Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Học giả thân Trung Quốc nói Việt Nam đạo đức giả trong vấn đề Biển Đông, sự thật là gì?

© AP Photo / Mark SchiefelbeinĐội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang ở Trung Quốc
Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Đăng ký
Ông Mark Valencia, học giả thân Trung Quốc, chuyên viết bài bênh vực Bắc Kinh, nói Việt Nam ‘đạo đức giả’, ‘chó chê mèo lắm lông’ liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Sự thật, ai mới là kẻ đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo?
Các chuyên gia nghiên cứu bác bỏ thẳng thắn quan điểm sai trái, phiến diện của ông Mark Valencia, nêu ra những vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc, phá hủy trật tự quốc tế, đe dọa hòa bình nghiêm trọng ở Biển Đông.

Bênh vực Trung Quốc, Mark Valencia nói Việt Nam đạo đức giả ở Biển Đông

‘Đạo đức giả’ của Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông là tiêu đề bài viết của học giả Mark Valencia, người có tư tưởng ‘thân Trung Quốc’, luôn xu nịnh Bắc Kinh.
Theo học giả này, trong khi một số chỉ trích của Hà Nội đối với Bắc Kinh liên quan tranh chấp ở Biển Đông là có cơ sở, thì đôi khi, như người ta thường nói ‘chó chê mèo lắm lông’.
Để làm rõ hơn luận điệu của mình, ông Mark Valencia cho rằng, phía Việt Nam đang cố gắng bảo vệ quyền lợi quốc gia trong các tranh chấp biển đảo với ‘nước láng giềng hùng mạnh hơn nhiều là Trung Quốc’ ở Biển Đông bằng cách chỉ trích và làm bẽ mặt Bắc Kinh.
“Một số cáo buộc của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý. Nhưng phần lớn đều là thói đạo đức giả ở chỗ phớt lờ chính những vi phạm tương tự của chính Việt Nam. Quả thực, chó chê mèo lắm lông”, học giả thân Trung Quốc mỉa mai.
Theo tác giả Valencia, Việt Nam tuyên bố ủng hộ tự do hàng hải, mà nguyên lý cốt lõi là ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh về một khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do cởi mở”, nhiều người coi đây là liên minh chống Trung Quốc mới chớm nở.
“Trên thực tế, Mỹ dường như đang cố lôi kéo Việt Nam tham gia vào nỗ lực (chống Trung Quốc) ở Biển Đông”, tác giả Valencia viết.
Theo học giả ‘thân Trung Quốc’ này, Việt Nam không ủng hộ quyền tự do hàng hải đối với tàu chiến nước ngoài. Theo ông Mark Valencia, Hà Nội đã từ lâu liên tục hạn chế tàu chiến nước ngoài xâm nhập lãnh hải của mình, tương tự như của Trung Quốc.
Cùng với đó, theo học giả này, chế độ thông báo trước của Việt Nam và đường cơ sở lãnh hải mà Mỹ giữ quan điểm cho rằng vi phạm UNCLOS đã bị các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Washington thách thức trong quá khứ. Hơn nữa, những thách thức của Mỹ về việc cho phép tàu chiến đi vào các khu vực tranh chấp ở Hoàng Sa không chỉ nhắm vào Trung Quốc mà còn cả Việt Nam.
Tuy nhiên, những luận điểm này hoàn toàn là phiến diện, thiếu khách quan và xu nịnh Trung Quốc. Nhóm tác giả Trần Hữu Duy Minh, Hoàng Thị Ngọc Anh, Nguyễn Hải Duyên (hiện là giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam) đã lên tiếng bác lại những luận điểm sai trái, phiến diện, thiếu chứng cứ xác thực của ông Mark Valencia.
Cần nhắc lại rằng, GS. Mark J. Valencia là học giả quốc tế hiếm hoi chuyên viết bài bênh vực lập trường Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
© AFP 2023 / Mai KyNhững người chống Trung Quốc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội
Những người chống Trung Quốc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Những người chống Trung Quốc biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội

Trung Quốc mới là bên vi phạm nghiêm trọng ở Biển Đông

Việc Mark Valencia khẳng định rằng Trung Quốc không phải là bên sai trái duy nhất ở Biển Đông mà cả Việt Nam cũng vậy - quan điểm này đã hiểu sai bản chất chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông, theo nhóm tác giả Việt Nam.
“Trung Quốc không chỉ vi phạm quyền hàng hải của các quốc gia khác mà còn bác bỏ một cách có hệ thống Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”, nhóm nghiên cứu Việt Nam khẳng định.
Theo các giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam, rõ ràng Trung Quốc duy trì các yêu sách hàng hải không phù hợp với UNCLOS.
Bắc Kinh phủ nhận các phán quyết của Tòa án Trọng tài về Biển Đông, vốn được coi là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc.
Trung Quốc sử dụng lợi thế của một quốc gia hùng mạnh hơn (nền kinh tế lớn thứ hai thế giới) để thực hiện quyết liệt các yêu sách hàng hải trái pháp luật của mình ở Biển Đông và cản trở hoạt động khai thác thông thường và hợp pháp nguồn tài nguyên của các quốc gia khác trong vùng biển của họ.
Trong khi đó, tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, vẫn là nền tảng lập trường, quan điểm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á liên quan đến Biển Đông.
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2021
Biển Đông
Việt Nam chào đón các công ty dầu khí Mỹ có nhằm để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông?
Năm 2020, dưới sự chủ trì của Việt Nam, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và 37 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS ở Biển Đông. Do đó, các vi phạm của Bắc Kinh ở Biển Đông là vấn đề mang tính nguyên tắc, không phải mức độ.
Hơn nữa, theo nhóm nghiên cứu Việt Nam cũng như dư luận quốc tế từng chỉ ra, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc thay đổi đáng kể hiện trạng ở Biển Đông.
Từ năm 2013 đến năm 2015, Trung Quốc đã xây dựng 7 hòn đảo nhân tạo, thu hồi đất trong 20 tháng nhiều gấp 17 lần so với tất cả các bên tranh chấp khác cộng lại trong 40 năm qua, chiếm 95% tổng số đất khai hoang ở quần đảo Trường Sa.
Tòa Trọng tài năm 2016 xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo các thực thể ở quần đảo Trường Sa đã gây ra tác hại không thể khắc phục đối với môi trường biển và do đó đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn môi trường biển theo UNCLOS.
Chưa kể, Trung Quốc cũng đang xây dựng các căn cứ quân sự lớn trên các đảo này với mục đích kiểm soát toàn bộ Biển Đông.
Đối với Việt Nam, hiện trạng các thực thể tại các đảo ở Biển Đông gần như không thay đổi trong ba thập kỷ qua. Tiền đồn cuối cùng của Việt Nam được thành lập cách đây hơn 30 năm, vào năm 1988 như đã biết.
“Học giả Mark Valencia viết trong bài báo của mình rằng Việt Nam đã bác bỏ các yêu sách hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là sự hiểu lầm về lập trường của Việt Nam. Việt Nam công nhận các yêu sách của Trung Quốc miễn là các yêu sách đó phù hợp với UNCLOS”, nhóm nghiên cứu Việt Nam nêu rõ.
Trên thực tế, hai quốc gia đã ký kết một thỏa thuận phân định vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ mà cả hai quốc gia đều có yêu sách tương thích với UNCLOS.
Năm 2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa thuận sáu điểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề hàng hải còn tồn đọng giữa hai quốc gia.
Hai bên nhất trí rằng các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành “căn cứ vào chế độ pháp lý và các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận, bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
“Tuy nhiên, ở Biển Đông, Trung Quốc duy trì các tuyên bố chủ quyền biển trái pháp luật bằng cách giải thích luật pháp quốc tế theo cách riêng của họ”, các tác giả Trần Hữu Duy Minh, Hoàng Thị Ngọc Anh và Nguyễn Hải Duyên nhấn mạnh.
Với mục đích đạt được nhiều hơn những gì họ có thể khẳng định theo UNCLOS 1982, Trung Quốc tuyên bố cái gọi là “quyền lịch sử” theo tập quán ở Biển Đông, đồng thời cũng cần phải nói rõ rằng, yêu sách này của Bắc Kinh đã bị Tòa Trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông bác bỏ.
Những tuyên bố bất hợp pháp đó đã liên tục bị các quốc gia trên thế giới phản đối (chỉ cần xem các tuyên bố của hàng chục quốc gia gần đây đã được gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc, bao gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp và Đức).

Ai mới là kẻ đạo đức giả ở Biển Đông?

Dư luận quốc tế đủ khách quan để đánh giá, trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, ai mới là kẻ đạo đức giả, nói một đằng, làm một nẻo dù chung lập trường bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền lợi hợp pháp của quốc gia mình trong tranh chấp.
Đối với Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), theo các học giả Việt Nam và như thời gian qua chúng ta đã thấy, các cuộc đàm phán đang bị trì hoãn bởi những đề xuất không thể chấp nhận được của Trung Quốc.
Trung Quốc luôn tìm cách ngăn cản bên thứ ba can thiệp vào Biển Đông, đặc biệt là hỗ trợ Việt Nam hay nước khai vừa khai thác tài nguyên hợp pháp trong vùng biển của mình, vừa khẳng định chủ quyền quốc gia.
Thực tế, Bắc Kinh tuyên bố rằng việc thăm dò và khai thác dầu khí của các nước ASEAN ở Biển Đông “sẽ không được tiến hành với sự hợp tác của các công ty từ quốc gia ngoài khu vực”. Đó là yêu sách không thể chấp nhận được.
Trung Quốc cũng yêu cầu cấm các cuộc tập trận quân sự với các nước ngoài khu vực.
“Những đề xuất này can thiệp trực tiếp vào chủ quyền của một quốc gia trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại”, nhóm nghiên cứu Việt Nam nêu rõ.
Một vấn đề khác khiến quá trình đàm phán COC kéo dài là sự khác biệt về phạm vi địa lý giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Là một vùng biển nửa kín với các yêu sách cạnh tranh về đặc điểm và quyền lợi hàng hải, một căng thẳng đơn lẻ có thể gây xáo trộn toàn bộ khu vực Biển Đông.
Trên thực tế, các sự cố giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông.
Năm 2014, Trung Quốc và Việt Nam đã có xung đột nghiêm trọng khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan dầu (Hải Dương 981- HD 981) xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây phẫn nộ dư luận.
Năm 2019, các tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát bất hợp pháp tại Bãi Tư Chính của Việt Nam, như Sputnik Việt Nam đã thông tin.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo thường kỳ tháng 7/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Biển Đông
Việt Nam “nhắc khéo” Trung Quốc ở Biển Đông
Các tàu đánh cá và tuần duyên của Trung Quốc cũng thường xuyên xâm nhập vào các vùng biển của Philippines.
Ngay cả Indonesia, quốc gia nằm xa về phía nam của Biển Đông, cũng là một mục tiêu khác của các tàu Trung Quốc.
Vào đầu năm 2020, họ đã xâm phạm vào vùng biển của Indonesia gần quần đảo Natuna, và gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bộ Ngoại giao Indonesia.
Mới đây, vào tháng 6 năm 2021, 16 máy bay quân sự của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận mạo hiểm gần Borneo, nơi bị Malaysia coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia [của nước này]". Malaysia thậm chí đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối ngoại giao.
Như tiêu đề của COC cho thấy, công cụ này nên bao quát toàn bộ Biển Đông để xoa dịu căng thẳng ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.
“Nói rằng các “học giả” của chính phủ Việt Nam đã sử dụng các tổ chức tư vấn phương Tây để tổ chức các hội nghị chống lại Trung Quốc là vô nghĩa. Hội nghị diễn ra công khai. Không có gì là bí mật”, các tác giả Trần Hữu Duy Minh, Hoàng Thị Ngọc Anh và Nguyễn Hải Duyên nhắc lại.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, được đề cập rõ ràng trong bài báo của tác giả Valencia, thậm chí đã mời đại sứ Trung Quốc tại Mỹ để nói về quan điểm của Bắc Kinh về Tòa trọng tài Biển Đông vào ngày tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc đã được giới thiệu với tư cách là diễn giả tại các hội nghị về Biển Đông của CSIS.

Việt Nam đang hướng đến gỡ thẻ vàng IUU

Thực tế, đối với các hoạt động bất hợp pháp, không khai báo của ngư dân Việt Nam, tình hình đã được cải thiện đáng kể.
Năm 2017, Việt Nam đã nhận “thẻ vàng” từ Ủy ban châu Âu. Kể từ đó, quốc gia Đông Nam Á này đã cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc ngăn chặn và phòng ngừa việc đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2021
Việt Nam lên tiếng trước việc Anh, Ấn Độ, Đức điều tàu chiến đến Biển Đông
Việt Nam cũng đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU và thông qua các luật và quy định mới với các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với ngư dân của mình tham gia đánh bắt IUU.
Dưới sự chủ trì của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Sáng kiến xây dựng lộ trình chống khai thác IUU tại ASEAN giai đoạn 2020-2025 cũng đã được thông qua.
Tuy nhiên, đánh bắt IUU không phải là vấn đề then chốt của các tranh chấp ở Biển Đông. Điều cần tập trung hơn ở đây là các tuyên bố chủ quyền phi pháp dai dẳng của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp này.
“Tóm lại, phải có lý do khiến các quốc gia khác lo ngại về Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam. Vấn đề không phải là ai là người vi phạm nghiêm trọng hơn, mà là ai đang cố gắng làm phá bỏ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông”, nhóm nghiên cứu Việt Nam khẳng định.
Biển Đông vẫn luôn có sóng ngầm. Gần nhất, Malaysia đã từ bỏ chính sách ngoại giao im lặng, mềm mỏng, để đáp trả cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông.
Hôm 4/10, Malaysia đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc Dương Ngọc Tịnh để phản đối sự hiện diện và hoạt động của tàu Trung Quốc, tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở Biển Đông. Đây là lần thứ 2 trong năm nay Malaysia triệu Đại sứ Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Malaysia khẳng định rằng, sự hiện diện của các tàu Trung Quốc, kể cả tàu khảo sát, tại vùng đặc quyền kinh tế của nước này ở ngoài khơi Sabah và Sarawak đã vi phạm Luật về Vùng đặc quyền kinh tế 1984 của Malaysia, cũng như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Thực tế, như chúng ta đã thấy, không riêng Malaysia, các quốc gia khác như Indonesia và Philippines cũng lên tiếng chỉ trích và thẳng thắn thực hiện những hành động cứng rắn tương tự để ngăn Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Điều này cho thấy, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trong khu vực, ngày càng phản đối mạnh mẽ, thể hiện sự cương quyết của mình trước những động thái gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông – một trong những tuyến đường thủy quan trọng và giàu tài nguyên nhất trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала