https://kevesko.vn/20211015/no-cong-viet-nam-moi-nguoi-viet-dang-ganh-bao-nhieu-no-12111195.html
Nợ công Việt Nam: Mỗi người Việt đang gánh bao nhiêu nợ?
Nợ công Việt Nam: Mỗi người Việt đang gánh bao nhiêu nợ?
Sputnik Việt Nam
Việt Nam vừa công bố mức nợ công. Chính phủ đánh giá, nợ công của Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn khi tương đương 43,7% GDP, thấp hơn mức trần dưới 60% GDP Quốc... 15.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-15T04:35+0700
2021-10-15T04:35+0700
2021-10-15T04:35+0700
việt nam
kinh tế
nợ công
bộ tài chính vn
hồ đức phớc
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/0e/12111589_0:76:3072:1804_1920x0_80_0_0_f9d335f49098227cfac48479164759ea.jpg
Với mức nợ công hơn 3,7 triệu tỷ đồng, mỗi người Việt hiện đang ‘cõng’ khoảng 37,7 triệu đồng.Điểm đáng chú ý nữa chính là con số dự kiến nợ công của Việt Nam vào năm 2022, mỗi người dân sẽ ‘gánh’ khoảng hơn 40 triệu đồng.Nợ công của Việt Nam là bao nhiêu?Báo cáo của Chính phủ Việt Nam về tình hình nợ công năm 2021, dự kiến năm 2022 trình lên Quốc hội cho thấy nhiều vấn đề đáng chú ý.Gửi Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công năm 2021 và dự kiến năm 2022 của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin, nợ Chính phủ khoảng 3,35 triệu tỷ đồng, bằng 39,5% GDP.Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 24,8% và Nợ nước ngoài quốc gia khoảng 3.297 nghìn tỷ đồng, bằng 38,8% GDP. Trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 5,8%.Báo cáo về tình hình nợ công năm 2021 và dự kiến năm 2022 trình đại biểu Quốc hội khóa XV cũng cho thấy nợ công ước tính đến cuối năm 2021 vào khoảng 3.708 nghìn tỷ đồng, bằng 43,7% GDP. Trong đó, nợ chính phủ khoảng 3.351 nghìn tỷ đồng, bằng 39,5% GDP.Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi người dân Việt Nam năm 2021 sẽ gánh khoảng 37,7 triệu đồng nợ công.Năm 2021 này, tổng mức trả nợ của Chính phủ khoảng 365.932 tỷ đồng, trong đó hơn 92% là trả nợ trực tiếp, khoảng 338.415 tỷ đồng. Số trả nợ nước ngoài của các dự án cho vay lại là 27.517 tỷ đồng.Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ, việc thực hiện nghĩa vụ các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ đầy đủ, gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.Mặc dù vậy, báo cáo của Chính phủ cũng khẳng định, tình hình Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế quý III giảm sâu và GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ 2020.Chính phủ thừa nhận việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng năm nay là thách thức.Trường hợp GDP năm 2021 không đạt mức dự báo sẽ tác động đến bội chi ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu an toàn nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong năm 2021.Việt Nam lo rủi ro đảo nợBáo cáo mà Bộ trưởng Hồ Đức Phớc gửi cũng cho thấy, năm nay nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách được điều hành đảm bảo trong phạm vi trần Quốc hội phê duyệt (25%).Bộ Tài chính nhấn mạnh, trong 9 tháng đầu năm đã huy động được 298.758 tỷ đồng. Trong số này có 7.253 tỷ đồng vay ODA, ưu đãi nước ngoài cho vay lại, còn lại là vay đưa vào cân đối ngân sách trung ương.Dự kiến cả năm 2021, Chính phủ sẽ huy động gần 514.300 tỷ đồng, bằng 82,4% so với kế hoạch. Gần 88% trong số này từ vốn trong nước, còn lại là từ vốn vay ODA, ưu đãi.Trường hợp huy động vốn vay của Chính phủ vượt quá khả năng hấp thu vốn của thị trường trong nước, để đảm bảo đủ nguồn huy động, có thể cần phải huy động thêm các nguồn vay trong nước có kỳ hạn ngắn hơn so với giai đoạn 2016-2020.Các khoản huy động nguồn lực trong nước sẽ gồm tăng vay từ nguồn ngân quỹ Nhà nước hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn 2-3 năm.Nhưng như vậy các chỉ tiêu về nghĩa vụ trả nợ có khả năng tăng cao (do các khoản vay này sẽ đáo hạn ngay trong giai đoạn 2022-2025).Ngoài ra, việc huy động vốn vay với kỳ hạn ngắn cần được kiểm soát chặt chẽ, không để phát sinh rủi ro đảo nợ liên tục và đảm bảo chỉ tiêu kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 9-11 năm, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% so với tổng thu ngân sách được Quốc hội phê duyệt.Chính phủ nhận xét, chi phí vay trong nước đang ở mức phù hợp, nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, xu hướng gia tăng lạm phát do tiềm ẩn nhiều rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất... mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ tăng lên, dẫn tới tăng chi phí huy động vốn của Chính phủ.Với nợ nước ngoài, tiềm ẩn rủi ro chi phí vay kém thuận lợi trong bối cảnh khả năng tiếp cận các nguồn vốn ODA giai đoạn tới sẽ giảm và có thể phải sử dụng các công cụ nợ với điều kiện tiệm cận/theo thị trường.Ngoài ra, việc đàm phán, ký kết và giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài với tỷ lệ thấp như trong thời gian qua do tác động từ Covid-19, các vướng mắc về cơ chế chính sách, chất lượng chuẩn bị các dự án đầu tư công và khác biệt giữa thủ tục trong nước và nước ngoài... sẽ đặt gánh nặng lên nguồn huy động chủ yếu là vay trong nước.Nhu cầu mua trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam tăng caoTheo báo cáo, hạn mức rút vốn ròng tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trung dài hạn năm 2021 là 6.350 triệu USD, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn từ 18-20%/năm so với dư nợ đến cuối năm 2020.Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả dự báo tăng mạnh, theo đó mức rút vốn ròng trung, dài hạn cả năm 2021 ở mức 6.346 triệu USD , dự kiến tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 25%/năm, có khả năng vượt hạn mức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Nguyên nhân chính của việc các khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh trong năm 2021, theo Bộ trưởng là xuất phát từ nhu cầu vay nước ngoài của doanh nghiệp gia tăng nhằm đáp ứng nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phù hợp với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và hỗ trợ nhập khẩu hàng hóa dịch vụ tăng cao trong bối cảnh điều kiện lãi suất toàn cầu giảm mạnh.Các doanh nghiệp giãn tiến độ trả nợ vay nước ngoài sang các năm tiếp theo do khó khăn tài chính vì dịch bệnh làm số trả nợ giảm dẫn đến số rút vốn ròng tăng hơn mức dự báo.Các tổ chức tín dụng đẩy mạnh vay nước ngoài để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh được giãn nợ theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Một nguyên nhân nữa là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan vào sự phát triển của thị trường Việt Nam thể hiện qua nhu cầu mua trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam phát hành từ đầu năm đến nay tăng cao.Năm 2022 mỗi người dự kiến sẽ gánh 40 triệu nợ côngNăm 2022, Chính phủ dự kiến vay 571.014 tỷ đồng, ít hơn năm 2021 khoảng 53.200 tỷ so với kế hoạch vay năm 2021.Trong đó, vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương 347.900 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương 196.149 tỷ đồng và vay về cho vay lại 26.965 tỷ đồng.Phần lớn nguồn lực huy động vay trong năm tới sẽ đến từ trong nước, với 502.926 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trở lên. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp kỳ hạn dưới 5 năm để đảm bảo đủ nguồn huy động. Số vốn vay nước ngoài năm tới (vốn ODA, ưu đãi) trên 68.000 tỷ đồng.Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2022 gần 300.000 tỷ đồng, trong đó 63% là trả nợ gốc (196.149 tỷ đồng), nợ lãi khoảng 103.668 tỷ đồng.Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại khoảng 36.370 tỷ đồng (trả gốc 27.208 tỷ đồng, trả lãi 9.162 tỷ đồng).Dự kiến trong năm 2022, Chính phủ không bảo lãnh mới cho các chương trình, dự án để vay vốn trong nước, nước ngoài.Với dự kiến vay, trả nợ như vậy và trường hợp GDP năm 2022 tăng trưởng khá, Chính phủ tính toán nợ công năm 2022 khoảng 43-44%% GDP, nợ Chính phủ 40-41% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 40-41% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 21-22%.Cụ thể, dư nợ công đến cuối năm 2022 sẽ vào khoảng 4.073 triệu tỷ đồng, bình quân hơn 40 triệu/đầu người, tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2021. Trong đó, nợ Chính phủ là 3.736 nghìn tỷ, nợ được Chính phủ bảo lãnh 297 nghìn tỷ.Mức nợ công mà Chính phủ Việt Nam vừa công bố thấp hơn hồi đầu năm . Theo đó, tính đến hết năm 2020, nợ công quốc gia tương đương 55,3% GDP của nền kinh tế, trong đó nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP.
https://kevesko.vn/20210726/nhung-quoc-gia-nao-vuong-no-cong-lon-nhat-10854095.html
https://kevesko.vn/20211013/wb-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-gdp-2021-co-the-chi-dat-2-12095185.html
https://kevesko.vn/20210612/gdp-du-bao-tang-7-viet-nam-van-la-diem-sang-tang-truong-kinh-te-tren-the-gioi-10638579.html
https://kevesko.vn/20210329/kinh-te-gdp-fdi-tang-truong-ngoan-muc-nguon-tien-the-gioi-do-ve-viet-nam-10289725.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/0e/12111589_261:0:2992:2048_1920x0_80_0_0_3b40062afb37989e3911c300e6db869f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
việt nam, kinh tế, nợ công, bộ tài chính vn, hồ đức phớc, tác giả
việt nam, kinh tế, nợ công, bộ tài chính vn, hồ đức phớc, tác giả
Với mức nợ công hơn 3,7 triệu tỷ đồng, mỗi người Việt hiện đang ‘cõng’ khoảng 37,7 triệu đồng.
Điểm đáng chú ý nữa chính là con số dự kiến nợ công của Việt Nam vào năm 2022, mỗi người dân sẽ ‘gánh’ khoảng hơn 40 triệu đồng.
Nợ công của Việt Nam là bao nhiêu?
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam về tình hình nợ công năm 2021, dự kiến năm 2022 trình lên Quốc hội cho thấy nhiều vấn đề đáng chú ý.
Gửi Quốc hội báo cáo về tình hình nợ công năm 2021 và dự kiến năm 2022 của Chính phủ, Bộ trưởng
Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin, nợ Chính phủ khoảng 3,35 triệu tỷ đồng, bằng 39,5% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 24,8% và Nợ nước ngoài quốc gia khoảng 3.297 nghìn tỷ đồng, bằng 38,8% GDP. Trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 5,8%.
Báo cáo về tình hình nợ công năm 2021 và dự kiến năm 2022 trình đại biểu Quốc hội khóa XV cũng cho thấy nợ công ước tính đến cuối năm 2021 vào khoảng 3.708 nghìn tỷ đồng, bằng 43,7% GDP. Trong đó, nợ chính phủ khoảng 3.351 nghìn tỷ đồng, bằng 39,5% GDP.
Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi người dân Việt Nam năm 2021 sẽ gánh khoảng 37,7 triệu đồng nợ công.
Năm 2021 này, tổng mức trả nợ của Chính phủ khoảng 365.932 tỷ đồng, trong đó hơn 92% là trả nợ trực tiếp, khoảng 338.415 tỷ đồng. Số trả nợ nước ngoài của các dự án cho vay lại là 27.517 tỷ đồng.
Báo cáo của
Chính phủ cũng nêu rõ, việc thực hiện nghĩa vụ các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ đầy đủ, gồm cả nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ và nghĩa vụ nợ cho vay lại, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
Mặc dù vậy, báo cáo của Chính phủ cũng khẳng định, tình hình Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế quý III giảm sâu và GDP 9 tháng chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ 2020.
Chính phủ thừa nhận việc hoàn thành các chỉ tiêu tăng trưởng năm nay là thách thức.
Trường hợp GDP năm 2021 không đạt mức dự báo sẽ tác động đến bội chi ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu an toàn nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong năm 2021.
Việt Nam lo rủi ro đảo nợ
Báo cáo mà Bộ trưởng
Hồ Đức Phớc gửi cũng cho thấy, năm nay nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách được điều hành đảm bảo trong phạm vi trần Quốc hội phê duyệt (25%).
“Tuy nhiên, trước áp lực huy động vốn tăng nhanh, rủi ro đảo nợ có thể gia tăng”, Chính phủ cho biết.
Bộ Tài chính nhấn mạnh, trong 9 tháng đầu năm đã huy động được 298.758 tỷ đồng. Trong số này có 7.253 tỷ đồng vay ODA, ưu đãi nước ngoài cho vay lại, còn lại là vay đưa vào cân đối ngân sách trung ương.
Dự kiến cả năm 2021, Chính phủ sẽ huy động gần 514.300 tỷ đồng, bằng 82,4% so với kế hoạch. Gần 88% trong số này từ vốn trong nước, còn lại là từ vốn vay ODA, ưu đãi.
13 Tháng Mười 2021, 20:21
Trường hợp huy động vốn vay của Chính phủ vượt quá khả năng hấp thu vốn của thị trường trong nước, để đảm bảo đủ nguồn huy động, có thể cần phải huy động thêm các nguồn vay trong nước có kỳ hạn ngắn hơn so với giai đoạn 2016-2020.
Các khoản huy động nguồn lực trong nước sẽ gồm tăng vay từ nguồn ngân quỹ Nhà nước hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn ngắn 2-3 năm.
Nhưng như vậy các chỉ tiêu về nghĩa vụ trả nợ có khả năng tăng cao (do các khoản vay này sẽ đáo hạn ngay trong giai đoạn 2022-2025).
Ngoài ra, việc huy động vốn vay với kỳ hạn ngắn cần được kiểm soát chặt chẽ, không để phát sinh rủi ro đảo nợ liên tục và đảm bảo chỉ tiêu kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ bình quân giai đoạn 2021-2025 từ 9-11 năm, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% so với tổng thu ngân sách được Quốc hội phê duyệt.
Chính phủ nhận xét, chi phí vay trong nước đang ở mức phù hợp, nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, xu hướng gia tăng lạm phát do tiềm ẩn nhiều rủi ro về gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu cho sản xuất... mặt bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ tăng lên, dẫn tới tăng chi phí huy động vốn của Chính phủ.
Với nợ nước ngoài, tiềm ẩn rủi ro chi phí vay kém thuận lợi trong bối cảnh khả năng tiếp cận các nguồn vốn ODA giai đoạn tới sẽ giảm và có thể phải sử dụng các công cụ nợ với điều kiện tiệm cận/theo thị trường.
Ngoài ra, việc đàm phán, ký kết và giải ngân vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài với tỷ lệ thấp như trong thời gian qua do tác động từ Covid-19, các vướng mắc về cơ chế chính sách, chất lượng chuẩn bị các dự án đầu tư công và khác biệt giữa thủ tục trong nước và nước ngoài... sẽ đặt gánh nặng lên nguồn huy động chủ yếu là vay trong nước.
Nhu cầu mua trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam tăng cao
Theo báo cáo, hạn mức rút vốn ròng tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng trung dài hạn năm 2021 là 6.350 triệu USD, tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn từ 18-20%/năm so với dư nợ đến cuối năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2021, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả dự báo tăng mạnh, theo đó mức rút vốn ròng trung, dài hạn cả năm 2021 ở mức 6.346 triệu USD , dự kiến tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn là 25%/năm, có khả năng vượt hạn mức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguyên nhân chính của việc các khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh trong năm 2021, theo Bộ trưởng là xuất phát từ nhu cầu vay nước ngoài của doanh nghiệp gia tăng nhằm đáp ứng nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, phù hợp với chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và hỗ trợ nhập khẩu hàng hóa dịch vụ tăng cao trong bối cảnh điều kiện lãi suất toàn cầu giảm mạnh.
Các doanh nghiệp giãn tiến độ trả nợ vay nước ngoài sang các năm tiếp theo do khó khăn tài chính vì dịch bệnh làm số trả nợ giảm dẫn đến số rút vốn ròng tăng hơn mức dự báo.
Các tổ chức tín dụng đẩy mạnh vay nước ngoài để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh được giãn nợ theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Một nguyên nhân nữa là các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan vào sự phát triển của thị trường Việt Nam thể hiện qua nhu cầu mua trái phiếu quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam phát hành từ đầu năm đến nay tăng cao.
Năm 2022 mỗi người dự kiến sẽ gánh 40 triệu nợ công
Năm 2022, Chính phủ dự kiến vay 571.014 tỷ đồng, ít hơn năm 2021 khoảng 53.200 tỷ so với kế hoạch vay năm 2021.
Trong đó, vay bù đắp bội chi ngân sách trung ương 347.900 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương 196.149 tỷ đồng và vay về cho vay lại 26.965 tỷ đồng.
Phần lớn nguồn lực huy động vay trong năm tới sẽ đến từ trong nước, với 502.926 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm trở lên. Trường hợp cần thiết có thể kết hợp kỳ hạn dưới 5 năm để đảm bảo đủ nguồn huy động. Số vốn vay nước ngoài năm tới (vốn ODA, ưu đãi) trên 68.000 tỷ đồng.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2022 gần 300.000 tỷ đồng, trong đó 63% là trả nợ gốc (196.149 tỷ đồng), nợ lãi khoảng 103.668 tỷ đồng.
Nghĩa vụ trả nợ vay về cho vay lại khoảng 36.370 tỷ đồng (trả gốc 27.208 tỷ đồng, trả lãi 9.162 tỷ đồng).
Dự kiến trong năm 2022, Chính phủ không bảo lãnh mới cho các chương trình, dự án để vay vốn trong nước, nước ngoài.
Với dự kiến vay, trả nợ như vậy và trường hợp
GDP năm 2022 tăng trưởng khá, Chính phủ tính toán nợ công năm 2022 khoảng 43-44%% GDP, nợ Chính phủ 40-41% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 40-41% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách khoảng 21-22%.
Cụ thể, dư nợ công đến cuối năm 2022 sẽ vào khoảng 4.073 triệu tỷ đồng, bình quân hơn 40 triệu/đầu người, tăng gần 3 triệu đồng so với năm 2021. Trong đó, nợ Chính phủ là 3.736 nghìn tỷ, nợ được Chính phủ bảo lãnh 297 nghìn tỷ.
Mức nợ công mà Chính phủ Việt Nam vừa công bố thấp hơn hồi đầu năm . Theo đó, tính đến hết năm 2020, nợ công quốc gia tương đương 55,3% GDP của nền kinh tế, trong đó nợ nước ngoài chiếm 47,3% GDP.