https://kevesko.vn/20211012/tinh-hinh-van-be-tac-nha-khoa-hoc-chinh-tri-noi-ve-hiep-uoc-hoa-binh-giua-nga-va-nhat-ban-12076234.html
Tình hình vẫn bế tắc? Nhà khoa học chính trị nói về hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản
Tình hình vẫn bế tắc? Nhà khoa học chính trị nói về hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản
Sputnik Việt Nam
Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Shapovalov bình luận về lời tuyên bố của tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng chủ... 12.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-12T20:04+0700
2021-10-12T20:04+0700
2022-01-12T16:08+0700
chính trị
quan điểm-ý kiến
nga
vấn đề quần đảo kuril
nam kuril
quần đảo kuril
fumio kishida
nhật bản
https://cdn.img.kevesko.vn/img/16/09/160957_0:140:3001:1828_1920x0_80_0_0_bb9388a4d41949315e86ecaf30af5cfc.jpg
Mới đây, trong cuộc tranh luận tại Hạ viện Quốc hội Nhật Bản, Thủ tướng Fumio Kishida đã nói rằng, “chủ quyền của đất nước chúng ta mở rộng đến các vùng lãnh thổ phía Bắc (cách gọi quần đảo Nam Kuril ở Nhật Bản)”.Thủ tướng Kishida nhấn mạnh rằng, chính phủ chủ trương ký kết hiệp ước hòa bình với Nga sau khi giải quyết vấn đề liên quan đến quyền sở hữu các đảo này.Nhật Bản tuyên bố tham vọng chủ quyền đối với các hòn đảo nào?Nhật Bản tuyên bố chủ quyền các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, viện dẫn Hiệp ước song phương về Thương mại và Biên giới năm 1855. Tokyo coi việc trao trả các vùng lãnh thổ này là điều kiện để ký kết hiệp ước hòa bình với Nga. Matxcơva và Tokyo vẫn chưa ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Shapovalov, Phó giám đốc Viện lịch sử và chính trị thuộc Đại học sư phạm quốc gia Matxcơva, bình luận về tình hình và nhắc nhở về việc trong Hiến pháp sửa đổi của Nga có lệnh cấm nhường bất kỳ phần nào của lãnh thổ nước này.Trên thế giới hiện có rất nhiều bế tắcCó chú ý đến lập trường của phía Nhật Bản, có vẻ như quá trình đàm phán lâm vào bế tắc, nhưng tình hình thực tế không phải như vậy, nhà khoa học chính trị nhận xét.Ông Shapovalov thấy sự cần thiết của việc ký kết hiệp ước hòa bình.Lãnh thổ Nga không thể bị chia cắtTrước đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Vladimir Dzhabarov đã bình luận về việc Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với các đảo Nam Kuril. Ông Dzhabarov nhấn mạnh rằng, lãnh thổ của Nga không thể bị chia cắt, biên giới của Liên bang Nga không thể phân định lại. Ông Dzhabarov nói:Ông Dzhabarov lấy làm tiếc rằng, những tuyên bố như vậy của phía Nhật Bản không góp phần cải thiện quan hệ song phương. Ông cho rằng, tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ khó giải thích lập trường của mình với Matxcơva - "trên cơ sở nào ông tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với các đảo Nam Kuril".Nói về triển vọng ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước, mà Chính phủ Nhật Bản chủ trương ký kết chỉ sau khi giải quyết vấn đề liên quan đến quyền sở hữu quần đảo Kuril, ông Dzhabarov lưu ý:
https://kevesko.vn/20211012/thi-truong-nam-kuril-dap-tra-tuyen-bo-cua-thu-tuong-nhat-ban-ve-chu-quyen-doi-voi-quan-dao-12068436.html
https://kevesko.vn/20210924/nhat-ban-bac-bo-de-xuat-cua-nga-ve-quan-dao-kuril-11115238.html
https://kevesko.vn/20210312/nguoi-nhat-lo-so-truoc-cuoc-tap-tran-cua-nga-o-quan-dao-nam-kuril-10204853.html
vấn đề quần đảo kuril
nam kuril
quần đảo kuril
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/16/09/160957_188:0:2811:1967_1920x0_80_0_0_e99dbd1064c7f7bc0898255ba5b29a84.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
chính trị, quan điểm-ý kiến, nga, vấn đề quần đảo kuril, nam kuril, quần đảo kuril, fumio kishida, nhật bản
chính trị, quan điểm-ý kiến, nga, vấn đề quần đảo kuril, nam kuril, quần đảo kuril, fumio kishida, nhật bản
Tình hình vẫn bế tắc? Nhà khoa học chính trị nói về hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản
20:04 12.10.2021 (Đã cập nhật: 16:08 12.01.2022) Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Shapovalov bình luận về lời tuyên bố của tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói rằng chủ quyền của Tokyo mở rộng đến các đảo thuộc quần đảo Nam Kuril, cũng như về khả năng ký kết hiệp ước hòa bình với Nhật Bản.
Mới đây, trong cuộc tranh luận tại Hạ viện Quốc hội Nhật Bản,
Thủ tướng Fumio Kishida đã nói rằng, “chủ quyền của đất nước chúng ta mở rộng đến các vùng lãnh thổ phía Bắc (cách gọi quần đảo Nam Kuril ở Nhật Bản)”.
12 Tháng Mười 2021, 13:58
"Chúng ta phải giải quyết vấn đề này chứ không nên để nó lại cho các thế hệ tương lai", - Sputnik dẫn lời Thủ tướng.
Thủ tướng Kishida nhấn mạnh rằng, chính phủ chủ trương ký kết hiệp ước hòa bình với Nga sau khi giải quyết vấn đề liên quan đến quyền sở hữu các đảo này.
Nhật Bản tuyên bố tham vọng chủ quyền đối với các hòn đảo nào?
Nhật Bản tuyên bố chủ quyền các đảo Kunashir, Shikotan, Iturup và Habomai, viện dẫn Hiệp ước song phương về Thương mại và Biên giới năm 1855. Tokyo coi việc trao trả các vùng lãnh thổ này là điều kiện để ký kết hiệp ước hòa bình với Nga. Matxcơva và Tokyo vẫn chưa ký kết hiệp ước hòa bình
sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, nhà khoa học chính trị Vladimir Shapovalov, Phó giám đốc Viện lịch sử và chính trị thuộc Đại học sư phạm quốc gia Matxcơva, bình luận về tình hình và nhắc nhở về việc trong Hiến pháp sửa đổi của Nga có lệnh cấm nhường bất kỳ phần nào của lãnh thổ nước này.
“Tôi xin nhấn mạnh rằng, không thể nói về việc chuyển giao một hòn đảo hoặc hai hòn đảo. Chúng tôi đã thông qua một điều sửa đổi hiến pháp, và nó giải thích rõ ràng tình hình này. Hiến pháp quy định cấm chuyển nhượng lãnh thổ. Nếu nói về cuộc đàm phán với Nhật Bản, theo tôi hiểu, trong khi nội các mới được ra mắt thì Nhật Bản chưa sẵn sàng tiến hành cuộc đàm phán với Nga. Trong tương lai, có thể có những cuộc tham vấn. Nhưng, tôi xin nhấn mạnh: vấn đề lãnh thổ không thể là nội dung chính của cuộc đàm phán, hai bên chỉ có thể thảo luận về triển vọng ký kết hiệp ước hòa bình. Tất nhiên, hiệp ước hòa bình là một vấn đề mang tính hình thức, nhưng đây là một hình thức khá quan trọng", - nhà khoa học chính trị Vladimir Shapovalov nói.
24 Tháng Chín 2021, 17:40
Trên thế giới hiện có rất nhiều bế tắc
Có chú ý đến lập trường của phía Nhật Bản, có vẻ như quá trình đàm phán lâm vào bế tắc, nhưng tình hình thực tế không phải như vậy, nhà khoa học chính trị nhận xét.
"Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cuộc đàm phán rơi vào bế tắc. Ý nghĩa của cuộc đàm phán là phía Nga đang chờ đợi khi ở Nhật Bản sẽ có một chính phủ có đủ ý thức để ký hiệp ước hòa bình. Tôi không nghi ngờ gì về việc sẽ có một chính phủ như vậy. Thế giới đang thay đổi một cách năng động. Nhật Bản không có nhiều quốc gia thân thiện với nó. Hơn nữa, Nhật Bản vướng vào những vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Vì vậy, theo tôi, diễn biến tình hình sẽ khiến Nhất Bản ký kết hiệp ước hòa bình và bình thường hóa quan hệ với Nga: tương lai của Nhật Bản không mấy tươi sáng khi phải đối mặt với tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở Thái Bình Dương", - ông Vladimir Shapovalov lưu ý.
Ông Shapovalov thấy sự cần thiết của việc ký kết hiệp ước hòa bình.
"Hiệp ước hoà bình không làm trầm trọng thêm vấn đề lãnh thổ. Một hiệp ước hoà bình là cần thiết để chấm dứt vĩnh viễn những suy nghĩ không lành mạnh trong xã hội Nhật Bản vốn nuôi dưỡng chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Cần phải chuyển hướng hoạt động của các chính trị gia Nhật Bản”, - nhà khoa học chính trị kết luận.
Lãnh thổ Nga không thể bị chia cắt
Trước đó, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, ông Vladimir Dzhabarov đã bình luận về việc Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với các đảo Nam Kuril. Ông Dzhabarov nhấn mạnh rằng, lãnh thổ của Nga không thể bị chia cắt, biên giới của Liên bang Nga không thể phân định lại. Ông Dzhabarov nói:
“Lời tuyên bố của tân Thủ tướng Nhật Bản được đưa ra trong cuộc tranh luận tại Hạ viện Quốc hội nhằm xoa dịu công chúng, các đảng phái chính trị”.
Ông Dzhabarov lấy làm tiếc rằng, những tuyên bố như vậy của phía Nhật Bản không góp phần cải thiện quan hệ song phương. Ông cho rằng, tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ khó giải thích lập trường của mình với Matxcơva - "trên cơ sở nào ông tuyên bố chủ quyền của Nhật đối với các đảo Nam Kuril".
Nói về triển vọng ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước, mà Chính phủ Nhật Bản chủ trương ký kết chỉ sau khi giải quyết vấn đề liên quan đến quyền sở hữu quần đảo Kuril, ông Dzhabarov lưu ý:
"Chúng tôi đã sống 75 năm mà không có hiệp ước hòa bình, chúng tôi sẽ vẫn sống mà không có hiệp ước nay".