Bí quyết của xe tăng T-34 mà Đức Quốc xã không thể lặp lại
© Sputnik / Ivan Shagin / Chuyển đến kho ảnhDây chuyền lắp ráp xe tăng tại Nhà máy xe tăng Ural số 183 ở Nizhny Tagil (nay là Tập đoàn khoa học và sản xuất "Uralvagonzavod" mang tên F.E.Dzerzhinsky).
© Sputnik / Ivan Shagin
/ Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Đức không thể lặp lại công nghệ chế tạo tháp pháo liền khối cho T-34, Alexei Oryshchenko, Tổng giám đốc «Viện nghiên cứu khoa học vật liệu kết cấu Prometey» cho biết.
"Người Đức không đủ tri thức" để chế tạo tháp pháo cho T-34
"Các xe tăng của Đức đều được sản xuất bằng kỹ thuật hàn. Do đó, các góc của vỏ thiết giáp có hình chữ nhật. Và đến năm 1943, xe tăng của chúng ta hoàn toàn vượt trội trong mọi khu vực chiến sự", -ông nói trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình Nga.
Theo ông, tháp pháo liền tấm mạnh hơn và lắp đặt trên xe tăng đơn giản hơn. Vì vậy, lợi thế không chỉ ở độ bền của vỏ thiết giáp, mà còn ở thời gian lắp ráp.
"Tháp đúc là một sản phẩm làm sẵn, trên đó phần vật liệu thừa còn sót lại trên các bộ phận sau khi xử lý được loại bỏ và lắp ngay lên xe tăng. Tôi nghĩ rằng người Đức đã không có đủ tri thức để làm được điều này. Tôi thậm chí không nghi ngờ chính là như vậy”, - Oryshchenko giải thích.
Xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II
T-34 là xe tăng hạng trung của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại; được sản xuất hàng loạt từ năm 1940. Nó trở thành chiếc xe tăng khổng lồ nhất thời bấy giờ. T-34 đã có tác động đáng kể đến kết quả của cuộc chiến. Nó được coi là xe tăng tốt nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.