"Bây giờ làm một chiếc ghế ở Mỹ rẻ hơn ở Việt Nam"

© Depositphotos.com / VietboxNhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu.
Nhà máy sản xuất gỗ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2021
Đăng ký
COVID-19 và nền kinh tế - tất nhiên, đây là chủ đề trọng tâm của các bài báo và phóng sự về Việt Nam trên báo chí nước ngoài trong tuần này.
Sputnik sẽ tóm lược các nội dung đó trong tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Vắc xin nội địa và vắc xin nhập khẩu

Con đường duy nhất để thoát khỏi đại dịch Covid-19 là vaccine và tiêm chủng. Việt Nam hiện chỉ có 7,3% trong số 98 triệu người dân được tiêm đầy đủ hai mũi vắc-xin ngừa COVID-19, theo Nikkei Asia Review. Đây được coi là mộat trong những tỷ lệ thấp nhất trong khu vực. Nguồn cung vắc xin nước ngoài vẫn đang thiếu hụt và chính phủ đang cố gắng đẩy nhanh quá trình phát triển vắc xin nội địa. Vắc xin Nanocovax sắp hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Vào tháng 8, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với công ty Vekaria Healthcare của Ấn Độ về chuyển giao công nghệ, sản xuất và phân phối vắc xin Nanocovax. Vắc xin COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2.
Sputnik V  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Việt Nam công bố chính thức sản xuất thành công vaccine Sputnik V của Nga
Công ty Arcturus của Mỹ đã đồng ý cấp cho công ty Việt Nam giấy phép độc quyền sản xuất vắc xin cùng loại với Pfizer và Moderna. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 sẽ bắt đầu vào tháng 10. Theo kế hoạch, vắc xin Sputnik V của Nga và vắc xin Abdala của Cuba cũng sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Tổng cộng có 8 loại vắc xin nước ngoài hiện được đăng ký tại Việt Nam. Ngày 22/9, bên lề Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In hứa với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ cung cấp ít nhất 1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, Today Online đưa tin.

Doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Việt Nam

Tờ Financial Times viết, một trong những chiến dịch khó khăn nhất trên thế giới nhằm ngăn chặn đại dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận đã làm gián đoạn công việc của một trong những trung tâm sản xuất chính ở châu Á, tờ FT trích dẫn bức thư ngỏ của bốn người đứng đầu các phòng kinh doanh nước ngoài đến Chính phủ Việt Nam. Doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng. Ít nhất 20% thành viên thuộc các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đã phải chuyển một số hoạt động sản xuất sang quốc gia khác, vì các biện pháp giãn cách xã hội trong nước, và 16% thành viên khác đang thảo luận về khả năng này. Hàng chục công ty đã bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa nhà máy, từ nhà sản xuất chip Intel và tập đoàn ô tô Toyota đến nhà bán lẻ đồ gia dụng Ikea và các thương hiệu đồ thể thao Nike và Adidas.
Nữ công nhân xí nghiệp may ở thành phố Đông Quan (Trung Quốc). - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2021
Các cơ sở sản xuất có thể tái dịch chuyển từ Việt Nam quay trở lại Trung Quốc?
Load Star trích lời một nhà sản xuất đồ nội thất: "Thời điểm đầu năm giá thị trường chỉ khoảng 7.000 - 8.000 USD/container 40 feet, hiện đã lên hơn 20.000 USD/container. Thêm vào đó, trong thời gian dài các nhà máy không có công nhân hoặc không có khả năng cung cấp nguyên vật liệu, và khách hàng của tôi đang hủy đơn đặt hàng vì giá làm một chiếc ghế ở Mỹ hiện nay rẻ hơn". Các doanh nhân không chỉ phàn nàn về mức độ nghiêm trọng của các biện pháp hạn chế mà còn về những thay đổi thường xuyên trong các quy tắc phải được thực hiện trong một thời gian rất ngắn. Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và Indonesia đưa ra sự lựa chọn thay thế tốt để dịch chuyển sản xuất từ Việt Nam, CNBC trích lời một chủ công ty lớn.
Các biện pháp hạn chế cứng rắn đã khiến xuất khẩu, sản xuất và chế biến giảm mạnh trong tháng 8, kết quả là Ngân hàng JPMorgan hạ dự báo tăng trưởng quý III/2021 của Việt Nam từ 4,1% xuống còn 3%. Việt Nam lùi kế hoạch mở cửa lại Phú Quốc để đón khách du lịch nước ngoài sang tháng 11 thay vì tháng 10 như dự tính ban đầu, do thiếu nguồn vắc-xin ngừa COVID-19 để tiêm cho dân, Reuters đưa tin. Tuy vậy, theo kế hoạch mới, các nhà chức trách cho biết Phú Quốc sẽ mở cửa trở lại theo từng giai đoạn trong vòng sáu tháng, bắt đầu từ ngày 20 tháng 11, với tối đa ba chuyến bay mỗi tuần. CNN phân tích ý muốn của các chính phủ Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của họ, đặc biệt là ngành du lịch, bằng cách mở cửa biên giới và không gian công cộng. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại tỷ lệ tiêm chủng thấp ở phần lớn khu vực và việc sử dụng rộng rãi các loại vắc xin kém hiệu quả, bao gồm cả Sinovac của Trung Quốc, có thể dẫn đến thảm họa.

Lô hàng gia súc, khí đốt và mỹ phẩm

Nhưng, bất chấp mọi thứ, nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển. Công ty SCG Packaging có trụ sở tại Thái Lan đang lên kế hoạch đầu tư thêm 353 triệu USD trong mảng kinh doanh bao bì giấy tại Việt Nam, theo Reuters.
Công ty Optrontec Vina khu công nghiệp Bá Thiện 2, Vĩnh Phúc là công ty 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
‘Không phải chuyện đùa’: FDI sẽ rời Việt Nam nếu chậm mở cửa kinh tế
Tech in Asia đưa tin về việc công ty Leflair chuyên bán hàng thời trang cao cấp và sản phẩm làm đẹp có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp đối tác hoạt động trở lại tại Việt Nam. Tờ Gas World viết rằng, PV Gas và Tập đoàn AES của Mỹ đã ký thỏa thuận liên doanh thành lập Công ty TNHH Kho cảng LNG Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận có tổng vốn đầu tư dự kiến là khoảng 1,4 tỷ USD. ABC đưa tin về lô hàng gia súc Brazil đầu tiên trực tiếp đến Việt Nam, lần xuất khẩu đầu tiên trong lịch sử của Brazil sang Việt Nam đã được ngành chăn nuôi Australia giám sát tỉ mỉ. Việt Nam là nước tiêu thụ gia súc lớn thứ hai của Australia và nhập khẩu 300.000 con vào năm ngoái. Nhưng bò Úc tăng giá, và người Việt hướng mắt sang Brazil. Và Reuters cho biết rằng, năm 2023, VinFast có thể mở rộng sang các nước ở châu Âu ngoài Đức, Pháp và Hà Lan - những thị trường hãng ô tô Việt Nam sẽ gia nhập vào năm sau.
Chúng tôi hy vọng rằng những nỗ lực to lớn của ban lãnh đạo Việt Nam đang dốc toàn lực để hoàn thành tiêm vắc xin càng sớm càng tốt, và việc tái khởi động nền kinh tế sẽ thành công, và Việt Nam sẽ tránh được những hậu quả thảm khốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала