- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Trung Quốc đổ oan cho nông sản Việt Nam vụ tìm thấy virus corona trên hàng hóa

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNThứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin về tình hình sản xuất ngảnh nông nghiệp tại buổi họp báo.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thông tin về tình hình sản xuất ngảnh nông nghiệp tại buổi họp báo.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Đăng ký
Liên quan đến vụ Trung Quốc chặn hàng nông sản Việt Nam do phát hiện virus corona (SARS-CoV-2) trên bao bì, mới đây, chính Tổng cục Hải quan nước này đã thừa nhận virus lây trên bì thủy sản là nhiễm tại Trung Quốc chứ không phải từ phía Việt Nam.
Ở khía cạnh khác, trong bối cảnh nền kinh tế bị đứt gãy vì Covid-19, nông sản Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất nông lâm, thủy sản Việt Nam.

Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng tích cực bất chấp dịch Covid-19

Ngày 5/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã có buổi họp báo thường kỳ quý III trao đổi những vấn đề nóng về nông nghiệp Việt Nam.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, bất chấp Covid-19, ngành nông nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng 2,74% và được đánh giá là ‘bệ đỡ’ của nền kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với nông dân. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2020
Thủ tướng: Nông nghiệp và nông thôn là trụ đỡ nền kinh tế Việt Nam
Dù vậy, Thứ trưởng Tiến cũng lưu ý, những tác động tiêu cực của dịch bệnh ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ nông sản đòi hỏi ngành phải tập trung triển khai nhiều giải pháp cấp bách để đạt được mức tăng trưởng cả năm là 2,5-2,8%.
Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) dẫn báo cáo tổng quan cho thấy toàn ngành trong 9 tháng đầu năm phát triển tương đối tốt trên nhiều các lĩnh vực, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 35,5 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bất chấp dịch bệnh, nhiều nhóm nông sản chính vẫn tăng trưởng tích cực về giá trị xuất khẩu (tăng 14,4% so với cùng kỳ 2020).
Các nhóm hàng lâm sản tăng 31,6%, thủy sản đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 2,4%, chăn nuôi ước đạt 345 triệu USD, tăng 17,5%, nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,3 tỷ USD, tăng 31,6%...

Mỹ và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Cũng trong 9 tháng qua, trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tới các thị trường cũng có nhiều tích cực.
Điển hình như thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ đạt trên 10,2 tỷ USD (chiếm 28,6% thị phần), tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc đạt gần 6,8 tỷ USD (chiếm 19,1% thị phần). Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản cũng đạt trên 2,4 tỷ USD (chiếm 6,8%).
Dự kiến tính chung cả năm 2021, ông Nguyễn Văn Việt cho rằng xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có thể đạt 44 tỷ USD.
Tuy giá trị xuất khẩu của 9 tháng tăng hơn 17% sơ với cùng kỳ năm 2020 nhưng theo ông Nguyễn Văn Việt, xuất siêu chỉ đạt 3,3 tỷ USD, giảm 55% so với giá trị xuất siêu 7,5 tỷ USD của 9 tháng đầu năm 2020.
Các chuyên gia CIRAD (Pháp) cùng các nhà báo tham dự Tọa đàm khoa học - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Hướng phát triển nào cho nông nghiệp Việt Nam?
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thời gian qua cũng đã nỗ lực đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ các mặt hàng trong nước và tăng xuất khẩu.
Bộ tăng cường kết nối, phối hợp với các tập đoàn viễn thông, các doanh nghiệp có ứng dụng giao hàng chuyên nghiệp đề xuất chuyển đổi trong nông nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ sản lượng nông sản, tăng cường giao dịch điện tử.
Các cơ quan đơn vị cũng hỗ trợ đưa các mặt hàng nông sản tham gia nhiều hội chợ, các sàn thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ.
Bộ NN&PTNT cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistics, không để tình trạng ứ đọng hàng hóa tại vùng sản xuất, nhà máy, trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đẩy mạnh nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, phối hợp chặt chẽ với các Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn sang nhiều thị trường quan trọng như Mỹ, EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.
Tăng trưởng của ngành nông nghiệp cũng đứng trước nhiều khó khăn trong tình hình dịch Covid-19.
“Trong quý IV/2021, tăng trưởng của ngành sẽ dựa vào chăn nuôi và thuỷ sản nhiều, nhưng hiện hai ngành này đang rất khó khăn. Giá bán ra sản phẩm thấp trong khi nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản vẫn ở mức cao”, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chia sẻ.

Nông nghiệp Việt Nam làm gì để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu?

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến lưu ý, trong điều kiện dịch bệnh khó khăn, thách thức lớn, ngành nông nghiệp quán triệt tinh thần hết sức bình tĩnh, ‘nóng nhưng không vội’, để biến nguy thành cơ.
Thứ trưởng Tiến cho biết, giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp Việt Nam năm nay có thể đạt kế hoạch đề ra là 44 tỷ USD, nhưng “đây mới chỉ là con số tính toán sơ bộ”.
Ông Tiến nhấn mạnh hiện vẫn còn nhiều khó khăn mà ngành phải đối diện như việc hạn chế nguồn nguyên liệu, ảnh hưởng của diễn biến dịch bệnh vẫn còn rất nặng nề.
Với thực tế này, Bộ NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch hành động theo bốn nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNQuang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Quang cảnh Hội nghị.
Trước mắt là tập trung chỉ đạo sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 tại từng tỉnh, thành phố từ nay đến cuối năm.
Tiếp theo, ngành sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Trong đó tăng cường kết nối, phối hợp với các đơn vị viễn thông để hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản, tăng cường giao dịch điện tử, quảng bá xúc tiến.
Đồng thời, Bộ sẽ chỉ đạo phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistics... song song với các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường, hỗ trợ thông tin doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã là thành viên.
Hướng tiếp theo chính là tăng cường các giải pháp phòng, chống thiên tai hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho kinh tế, sản xuất, đời sống người dân.
Cũng tại buổi họp báo ngày 5/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giải đáp về việc Việt Nam – Hoa Kỳ ký thỏa thuận về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, tiến trình gỡ thẻ vàng IUU của thủy sản Việt Nam thời gian tới, cũng như hướng chủ động nguồn cung thực phẩm những tháng cuối năm trong bối cảnh dịch như hiện nay.

Có virus corona trên hàng nông sản Việt xuất khẩu đi Trung Quốc?

Như Sputnik đã thông tin trước đó, chính quyền Trung Quốc liên tục ra thông báo ngừng nhập nông sản Việt hoặc cho thông quan hàng hóa nông lâm thủy sản vì lo ngại lây nhiễm coronavirus.
Vụ việc được đẩy lên cao trào khi xuất hiện thông tin rằng, cơ quan chức năng Trung Quốc tìm thấy virus SARS-CoV-2 trên bao bì hàng nông sản Việt.
Mọi quy định xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa nông sản Việt Nam vào thị trường tỷ dân đều bị siết chặt, ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt.
Hồi trung tuần tháng 9, cơ quan chức năng của Trung Quốc từng thông báo phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì thanh long xuất khẩu từ Việt Nam, cụ thể là lô hàng của tỉnh Bình Thuận, có mã trồng VN-BTHOR-0055 do nhà máy VN-BTHPH-157.
Tỉnh Bình Thuận sau đó phản hồi thông tin này, cho rằng Trung Quốc mới chỉ thông báo mà không cung cấp chứng cứ. Tuy nhiên, Bình Thuận vẫn cho thành lập đoàn kiểm tra làm rõ vụ việc.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thông quan trở lại với mặt hàng thanh long tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Tại cuộc họp báo hôm nay, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, không có căn cứ khoa học khẳng định virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua bao bì nông sản, thực phẩm, và phía Trung Quốc cũng đã thừa nhận virus lây trên bì thủy sản là nhiễm tại Trung Quốc.
© Ảnh : Vũ Sinh – TTXVNThứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu.
Theo ông Phùng Đức Tiến, khi phía Trung Quốc lần đầu thông báo có virus SARS-CoV-2 được phát hiện trên bao bì thủy sản từ Tiền Giang xuất khẩu vào Trung Quốc, tỉnh Tiền Giang không có F0, do đó “không có lý do gì mà thủy sản từ địa phương này lại dính Covid-19”.
Đặc biệt, thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc phải luân chuyển qua 2 cảng, nên có chăng chỉ lây nhiễm ở khâu vận chuyển.
“Trong vụ việc này, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc phải thừa nhận là nhiễm virus tại Trung Quốc”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho biết, phía Trung Quốc đang áp dụng rào cản thương mại, kỹ thuật cho khoảng 60 quốc gia xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào quốc gia này.
Thứ trưởng Tiến nhắc lại, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc và Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) đã khẳng định không có bằng chứng và cơ sở cho rằng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm qua bao bì nông sản và thực phẩm, do đó, hoàn toàn không có cơ sở khẳng định virus corona được phát hiện trên hàng nông sản Việt vào Trung Quốc là lây nhiễm bắt nguồn từ các địa phương của Việt Nam.
Thực tế, chính phía Trung Quốc cũng đã thừa nhận virus SARS-CoV-2 được tìm thấy là nhiễm tại quốc gia tỷ dân này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала