng bật dậy, hồi phục sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư.
“Làm sao để tới đây, Việt Nam sẽ đón được nhiều dự án lớn hơn và có chất lượng hơn nữa. Tất nhiên, điều kiện tiên quyết là kiểm soát dịch bệnh, đẩy mạnh tiêm vaccine bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, chính sách”, chuyên gia nhấn mạnh.
Cần khẳng định rằng, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn, lựa chọn mang lại nhiều lợi ích cho giới đầu tư nước ngoài với lợi thế tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, mở cửa hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng.
Ngoài vị trí địa lý, vị thế địa chính trị quan trọng, lợi thế về dân số vàng, độ phủ Internet, nền chính trị ổn định, Hà Nội ngày càng quan trọng hơn trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa các cường quốc hàng đầu thế giới.
Việt Nam từng được nhận định hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đén Hà Nội vừa qua chắc chắn mở ra tiềm năng hợp tác kinh tế rất lớn giữa hai nước Việt – Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала