Việt Nam mua vũ khí gì của Nhật Bản?

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNĐại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo duyệt đội Danh dự QĐND Việt Nam tại lễ đón
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo duyệt đội Danh dự QĐND Việt Nam tại lễ đón - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Đăng ký
Đến Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Kishi Nobuo nói gian nan mới biết bạn hiền, đâu là bạn, đâu là thù.
Ông Kishi Nobuo, em trai nhà lãnh đạo Abe Shinzo tin rằng, Việt Nam và Nhật Bản ở cùng thuyền, chung một vận mệnh, do đó cần nâng tầm hợp tác quân sự quốc phòng lên tầm cao mới, cấp độ mới khi hòa bình ở Biển Đông, Biển Hoa Đông bị đe dọa nghiêm trọng.
Thông qua thỏa thuận chuyển giao trang bị, công nghệ quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản, Tokyo sẽ bán những vũ khí và trang bị quân sự gì cho Hà Nội?

Vì sao ông Kishi Nobuo chọn thăm Việt Nam khi vừa nhậm chức?

Sputnik đã thông tin về chuyến thăm đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đến Hà Nội cùng lúc với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Đối với chuyến làm khách của ông Kishi Nobuo lần này, Tokyo thể hiện rõ lập trường, vừa muốn xích gần hơn với Việt Nam, vừa nhằm làm giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cùng lãnh đạo cấp cao đất nước đã đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo, đánh giá cao việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà em trai ông Abe Shinzo chọn thăm khi vừa nhậm chức.
© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNĐại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo.
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo.
Đáng chú ý, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết “Thỏa thuận chuyển giao trang bị, công nghệ quốc phòng”. Tokyo và Hà Nội trong thời gian tới sẽ phối hợp tích cực trong nhiều lĩnh vực an ninh, quốc phòng, quân sự, đặc biệt là chuyển giao thêm vũ khí tối ưu cho Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngay trước khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hà Nội, hôm 12/9, ông Kishi Nobuo đã cuộc họp báo đặc biệt về những kết quả hợp tác song phương đáng chú ý giữa hai Bộ Quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản nói riêng, quan hệ Hà Nội – Tokyo nói riêng. Tại đây, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu nhiều vấn đề đáng chú ý, từ bản chất hợp tác an ninh quân sự Việt – Nhật, đến tình hình Biển Đông cũng như vấn đề Triều Tiên.
“Tôi là Kishi Nobuo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Tôi rất vinh dự được đến thăm Việt Nam trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của tôi trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”, ông Kishi Nobuo bày tỏ.
Vị lãnh đạo gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Việt Nam, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam và tất cả mọi người tham dự ngày để lắng nghe bài phát biểu đặc biệt của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản trước khi rời Hà Nội.
Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2021
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam – Nhật Bản
Theo ông Kishi Nobuo, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và có nhiều tiềm năng, triển vọng trong thời gian tới.
“Hôm nay, tôi có mặt ở đây để biểu đạt những suy nghĩ, phương cách để chúng ta có thể phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác Việt - Nhật vì hòa bình và ổn định của khu vực, cộng đồng quốc tế”, ông Kishi Nobuo nhấn mạnh và cho biết sẵn sàng đề cập đến những vấn đề mà hai nước có thể không chia sẻ cùng quan điểm.
Trong bài phát biểu ở Hà Nội hôm 12/9, ông Kishi Nobuo chia sẻ những kỷ niệm đặc biệt với Việt Nam và tiết lộ lý do chọn Hà Nội để đến thăm đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng của Nhật Bản.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản kể về những kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam. Trải nghiệm cá nhân của ông với đất nước hình chữ S bắt đầu từ gần 20 năm trước. Trước khi chính thức tham gia Quốc hội, ông Kishi đã đi vòng quanh thế giới khi làm việc cho một công ty thương mại.
Ông cho biết đã làm việc ở Việt Nam một năm rưỡi từ mùa hè năm 2000. Ông đã đi lòng vòng quanh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ ở lưu vực sông Mekong, Cà Mau ở cực nam của Tổ quốc, vùng ven biển Phan Thiết hay co nguyên Đà Lạt, thậm chí là vùng núi gần biên giới với Trung Quốc.
Vào thời điểm "Chính sách Đổi mới" của Việt Nam bắt đầu được thực hiện, theo ông Kishi, cảm giác rằng con người và thành phố của đất nước đang bùng nổ và quốc gia Đông Nam Á này đang thực sự phát triển.
“Và hôm nay đây, tôi đang tiếp tục chứng kiến ​​sự phát triển của Việt Nam, một quốc gia dẫn đầu mạnh mẽ trong khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Thượng tướng Phan Văn Giang hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Việt Nam – Nhật Bản tăng hợp tác Quân y và sớm chuyển giao công nghệ Quốc phòng
Theo ông Kishi Nobuo, ông không thể nào quên lần giao tiếp với một đồng nghiệp Việt Nam hào phóng và tốt bụng.
Vào thời điểm đó, hai người có tranh cãi trong công việc, ông Kishi phàn nàn với người đồng nghiệp Việt Nam rằng, “tại sao lúc ấy anh lại nói có thể làm được?”. Đáp lại, người đồng nghiệp Việt Nam chỉ cười và cho hay, “anh Kishi, nếu tôi nói rằng tôi không làm được, anh sẽ rất buồn. Tôi không muốn thấy anh buồn”. Em trai ông Abe Shinzo không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tha thứ cho con người dễ mến kia.
Người đồng nghiệp Việt Nam không chỉ thiện chí, gần gũi và hài hước mà còn rất chăm chỉ, siêng năng. Ông Kishi cho biết, họ hiểu ý nhau, hợp tác vui vẻ và xây dựng một mối quan hệ tin cậy tốt đẹp, ngay cả khi xảy ra bất đồng do sự khác biệt trong suy nghĩ.
“Việt Nam, nơi tôi đã cùng cộng tác, làm việc chăm chỉ với rất nhiều người, có ý nghĩa rất đặc biệt đối với bản thân. Đây là lý do tại sao tôi chọn Việt Nam là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản”, ông Kishi Nobuo nhấn mạnh.

Gian nan mới biết bạn hiền: Hợp tác quốc phòng Việt- Nhật ở tầm cao mới

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, vì chính người dân Việt Nam mà hai nước có thể phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.
“Niềm tin này đã không thay đổi kể từ khi tôi đến thăm nơi đây với tư cách Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 2009”, ông Kishi bày tỏ.
Ông nhấn mạnh, khi gặp khó khăn, chúng ta giúp đỡ lẫn nhau. Đây là một đức tính mà người Nhật đã ấp ủ từ lâu. Bạn bè giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
“Trong thử thách chưa từng có của đại dịch, để cùng nhau đương đầu với khó khăn này như những người bạn, Nhật Bản đã cung cấp khoảng 3 triệu liều vaccine cho người dân Việt Nam, dân tộc mà chúng tôi luôn giữ được tình bạn về lâu dài và sâu sắc”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói.
10 năm trước, vào tháng 3 năm 2011, sau trận động đất ở Đông Nhật Bản - một thảm họa thiên nhiên chưa từng có - Nhật Bản đã nhận được một số lượng lớn các khoản quyên góp và lời chia buồn chân thành từ nhiều người dân Việt Nam. Ông Kishi cho hay đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt dưới nhiều hình thức khác nhau như thư, bài viết và tranh vẽ.
“Nhật Bản sẽ không bao giờ quên. Gian nan mới biết bạn hiền, người Nhật chúng tôi cảm phục và khích lệ những đức tính của con người được thể hiện bằng cách biểu đạt ấn tượng này trong tiếng Việt. Tôi xin chân thành cảm ơn một lần nữa”, ông Kishi Nobuo nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2021
Chủ tịch nước, Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, đây cũng là cơ hội để Nhật Bản và Việt Nam một lần nữa nhận thấy hai dân tộc có cùng chung đức tính giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn và “mối quan hệ”, sợi dây gắn kết bền chặt như thế nào.
“Quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục phát triển. Kể từ khi quan hệ Nhật Bản - Việt Nam được nâng lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện” vào năm 2014, hai nước đã và đang phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực”, Bộ trưởng Kishi nêu rõ.
Nhấn mạnh, quy mô, triển vọng tầm hợp tác mở rộng sang lĩnh vực quốc phòng, ông Kishi đánh giá cao tiềm năng hợp tác quân sự quốc phòng an ninh giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Dựa trên những thành tựu mà đã đạt được trong nhiều hoạt động hợp tác và trao đổi đa dạng cho đến nay, khi trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang hồi tháng 6, Tokyo đã đề xuất nâng tầm hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam - Nhật Bản lên một “Cấp độ mới”
“Và tôi muốn chuyến đi này là một cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của việc hợp tác quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản đang đi lên “Cấp độ mới”, “tầm cao mới” này”, Bộ trưởng Kishi Nobuo bày tỏ.

Đề cao thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, Nhật ám chỉ Trung Quốc

Nhật Bản và Việt Nam chia sẻ chung nhiều quan điểm, lập trường, giá trị thiết yếu trong củng cố và duy trì nền tảng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thượng tôn pháp luật, đề cao “pháp quyền” và trật tự quốc tế ở Biển Đông.
Theo Bộ trưởng Kishi, trước đó, bản thân ông đã đề cập rằng, Nhật Bản và Việt Nam, có chung đức tính cam kết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Và, cũng như đức tính này, hai bên chia sẻ những giá trị phổ quát khác, những giá trị thiết yếu để điều chỉnh và cân bằng các mối quan hệ quốc tế. Một trong số đó là “pháp quyền” trên biển.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ, điều đã kết nối Nhật Bản và Việt Nam từ xa xưa chính là vùng biển rộng lớn và phong phú. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, các thương nhân Nhật Bản tự do đi lại từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông trên tàu “Goshuinsen”, tàu buôn của Nhật Bản, tìm kiếm sự giao thương rộng rãi với các nước Đông Nam Á. “Raienbashi” hay còn gọi là “Nihonbashi” vẫn còn lưu lại ở thành phố cổ Hội An, quê hương của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, gợi nhớ về mối quan hệ giao lưu sôi nổi giữa Nhật Bản và Việt Nam thời bấy giờ.
“Các vùng biển tự do và rộng mở đã là nền tảng cho sự thịnh vượng của chúng ta từ thời cổ đại”, ông Kishi nhấn mạnh.
© Ảnh : Dương Giang -TTXVNBộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo phát biểu
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo phát biểu
Theo đại diện chính quyền Tokyo, giới luật mà Nhật Bản tiếp tục vận động trên biển rất đơn giản và cơ bản. Nhật Bản luôn đề cao “pháp quyền” ở các tuyến hàng hải.
Ông Kishi Nobuo nêu rõ, sự thịnh vượng của chúng ta sẽ không thể có được nếu không có tự do hàng hải và hàng không cũng như cam kết đảm bảo sự an toàn của các tuyến đường biển huyết mạch của thế giới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói về vị trí địa chính trị quan trọng của Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2021
Tình hình Myanmar và Biển Đông: Việt Nam – Nhật Bản chung lập trường?
“Việt Nam, có vị trí địa chính trị nằm ở điểm giáp ranh giữa Đông Nam Á và Đông Á, có vai trò đặc biệt quan trọng trong khu vực. Chúng tôi, Nhật Bản, đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong khu vực trong ADMM+ đồng thời nhấn mạnh giá trị phổ quát của "pháp quyền". Ai trong chúng ta, những người chia sẻ các giá trị, đều có sứ mệnh chung là bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định.
Theo ông Kishi, hiện chúng ta đang phải đối mặt với thực tế nghiêm trọng chưa từng có, kể cả trong lĩnh vực an ninh, bên cạnh những khó khăn khi đối phó với COVID-19. Đặc biệt là trên vùng biển và vùng trời của Biển Hoa Đông và Biển Đông.
“Có những trường hợp (một số quốc gia nào đó) đang thực hiện các hành động đơn phương dựa trên những tuyên bố một chiều không phù hợp với trật tự quốc tế hiện có”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, ám chỉ Trung Quốc.
“Quyền tự do hàng hải và tự do hàng không bị vi phạm quá mức. Để đạt được hòa bình và tôn trọng chung, cần phải đề cao hơn nữa tầm quan trọng của “pháp quyền” và nguyên tắc cơ bản nhằm giải quyết hòa bình các xung đột, và trên hết là đưa vào thực tiễn”, Bộ trưởng Kishi khẳng định.
Ở Biển Hoa Đông, hàng loạt nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng cưỡng chế vẫn tiếp tục, bao gồm cả vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, vốn là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng, liên tiếp xảy ra các vụ tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, áp sát tàu cá Nhật Bản.
Còn ở Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa khu vực có tranh chấp, thường xuyên tập trận và thậm chí còn được cho là đã phóng tên lửa đạn đạo, làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
“Nhật Bản cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cưỡng chế cũng như bất kỳ hoạt động nào gây căng thẳng, đồng thời chia sẻ mối quan ngại chung với Việt Nam”, Bộ trưởng Kishi Nobuo nêu rõ.
Theo nhà lãnh đạo Nhật Bản, kể từ tháng 2 năm nay, Luật Hải cảnh (Cảnh sát biển) Trung Quốc có hiệu lực. Luật này bao gồm các quy định có vấn đề về tính nhất quán với luật quốc tế, chẳng hạn như áp dụng luật đối với các khu vực biển không rõ ràng và liên quan đến thẩm quyền sử dụng vũ khí, vũ lực.
“Các quyền chính đáng của tất cả các quốc gia có liên quan, bao gồm cả Nhật Bản và Việt Nam, không thể bị làm suy yếu do Luật Cảnh sát biển Trung Quốc và chúng ta không bao giờ có thể dung thứ cho bất cứ điều gì có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển, chẳng hạn như ở Biển Hoa Đông và Biển Đông”, đại diện chính quyền Tokyo gay gắt.
Tàu hộ vệ Nhật Bản Akebono. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2021
Nhật Bản tặng Việt Nam tàu nghiên cứu biển, Hà Nội-Tokyo tăng hợp tác Hải quân
Ngoài ra, Đài Loan nằm ranh giới liên kết giữa Biển Hoa Đông và Biển Đông, là điểm mấu chốt đối với an ninh hàng hải trong khu vực. Hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan có ý nghĩa quan trọng đối với cả khu vực và cộng đồng quốc tế. Lập trường nhất quán của Nhật Bản là mong đợi rằng sự việc sẽ được giải quyết một cách hòa bình thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp của các bên liên quan.
Bên cạnh đó, còn thực tế khó khăn là có nhiều thách thức khác nhau để đảm bảo hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Thứ nhất, theo Bộ trưởng Kishi, việc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, bất kể tầm bắn xa hay gần đều vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, không chỉ đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực mà còn là một vấn đề nghiêm trọng đối với cộng đồng quốc tế nói chung.
“Nhật Bản đang làm việc với các nước liên quan để thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc dỡ bỏ hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên - và hợp tác với Việt Nam là rất quan trọng”, ông Kishi nhấn mạnh.
