- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

“Việt Nam từng là ngôi sao nhưng đã rớt xuống hạng trung bình”

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNĐại biểu dự Tọa đàm.
Đại biểu dự Tọa đàm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Đăng ký
Ngân hàng Thế giới World Bank (WB) lý giải vì sao Việt Nam ‘mất sao’, chuyển từ hạng sao xuống hạng dưới trung bình tại báo cáo Covid-19: Kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang.
Các chuyên gia từ World Bank, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng chỉ cách để kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, bền vững hậu Covid-19, để có thể lấy lại ánh hào quang như trước cuộc khủng hoảng.

Vì sao Việt Nam mất sao?

Sáng nay, 27/9, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức buổi toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tọa đàm.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNPhó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu.
Cần nhấn mạnh, đây là buổi tọa đàm lần đầu tiên được tổ chức trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tác động trực tiếp và nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - đời sống xã hội tại Việt Nam.
Các chuyên gia, đại diện các tổ chức, thể chế tài chính quốc tế, các nhà quản lý đã bày tỏ nhiều ý kiến chuyên sâu, độc lập, với góc nhìn đa dạng, thẳng thắn mang tính xây dựng để phát triển kinh tế - xã hội chất lượng bền vững.
Tại sự kiện hôm nay, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho hay, trước đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn đang là ngôi sao trên toàn cầu với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, thuộc top đầu thế giới.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tham luận.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tham luận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu tham luận.
Tuy nhiên, sau làn sóng Covid-19 thứ 4 này, Việt Nam đã rơi xuống mức trung bình.
Phát biểu tại tọa đàm với chủ đề “Covid-19: Kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang”, ông Jacques Morisset, chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý Chương trình Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thẳng thắn chỉ ra rằng, “Việt Nam đã chuyển từ hạng sao xuống hạng dưới trung bình”.
Lý giải nguyên nhân, theo ông Jacques Morisset, WB cho rằng do tình hình y tế xấu đi, tiêm chủng chậm và yêu cầu hạn chế di chuyển nghiêm ngặt.
Dây chuyền sản xuất bao bì đựng thức ăn gia súc tại Công ty TNHH Tân Trang - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
WB lý giải vì sao nền kinh tế Việt Nam không sụp đổ vì Covid-19
Tình hình y tế diễn biến xấu đi từ cuối tháng 42021, nhất là cuối tháng 7, tỷ lệ tử vong của Việt Nam cao hơn mức trung bình của thế giới, Trung Quốc và châu Âu, tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 còn rất thấp.
“Các chính sách ứng phó về kinh tế có quy mô nhỏ và thiếu cân bằng, trợ giúp xã hội còn rụt rè và hạn chế, ít hơn nhiều so với hầu hết các nước châu Á”, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB nhấn mạnh.
Ông Jacques Morisset cho rằng, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có mức độ hạn chế di chuyển nghiêm ngặt nhất, các chính sách ứng phó về tài khóa, tiền tệ thiếu cân bằng, hỗ trợ xã hội ít hơn nhiều so với các nước châu Âu.
PGS.TS Phạm Hồng Chương, lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, vì tác động của dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng.
Nguyên nhân do quan điểm chống dịch lấy phòng hơn chống nên chuyển đổi trạng thái không kịp thời, bị động. Việc thực hiện giãn cách xã hội thiếu thống nhất ở các địa phương, cộng thêm các chuỗi cung ứng đều thiếu lao động, chậm nguồn cung ứng vật liệu, chi phí tăng cao, lưu thông và dịch vụ logistic bị đứt gãy.

4 bài học để kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới khuyến nghị bốn bài học để Việt Nam có thể lấy lại vị trí ngôi sao của mình, kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang hậu Covid-19.
Để có thể bước vào trạng thái bình thường mới, các chuyên gia hàng đầu của Ngân hàng Thế giới kiến nghị với lãnh đạo Việt Nam cần rút ra các bài học kinh nghiệm.
“Tốc độ phục hồi phụ thuộc rất lớn với quy mô của các chương trình tiêm chủng, mặc dù xét nghiệm vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch”, WB lưu ý.
WB cũng dự báo, các quốc gia có chương trình tiêm chủng tích cực hơn dự kiến sẽ có mức tăng trưởng nhanh hơn vào năm 2021, gắn với tăng cường xét nghiệm hàng ngày.
Ông Jacques Morisset cũng nêu rõ, việc quản lý hạn chế di chuyển cần thông minh hơn, trên cơ sở giám sát chặt chẽ và chia sẻ thông tin để điều chỉnh các biện pháp hạn chế di chuyển, đơn giản hóa và điều phối các quy trình.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNÔng Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu.
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam phát biểu.
“Chính phủ tuyên bố đơn giản hóa các quy trình mặc dù đã kiểm soát biên giới. Tại sao vẫn cần 5 tuần để xử lý các thủ tục hành chính trước khi phê duyệt cho du khách?”, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới thẳng thắn.
Với các chương trình trợ giúp xã hội, WB khuyến nghị, cần hiệu quả hơn để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Cùng với đó, theo chuyên gia WB, Việt Nam cần tăng cường khả năng phục hồi thông qua một hệ thống trợ giúp xã hội mạnh mẽ và linh hoạt.
Đơn cử, cần phân bổ thêm vốn cho các chương trình trợ giúp xã hội từ chính sách tài khóa; xây dựng một cơ quan đăng ký xã hội quy mô lớn và áp dụng kỹ thuật số, để nhanh chóng xác định những người dễ bị tổn thương; mở rộng quy mô thanh toán điện tử, để tiếp cận một cách hiệu quả những người thụ hưởng đã được xác định.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu để xét nghiệm nhanh cho người dân tại Trạm Y tế phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
Bộ Y tế dồn sức cho Đà Nẵng dập dịch, WB viện trợ Việt Nam chống Covid-19
Tìm kiếm không gian kinh tế mới thay vì chỉ “bó” vào kích thích tài khóa - tiền tệ. WB cho rằng, để ổn định kinh tế vĩ mô cần hướng sang chính sách tài khóa nhiều hơn và thực hiện chính sách tiền tệ ít hơn.
Theo đánh giá của WB, chính sách tài khóa là công cụ mà Chính phủ chưa sử dụng nhiều, nhưng lại có thể giúp kích cầu trong ngắn hạn và cung trong dài hạn, trong khi dư địa tài khóa trong hiện tại và ngắn hạn đều có thể thực hiện.
“Theo tính toán của WB, dự địa tài khóa của Việt Nam lớn hơn tất cả các nước vào năm 2020”, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới chỉ rõ.
Trong khi, Chính phủ sử dụng công cụ chính sách tiền tệ nhiều hơn để hỗ trợ tạm thời cho doanh nghiệp, nhưng tương đối kém hiệu quả và có thể tăng rủi ro cho tài chính do nợ xấu tăng cao, thiếu minh bạch trong những gói giải cứu.
Nhóm chuyên gia của WB còn khuyến nghị đã đến lúc cần suy nghĩ và thực hiện những cải cách thể chế quan trọng để nâng cao hiệu quả/hiệu lực thực thi chính sách.
“Cần tổ chức thể chế xung quanh một trụ cột vững chắc, đơn giản hoá các quy trình và thủ tục hành chính, sử dụng thông minh các công cụ thị trường, tăng cường thực thi các quy định pháp luật”, ông Jacques Morisset khẳng định.

Kinh tế Việt Nam và ‘cái bóng’ của Covid-19

Tại cuộc tọa đàm, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định tổng quan về kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, cho rằng, dịch bệnh Covid-19 diễn biến kéo dài khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề.
Toà nhà The World Bank Group - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2019
WB: Nền kinh tế Việt Nam “khát vốn” để tăng trưởng
Theo TS. Minh, kể từ đầu năm 2021 trở lại đây, bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường. Trong đó, các tổ chức quốc tế đã có những đánh giá lạc quan, dù còn khá thận trọng về đà phục hồi kinh tế trong năm 2021.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 7/2021 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2021 ở mức 6%. Mặc dù vậy, hầu hết các nghiên cứu và thảo luận chính sách đều nhận định đà phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ còn chịu nhiều rủi ro đến từ ba nhóm chính.
Đó là dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, kể cả ở những quốc gia đã làm chủ công nghệ vaccine, tham gia chuỗi cung ứng vaccine hay có tỷ lệ tiêm vaccine cao (như Hoa Kỳ, Singapore, Ấn Độ, Anh, nhiều nước EU…).
Tiếp đó là vấn đề cạnh tranh địa chính trị diễn ra rất phức tạp. Yếu tố thứ ba nhóm rủi ro liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát và rủi ro nợ tăng lên.
Về bối cảnh trong nước, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng, diễn biến dịch Covid-19 kéo dài, nhất là từ cuối tháng 4 đến nay khiến Chính phủ và nhiều địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề phải duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và hạn chế đi lại.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, tới nay, dù diễn biến dịch còn phức tạp, nhưng công tác phòng chống dịch đã có những chuyển biến cơ bản, đặc biệt là về công tác ngoại giao vaccine và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho người dân trên cả nước.
“Chính phủ vẫn hướng tới “mục tiêu kép”, song cũng lắng nghe, cân nhắc với tinh thần cầu thị hơn với những đề xuất mới, như đề xuất cho phép các nhà máy trong khu công nghiệp duy trì sản xuất trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch, đề xuất cho phép doanh nghiệp chủ động nhập vaccine”, chuyên gia nhấn mạnh.
Nhờ vào tinh thần cởi mở, cầu thị ấy mà nhiều ngành, địa phương đã có điều kiện để cân nhắc kỹ lưỡng, tích cực hơn các kịch bản, lộ trình, biện pháp mở cửa trở lại nền kinh tế, hướng đến đà phục hồi, phát triển kinh tế ở trạng thái bình thường mới.
Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá, những kết quả kinh tế - xã hội mà Việt Nam đạt được trong những tháng đầu năm “còn khoảng cách” so với mục tiêu đề ra, nhưng cũng đã có chiều hướng tích cực.
Cụ thể, CPI bình quân 8 tháng năm 2021 tăng 1,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng tới 21,8% so với cùng kỳ 2020.
“Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những khó khăn, hệ lụy nghiêm trọng của dịch Covid-19”, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
Chuyên gia của CIEM cũng cảnh báo thực trạng các thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa Việt Nam (điển hình như cách mà Trung Quốc đã làm với hàng hóa nông sản Việt thời gian qua – PV).
Đường dây điện ở Crưm - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2017
Chuyên gia WB cảnh báo: Nguồn điện giá rẻ của Việt Nam đã hết
Bên cạnh đó, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng cũng làm tăng chi phí đáng kể cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như doanh nghiệp hoạt động thương mại trong nước.
Báo cáo của Bộ Tài chính, về giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/8/2021, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công năm 2021 kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước chỉ bằng 41,7% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch.
“Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng năm 2021 là 85,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2020”, báo cáo nêu rõ.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Chính phủ đã ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội, thực hiện các biện pháp thuế, tín dụng, trợ cấp lao động… để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Ba giai đoạn phục hồi nền kinh tế Việt Nam

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn, gây rủi ro, gián đoạn chuỗi cung ứng đã làm tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp.
Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho hay, dù có nhiều nỗ lực cải thiện, công tác điều hành và chất lượng các văn bản chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, bất cập.
Việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương chưa cân nhắc hài hòa, đồng bộ các quy trình, biện pháp, liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với hoạt động lưu thông hàng hóa giữa các địa phương.
“Một số biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế như giãn, hoãn thuế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí… chưa đủ “sức nặng” cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp”, TS. Trần Thị Hồng Minh thẳng thắn.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNViện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh phát biểu.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương Trần Thị Hồng Minh phát biểu.
Viện CIEM cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như khả năng kiểm soát dịch, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, khả năng đảm bảo phục hồi sản xuất, khả năng bắt nhịp thực hiện một chương trình sâu rộng về phục hồi và phát triển kinh tế, cùng với khả năng tận dụng cơ hội từ đà phục hồi của kinh tế thế giới thời gian tới.
Về biện pháp, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương đề xuất tiếp tục ưu tiên nhiệm vụ phòng chống, kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, đẩy nhanh tiêm chủng vaccine, sớm xây dựng, thực hiện chương trình tổng thể phục hồi, phát triển kinh tế trong và hậu Covid-19.
Cũng tại tọa đàm hôm nay, Viện CIEM kiến nghị ba giai đoạn trong chương trình phục hồi kinh tế.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, giai đoạn 1 (đến quý I/2022) – Việt Nam cần ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19, kết hợp với chính sách kinh tế vĩ mô (kể cả thúc đẩy giải ngân đầu tư công) để hỗ trợ cho doanh nghiệp “trụ vững” qua thời kỳ khó khăn và duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Vận chuyển container tại hải cảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
World Bank tin kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao thứ 5 thế giới
Giai đoạn 2 (đến hết 2023), sau khi kiểm soát dịch Covid-19, tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 3 (sau 2023), Việt Nam bước vào quá trình “bình thường hóa” chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia của CIEM, Việt Nam cũng cần vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt theo các kịch bản để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực, đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu, trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thông tin kịp thời về các thị trường, sản phẩm còn dư địa khai thác trong bối cảnh đại dịch cũng như khả năng đáp ứng các FTA quan trọng (như CPTPP, EVFTA).
Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước để tạo thêm không gian kinh tế trong nước, đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành..
Phát biểu với Chủ tịch Vương Đình Huệ, TS. Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh, Quốc hội cần phát huy công tác xây dựng luật để bảo đảm kịp thời, chất lượng, giảm chồng chéo, qua đó củng cố khung pháp lý cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, kể cả các hoạt động kinh tế mới.
“Ngoài ra, Quốc hội cần thường xuyên lắng nghe tiếng nói của cử tri ở các địa phương trong cả nước, tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát chuyên đề đối với những lĩnh vực cử tri đặc biệt quan tâm, đồng hành cùng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân, huy động hợp lý, hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, Quốc hội cũng cần tiếp tục đồng hành, đề ra những yêu cầu đối với Chính phủ để thực hiện hiệu quả hơn nữa các FTA trong bối cảnh mới
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала