https://kevesko.vn/20211104/duong-sat-cat-linh--ha-dong-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong-nguoi-dan-se-di-lai-nhu-the-nao-12375167.html
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức đi vào hoạt động, người dân sẽ đi lại như thế nào?
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức đi vào hoạt động, người dân sẽ đi lại như thế nào?
Sputnik Việt Nam
Chiều 4/11, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo, thông báo về kế hoạch bàn giao, khai thác vận hành dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. 04.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-04T17:30+0700
2021-11-04T17:30+0700
2021-11-04T18:38+0700
đường sắt
dự án đường sắt đô thị trên cao cát linh - hà đông
việt nam
hà nội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/07/12013573_0:160:3073:1888_1920x0_80_0_0_654b9a0f2c6b3a29ac88d865ca5ddebd.jpg
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nhiều lần “trễ hẹn”, UBND TP Hà Nội nói gì?Mở đầu cuộc họp, ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), đại diện chủ đầu tư thông tin tóm tắt về tình hình thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.Theo ông Phương, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã ký kết bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào đúng 7 giờ sáng ngày 6/11. Đây là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ GTVT phê duyệt, đi toàn bộ trên cao. Tốc độ khai thác trung bình là 35 phút/giờ; thời gian chạy toàn tuyến từ Cát Linh tới Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút. Khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5 giờ đến 23 giờ hằng ngày.Ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cho hay, đơn vị này đã chuẩn bị đủ các điều kiện nhân sự để khai thác, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ngoài số lượng nhân sự được tuyển dụng theo quy mô ban đầu của dự án là 681, hơn 80 nhân sự cũng được tuyển dụng bổ sung, hoàn thành đào tạo, sát hạch để làm nhiệm vụ.Được biết, trong năm đầu tiên khai thác chính thức, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được chuyên gia của Công ty Đường sắt đô thị Trung Quốc tham gia tư vấn, hỗ trợ quản lý, khai thác vận hành. Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT) sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện các nội dung còn tồn tại của dự án cũng như thực hiện công tác bảo hành công trình theo quy định của hợp đồng, phối hợp với đơn vị vận hành trong giai đoạn khai thác.Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về số lần “lỡ hẹn” của dự án, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án vô cùng phức tạp. Chúng tôi đã tính tới việc khai thác từ những năm 2014-2015, nhưng không thể vận hành được. Sau khoảng 3-4 lần “lỡ hẹn” thì chúng tôi mới triển khai khai thác. So với kế hoạch thì thực tiễn khai thác đã chậm khoảng 6 năm”.Cũng theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, dự án đã bị “trễ hẹn” nhiều lần là do thủ tục, hợp đồng, giải phóng mặt bằng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam gặp nhiều vướng mắc.Cách mua vé và giá vé đi tàu Cát Linh – Hà ĐôngPhát biểu tại buổi họp báo, ông Vũ Hồng Trường cho biết, trong giai đoạn đầu khai thác, công suất vận hành của tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông tương đương 12 tuyến xe buýt lớn, nếu tăng vận tốc di chuyển đạt tương đương 24 tuyến buýt; giá vé tàu từ 8.000-15.000 đồng. Cùng với đó, vé cũng được bán theo tháng và ưu tiên theo các đối tượng cụ thể.Theo thiết kế, hệ thống máy bán vé chưa có chế độ cài đặt tích hợp mua bằng thẻ thanh toán (ngân hàng) nên ban đầu chỉ vận hành bán theo hình thức nhận tiền mặt.Để mua vé tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Các nút bấm trên máy dạng cảm ứng tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có).Đại diện Công ty Đường sắt Hà Nội cho hay, tại các quầy bán vé tự động sẽ có nhân viên nhà ga trực hỗ trợ khách hàng mua vé. Trường hợp khách không mua tại máy bán vé tự động thì có thể mua trực tiếp tại quầy bán vé tại sảnh.Để lên tàu, khách dùng vé đi qua cổng soát vé tự động (bằng cách quẹt thẻ) để lên ke ga đợi tàu. Tại ga xuống, hành khách cũng phải dùng thẻ quẹt (đưa vào khe cổng soát vé) tại sảnh ga tầng 2 (nơi bán vé, kiểm soát vé) để đi qua cổng soát vé chiều ra.Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) khẳng định, đến nay, các tuyến xe buýt đã được kết nối ở mức thuận tiện để hành khách đi lại thuận lợi, trung chuyển từ đường sắt sang xe buýt.Hiện dọc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 52 tuyến buýt (bằng gần 40% số lượng tuyến của toàn mạng buýt Hà Nội) công cộng kết nối. Trong đó, riêng khu vực ga cuối tuyến đường sắt (ga Yên Nghĩa), xe buýt đang vận chuyển được 14.072 hành khách/giờ; còn tại ga đầu tuyến (ga Cát Linh), xe buýt đang vận chuyển được 6.180 lượt hành khách/giờ.Gần đây, một số tuyến buýt dọc đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng được điều chỉnh để tăng hiệu quả kết nối. Đối với khu vực hai ga đầu, cuối tuyến đường sắt (ga Cát Linh và Yên Nghĩa) có năng lực vận chuyển buýt lớn, đủ đáp ứng giải tỏa khách đi bằng tàu điện.
https://kevesko.vn/20211102/tuyen-duong-sat-cat-linh---ha-dong-se-khanh-thanh-truoc-1011-di-kem-nhung-dieu-kien-nao-12343543.html
https://kevesko.vn/20211101/ha-noi-mien-phi-cho-khach-di-tau-cat-linh--ha-dong-trong-15-ngay-dau-12315876.html
https://kevesko.vn/20211029/viet-nam-bi-doi-gan-115-trieu-usd-boi-thuong-du-an-metro-nhon--ga-ha-noi-12304622.html
hà nội
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/07/12013573_170:0:2901:2048_1920x0_80_0_0_0f53b6f236811a90d562b0fefdf61526.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
đường sắt, dự án đường sắt đô thị trên cao cát linh - hà đông, việt nam, hà nội
đường sắt, dự án đường sắt đô thị trên cao cát linh - hà đông, việt nam, hà nội
Đường sắt Cát Linh – Hà Đông chính thức đi vào hoạt động, người dân sẽ đi lại như thế nào?
17:30 04.11.2021 (Đã cập nhật: 18:38 04.11.2021) Chiều 4/11, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo, thông báo về kế hoạch bàn giao, khai thác vận hành dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nhiều lần “trễ hẹn”, UBND TP Hà Nội nói gì?
Mở đầu cuộc họp, ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), đại diện chủ đầu tư thông tin tóm tắt về tình hình thực hiện
dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.Theo ông Phương, Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội đã ký kết bàn giao đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào đúng 7 giờ sáng ngày 6/11. Đây là công trình đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên được Bộ GTVT phê duyệt, đi toàn bộ trên cao. Tốc độ khai thác trung bình là 35 phút/giờ; thời gian chạy toàn tuyến từ Cát Linh tới Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút. Khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5 giờ đến 23 giờ hằng ngày.
“Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách với tần suất 6 phút có một đoàn tàu cập ga, với sức chở tối đa là 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường, tàu được khai thác 10 phút/chuyến, lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày”, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt nêu rõ.
Ông Vũ Hồng Trường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (
Metro Hà Nội) cho hay, đơn vị này đã chuẩn bị đủ các điều kiện nhân sự để khai thác, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ngoài số lượng nhân sự được tuyển dụng theo quy mô ban đầu của dự án là 681, hơn 80 nhân sự cũng được tuyển dụng bổ sung, hoàn thành đào tạo, sát hạch để làm nhiệm vụ.
2 Tháng Mười Một 2021, 17:21
“Đội ngũ lái tàu, nhân sự vận hành tuyến đường sắt này được tuyển dụng, đào tạo song song với quá trình triển khai dự án. Tổng số 37 lái tàu đã được cấp giấy phép, các chức danh vị trí công việc khác được cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Tất cả đã được tiêm 2 mũi vắc-xin phòng dịch Covid-19”, ông Vũ Hồng Trường nói.
Được biết, trong năm đầu tiên khai thác chính thức, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông được chuyên gia của Công ty Đường sắt đô thị Trung Quốc tham gia tư vấn, hỗ trợ quản lý, khai thác vận hành. Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đường sắt, Bộ GTVT) sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện các nội dung còn tồn tại của dự án cũng như thực hiện công tác bảo hành công trình theo quy định của hợp đồng, phối hợp với đơn vị vận hành trong giai đoạn khai thác.
“Đến nay, Metro Hà Nội đã diễn tập 10 tình huống có thể xảy ra trong quá trình vận hành tuyến. Tuy nhiên, tư vấn Pháp yêu cầu phải diễn tập 63 tình huống đảm bảo an toàn và Metro Hà Nội đã hoàn tất”, Giám đốc Công ty Đường sắt Hà Nội khẳng định.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về số lần “lỡ hẹn” của dự án, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhấn mạnh: “Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là dự án vô cùng phức tạp. Chúng tôi đã tính tới việc khai thác từ những năm 2014-2015, nhưng không thể vận hành được. Sau khoảng 3-4 lần “lỡ hẹn” thì chúng tôi mới triển khai khai thác. So với kế hoạch thì thực tiễn khai thác đã chậm khoảng 6 năm”.
Cũng theo Phó Chủ tịch Dương Đức Tuấn, dự án đã bị “trễ hẹn” nhiều lần là do thủ tục, hợp đồng, giải phóng mặt bằng và các tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam gặp nhiều vướng mắc.
1 Tháng Mười Một 2021, 00:42
Cách mua vé và giá vé đi tàu Cát Linh – Hà Đông
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Vũ Hồng Trường cho biết, trong giai đoạn đầu khai thác, công suất vận hành của tuyến
đường sắt Cát Linh – Hà Đông tương đương 12 tuyến xe buýt lớn, nếu tăng vận tốc di chuyển đạt tương đương 24 tuyến buýt; giá vé tàu từ 8.000-15.000 đồng. Cùng với đó, vé cũng được bán theo tháng và ưu tiên theo các đối tượng cụ thể.
“Sau khi tiếp nhận, vận hành chính thức, thành phố sẽ cho tàu chạy ngay và miễn phí 15 ngày đầu cho tất cả hành khách, trước khi thực hiện vận hành thương mại”, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin thêm.
Theo thiết kế,
hệ thống máy bán vé chưa có chế độ cài đặt tích hợp mua bằng thẻ thanh toán (ngân hàng) nên ban đầu chỉ vận hành bán theo hình thức nhận tiền mặt.Để mua vé tại quầy bán vé tự động, khách hàng dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền, chọn ga đến. Các nút bấm trên máy dạng cảm ứng tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có).
Đại diện Công ty Đường sắt Hà Nội cho hay, tại các quầy bán vé tự động sẽ có nhân viên nhà ga trực hỗ trợ khách hàng mua vé. Trường hợp khách không mua tại máy bán vé tự động thì có thể mua trực tiếp tại quầy bán vé tại sảnh.
Để lên tàu, khách dùng vé đi qua cổng soát vé tự động (bằng cách quẹt thẻ) để lên ke ga đợi tàu. Tại ga xuống, hành khách cũng phải dùng thẻ quẹt (đưa vào khe cổng soát vé) tại sảnh ga tầng 2 (nơi bán vé, kiểm soát vé) để đi qua cổng soát vé chiều ra.
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) khẳng định, đến nay, các tuyến xe buýt đã được kết nối ở mức thuận tiện để hành khách đi lại thuận lợi, trung chuyển từ đường sắt sang xe buýt.
29 Tháng Mười 2021, 20:21
Hiện dọc tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 52 tuyến buýt (bằng gần 40% số lượng tuyến của toàn mạng buýt Hà Nội) công cộng kết nối. Trong đó, riêng khu vực ga cuối tuyến đường sắt (ga Yên Nghĩa), xe buýt đang vận chuyển được 14.072 hành khách/giờ; còn tại ga đầu tuyến (ga Cát Linh), xe buýt đang vận chuyển được 6.180 lượt hành khách/giờ.
Gần đây, một số tuyến buýt dọc đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng được điều chỉnh để tăng hiệu quả kết nối. Đối với khu vực hai ga đầu, cuối tuyến đường sắt (ga Cát Linh và Yên Nghĩa) có năng lực vận chuyển buýt lớn, đủ đáp ứng giải tỏa khách đi bằng tàu điện.