Đối với tình hình ở Myanmar, Nhật Bản đang vẫn lên án mạnh mẽ, yêu cầu dừng toàn bộ các hành vi bạo lực đối với dân thường, trả tự do cho các bên bị giam giữ, và sớm khôi phục hệ thống chính trị dân chủ, với sự hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Nhật Bản coi "năm hiệp đồng" là bước đầu tiên hướng tới một bước đột phá, và hoan nghênh việc bổ nhiệm ông Bộ trưởng (thứ hai) Bộ Ngoại giao của Brunei Darussalam Dato Erywan Pehin Yusof với tư cách là đặc phái viên về ASEAN. Trong tương lai, điều quan trọng sẽ là đạt được những kết quả cụ thể bằng cách thực hiện sáng kiến.
Bên cạnh đó là sự cần thiết phải ứng phó với các vấn đề toàn cầu như an ninh mạng và cũng như chấm dứt đại dịch Covid-19.

Việt Nam quan trọng với Nhật Bản, Mỹ, Anh, EU như thế nào?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Kishi tái khẳng định sự ủng hộ của Nhật với Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Theo nhà lãnh đạo, để thúc đẩy mạnh mẽ Tầm nhìn của Nhật Bản về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), hợp tác với các nước châu Âu - có chung mong muốn duy trì pháp quyền - là không thể thiếu.
Kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng, ông Kishi đã tích cực làm việc để cam kết của châu Âu đối với khu vực này ngày càng mạnh mẽ và lâu dài.
 Lễ đón Bộ trưởng Quốc phòng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Robert Ben Lobban Wallace.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Sự chú ý đang dồn về Việt Nam và Biển Đông
Năm 2019, Việt Nam cùng với tất cả các nước ASEAN khác đã công bố Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) là con đường của riêng mình. Trong đó, pháp quyền, sự cởi mở, tự do, minh bạch và bao trùm được đề cao.
Nhật Bản hoàn toàn ủng hộ AOIP, cùng chia sẻ các nguyên tắc cơ bản với FOIP. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích các nỗ lực hợp tác, hữu hình để hiện thực hóa AOIP, đồng thời ủng hộ vai trò trung tâm và thống nhất của ASEAN.
“Trên hết, chúng ta cần làm việc cùng nhau để duy trì và củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tự do và cởi mở, dựa trên luật pháp quốc tế và mang lại cho chúng ta thịnh vượng”, ông Kishi nêu rõ.
Theo ông Kishi, ác nước là đối tác chủ chốt của Nhật Bản cũng đang dành sự quan tâm cho Việt Nam. Từ Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd J. Austin đã đến thăm khu vực này vào cuối tháng Bảy và Phó Tổng thống Kamala Harris đã đến Hà Nội hồi tháng Tám.
“Cả hai quan chức cấp cao đều chọn dừng chân tại Việt Nam trong chuyến công du của họ. Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng Hoa Kỳ nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Trọng ĐứcBộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin thăm chính thức Việt Nam
Cùng với đó, mối quan tâm đặc biệt là sự tham gia ngày càng tăng của các nước châu Âu trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace, nhà lãnh đạo công du Nhật Bản vào tháng 7, cũng đã đến thăm Hà Nội lần đầu tiên trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Anh.
Vương Quốc Anh cũng nêu rõ chính sách “Xoay trục về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” là bước đột phá đối với Anh.

Nhật Bản sẽ chuyển giao những vũ khí gì cho Việt Nam?

Bộ trưởng Kishi tuyên bố, Tokyo – Hà Nội cùng nhau bước đi như những người đồng chí, cùng nắm tay nhau, cùng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực và cộng đồng quốc tế.
“Những người bạn đặc biệt, có vai trò không thể thay thế như Nhật Bản và Việt Nam, nên làm gì trong bối cảnh mở rộng quan hệ đối tác toàn cầu? Câu trả lời của tôi là phải nâng quan hệ hợp tác quốc phòng Nhật - Việt lên “Cấp độ mới” phù hợp với thời đại hiện nay”, Bộ trưởng Kishi cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc  hội kiến tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2020
Các thủ tướng Nhật Bản và Việt Nam thảo luận triển vọng xuất khẩu công nghệ quốc phòng Nhật Bản
Cho đến nay, các nhà chức trách quốc phòng của Nhật Bản và Việt Nam đã không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ tổ quốc và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng song phương.
“Trên cơ sở khả năng của mình, chúng tôi đã thúc đẩy hợp tác và trao đổi trên nhiều lĩnh vực giữa hai nước và kết quả mang lại lợi ích to lớn cho cả Nhật Bản và Việt Nam”, Bộ trưởng Kishi nêu rõ.
Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện đang đóng góp vào việc duy trì và củng cố "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Mở rộng", và sự phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam hùng mạnh - lực lượng luôn được tiếp tục tăng cường hơn nữa khả năng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc - trở thành điều cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo ông Kishi, nói cách khác, trên tinh thần “khi khó khăn thì giúp đỡ nhau” và “Gian nan mới biết bạn hiền”, Việt Nam và Nhật Bản là những người bạn chung tay giúp đỡ các bạn khác gặp khó khăn trong khu vực và trong cộng đồng quốc tế. Chúng ta nên nói rằng chúng ta đã bước vào giai đoạn đó.
“Ở đây hôm nay, tôi muốn "xác định lại" rằng hợp tác quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam nhằm mục đích đóng góp tích cực hơn vào hòa bình và ổn định của không chỉ hai nước chúng ta mà còn cho khu vực và cộng đồng quốc tế. Đây là ý đồ của hợp tác quốc phòng Nhật - Việt trong “giai đoạn mới” mà tôi đã đề cập trước đó”, Bộ trưởng Kishi tuyên bố.
Cả Nhật Bản và Việt Nam sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề an ninh khác nhau trong khu vực đồng thời nhấn mạnh “pháp quyền”. Hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ không chỉ trên phương diện song phương mà còn với các nước trong khu vực và ASEAN vì lợi ích của tất cả các nước.
“Chúng tôi hướng đến nền an ninh lâu dài cho cộng đồng địa phương và quốc tế. Đối với Nhật Bản, cần phải nói rằng Việt Nam là một trong những quốc gia quan trọng mà “chúng ta đã cùng chung một con thuyền”, Bộ trưởng Kishi khẳng định.
© Ảnh : Hoàng Thống Nhất - TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đang thăm và làm việc tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh, với sự hợp tác đã đạt đến "cấp độ mới" này, hợp tác quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản sẽ được tăng cường hơn nữa đồng thời hướng sự chú ý đến hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thế giới nói chung.
“Bây giờ chúng tôi có một công cụ mới cho quá trình hợp tác quân sự an ninh. Đó là Thỏa thuận chuyển giao trang bị, công nghệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản được ký kết ngày hôm qua”, ông Kishi Nobuo cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ, trong tương lai, theo thỏa thuận này, hai bên sẽ đẩy nhanh các cuộc thảo luận hướng tới việc thực hiện chuyển giao thiết bị quân sự hữu hình, chẳng hạn như hợp tác trong lĩnh vực chuyển giao tàu thuyền tuần tra đóng góp vào an ninh hàng hải khu vực.
Ngoài ra, Nhật Bản và Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi hợp tác sang các lĩnh vực chưa từng có và các lĩnh vực mới. Điển hình ứng phó với các mối đe dọa trong không gian mạng là một thách thức cấp bách về an ninh toàn cầu. Tháng 12 năm ngoái, ông Kishi đã công bố nỗ lực nâng cao năng lực an ninh mạng với các nước ASEAN.
“Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để cải thiện an ninh mạng trong khu vực để sáng kiến ​​này sẽ là một điển hình cho hợp tác quốc phòng ASEAN giữa Nhật Bản và Việt Nam ở cấp độ mới”, Bộ trưởng bày tỏ.
tàu tuần tra Nhật PS14 Akagi  - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2020
Chuyên gia: Nhật Bản bán tàu tuần tra cho Việt Nam là một nỗ lực nhằm ép Nga ra khỏi thị trường Việt Nam
Bên cạnh đó, các nước cũng đẩy mạnh hợp tác y tế trong bối cảnh dịch bệnh, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, trang thiết bị bảo hộ, thuốc điều trị bệnh nhân Covid-19.
“Trước những diễn biến này, các cơ quan quốc phòng Nhật Bản và Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp ký kết biên bản ghi nhớ trong hai lĩnh vực quan trọng này, nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và quân y”, Bộ trưởng Kisho cho hay.
Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cũng là một lĩnh vực mà hợp tác Nhật - Việt rất đáng chú ý. Để nâng cao năng lực của các chiến sĩ tham gia gìn giữ hòa bình, Nhật Bản đã khởi động Dự án Đối tác Tam giác của Liên hợp quốc (UNTPP) với Liên hợp quốc vào năm 2015. Cho đến nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ đã cử tổng cộng khoảng 230 chuyên viên và đào tạo khoảng 360 nhân viên - từ 17 quốc gia ở châu Á và châu Phi - cho các phái bộ của Liên hợp quốc.
Kể từ năm 2018, với sự hợp tác toàn diện của Quân đội Nhân dân Việt Nam, các chuyên gia huấn luyện của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã đào tạo nhân viên từ các nước châu Á tại Hà Nội, dưới ngọn cờ của Liên hợp quốc. Sự hợp tác như vậy giữa Nhật Bản và Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Ngoài ra, Nhật Bản và Việt Nam đã đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến Kỳ họp 14 Nhóm Chuyên gia gìn giữ hòa bình (EWG PKO) Chu kỳ 4, giai đoạn 2021 - 2023 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+).
Như Sputnik đã thông tin, Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ký hiệp định vốn vay ODA trị giá 36,6 tỷ yen (348,2 triệu USD) cho dự án trang bị 6 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam nhằm tăng cường năng lực bảo đảm an ninh, an toàn trên biển hồi tháng 7/2020.
Dự án đóng tàu áp dụng điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP), sử dụng các công nghệ đóng tàu tiên tiến của Nhật Bản, dự kiến hoàn thành trước tháng 10/2025. Khoản vay trên cũng có lãi suất ưu đãi lên đến 40 năm.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam mang số hiệu 8002  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2019
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam thăm Nhật Bản
Được biết, phía Nhật có thể đóng cho Việt Nam các tàu tuần tra (OPV), điển hình như lớp tàu Aso dài 79 m, ngang rộng nhất 10 m, mớn nước 6 m, lượng choán nước 1.000 tấn, thân cấu trúc chủ yếu bằng nhôm và thép nên nhẹ.
Tàu trang bị 4 động cơ diesel và 4 hệ thống đẩy phản lực nước nên có tốc độ rất cao - gần 60 km/giờ. Tàu có kèm 1 xuồng cứu hộ cao tốc dài 7 m, 1 pháo Bofors 40 mm phía mũi, súng máy, hệ thống điều khiển hỏa lực cùng thiết bị dò tìm mục tiêu bằng hồng ngoại.
Trong khi đó, ở biên chế Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản JCG, lớp tàu tuần tra lớn nhất của là từ 6.000 - 6.500 tấn, mang được 1-2 trực thăng. Tàu mới nhất của loại này là chiếc Shunko (PLH-42) (hoạt động từ 2/2020), dài 140 m, mang được 2 trực thăng, lượng choán nước 6.000 tấn.
Đáng nói, Chính phủ Nhật Bản hồi 2015 cũng từng viện trợ không hoàn lại cho Cảnh sát Biển Việt Nam 3 tàu tuần tra.
“Hôm nay, tôi có một tầm nhìn lớn và đầy tham vọng về hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Việt Nam ở “Cấp độ mới”. Với những con người Việt Nam kiên trung mà tôi biết, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ có thể vượt qua nhiều thử thách và đạt được mục tiêu to lớn và cao cả này”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала