Việt Nam bị đòi gần 115 triệu USD bồi thường dự án metro Nhổn – ga Hà Nội

© AFP 2023 / Nhac NguyenDự án metro Nhổn – ga Hà Nội
Dự án metro Nhổn – ga Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
Đăng ký
Liên danh Huyndai – Ghella (HGU), nhà thầu metro Nhổn – ga Hà Nội đòi chủ đầu tư (Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội) bồi thường 114,7 triệu USD và không loại trừ nguy cơ đưa ra Tòa Trọng tài quốc tế.
Cùng với đó, chủ đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội vướng phải hàng loạt khiếu nại của nhà thầu quốc tế do thi công chậm trễ.

Nhà thầu HGU gần 115 triệu USD bồi thường dự án metro Nhổn – ga Hà Nội

Ngày 29/10, đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị đoạn Nhổn – ga Hà Nội xác nhận việc bị liên doanh nhà thầu Huyndai – Ghella đòi bồi thường 114,7 triệu USD.
Điểm đáng nói hơn, hiện chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội còn phải đối mặt với nhiều khiếu nại từ các nhà thầu quốc tế và nguy cơ đưa nhau ra Tòa Trọng tài quốc tế đang hiện hữu.
Trước đó, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã ký báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, TP.HCM, trong đó đề cập đến cả 6 dự án đường sắt đô thị đang triển khai ở Việt Nam đều chậm tiến độ.
Công tác đóng điện trạm biến áp Bình Thái dự kiến sẽ hoàn thành trong đêm 13/7/2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2021
Đoàn tàu thứ 9 tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội đã về đến Việt Nam
Có hai trong số 6 dự án này do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư (tuyến Cát Linh – Hà Đông và tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi), có hai dự án do thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư (tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn – ga Hà Nội, tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo), các dự án còn lại do thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư (tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, đoạn Bến Thành – Suối Tiên, tuyến đường sắt đô thị đoạn số 2 Bến Thành – Tham Lương).
Riêng đối với dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, thời gian bắt đầu thi công từ năm 2009, dự kiến xong là năm sau 2022. Tuy nhiên, nhiều khả năng khó kịp tiến độ đề ra vì còn vướng nhiều bất ổn.
Tại báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thay mặt Chính phủ nêu một số vướng mắc ở dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, trong đó có việc nhà thầu Huyndai – Ghella đòi bồi thường gần 115 triệu USD.
Do chậm trễ giải phóng mặt bằng và phê duyệt chính sách đền bù, hỗ trợ tạm cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến hầm nên nhà thầu liên danh Hyundai - Ghella (HGU) đã yêu cầu bồi thường 114,7 triệu USD.
Chính phủ cho hay, liên danh nhà thầu này đề nghị chấp thuận thanh toán khoản bồi thường trên, nếu không sẽ không thể tiếp tục công việc và thậm chí có thể tiến hành thủ tục khiếu nại lên Tòa Trọng tài quốc tế để xử lý.

Vì sao dự án metro Nhổn – ga Hà Nội chậm tiến độ?

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), có nhiều nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ.
Cụ thể, theo ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, ngoài những lý do khách quan như dịch Covid-19, sự cố kênh đào Suez ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển tàu... thì việc giải phóng mặt bằng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ của dự án.
Đoàn tàu chạy qua tuyến đường Nhổn - Ga Hà Nội (đoạn trên cao dài 8,5km từ Nhổn đến Đại học Giao thông vận tải). - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Đoàn tàu Nhổn – ga Hà Nội vận hành chạy thử 8,5 km trên cao
Đặc biệt, theo ông Hiếu, chính sách bồi thường, hỗ trợ và quy trình thực hiện bồi thường cho các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng khi thi công dự án (đoạn hạ ngầm 4km qua trung tâm TP Hà Nội) là chưa có tiền lệ và chưa được hướng dẫn theo các quy định pháp luật hiện hành.
“UBND. TP Hà Nội hiện đang chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu đề xuất chính sách theo yêu cầu của nhà tài trợ và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt để giải quyết các vướng mắc nêu trên”, ông Lê Trung Hiếu cho biết.
Theo Phó Giám đốc MRB, hiện mặt bằng ga ngầm tại đây còn vướng một hộ dân tại số 23 Quốc Tử Giám, khiến tiến độ phần ga ngầm đi qua khu vực này (theo hướng Quốc Tử Giám về ga Hà Nội) không thể thi công.
Đối với vấn đề giải phóng mặt bằng, đại diện UBND TP. Hà Nội cho hay, liên danh nhà thầu nước ngoài thi công ga S11 là Hyundai (Hàn Quốc) - Ghella (Ý) đã tạm dừng thi công trên toàn bộ gói thầu từ tháng 7/2021 đến nay.
UBND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu UBND quận Đống Đa và chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu để huy động máy móc, công nhân tiến hành giải tỏa công trình nhà số 23 Quốc Tử Giám trước 10/10, đồng thời, chủ động liên hệ với nhà thầu nước ngoài đề nghị nhà thầu trở lại thi công tại dự án.
Cùng với đó, còn những vướng mắc quan trọng khác đối với dự án metro Nhổn – ga Hà Nội là sự khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và Hợp đồng FIDIC.
Đây là mẫu hợp đồng quốc tế được sử dụng để ký kết các gói thầu của Dự án theo yêu cầu của nhà tài trợ.
“Trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư vừa phải thực hiện theo hợp đồng ký kết vừa phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam do đó dẫn đến thời gian đạt được sự thống nhất giữa các bên kéo dài”, ông Lê Trung Hiếu lý giải.
Theo Phó Giám đốc MRB, thủ tục giao vốn ODA, các thủ tục điều chỉnh dự án, điều chỉnh các hiệp định vay, nghị định thư tài chính giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ phức tạp, kéo dài do quy định của Việt Nam và nhà tài trợ có nhiều khác biệt.
Đường sắt  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tuyến Nhổn - Ga Hà Nội
Đặc biệt, dự án được đồng tài trợ từ 4 nhà tài trợ. Bình quân thời gian thực hiện cho thủ tục điều chỉnh một hiệp định vay từ 1 đến 1,5 năm nên cũng phức tạp.
Theo đại diện lãnh đạo Ban Quản lý, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về lĩnh vực đường sắt đô thị ở Việt Nam chưa đồng bộ và đầy đủ, có nhiều điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án.
“Đặc biệt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công trình ngầm, về hệ thống phòng cháy chữa cháy, về đánh giá an toàn hệ thống, về các hệ thống chạy tàu… dẫn đến vướng mắc trong quá trình thẩm duyệt hồ sơ thiết kế và nghiệm thu các công trình chuyên biệt của các cơ quan quản lý nhà nước”, ông Hiếu bày tỏ.
Cùng với đó, còn một số thay đổi về quy chuẩn, tiêu chuẩn dẫn đến vướng mắc điều chỉnh thiết kế của dự án.

Nhà thầu chơi “chiến thuật” gây khó dễ cho Hà Nội?

Tuyến đường sắt đô thị metro Nhổn - ga Hà Nội có tổng chiều dài tuyến chính 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5 km, đoạn đi ngầm khoảng 4,0 km, đường sắt khổ 1.435 mm, 8 ga trên cao, 4 ga ngầm.
Dự án metro đoạn Nhổn - ga Hà Nội có 10 gói thầu chính, gồm 9 gói thầu về xây lắp, thiết bị (5 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu thiết bị) và 1 gói tư vấn. Công trình sử dụng nguồn vốn ODA của 4 nhà tài trợ là Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và nguồn vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội.
Dự án có tổng mức đầu tư 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA là 653 triệu Euro, vốn đối ứng của Hà Nội là 130 triệu Euro.
Tuy nhiên, sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh là 1.176 triệu Euro. Như vậy, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án tăng khoảng 10.400 tỷ đồng.
Người dân Hà Nội tham quan đoàn tàu tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Đoàn tàu thứ hai metro Nhổn - Ga Hà Nội đã chính thức về Việt Nam
Tại báo cáo số 3278 do Phó Chủ tịch Hà Nội Dương Đức Tuấn ký gửi Bộ Giao thông vận tải cuối tháng 9 vừa qua cho thấy, hiện vẫn chưa rõ thời gian hoàn thành dự án metro Nhổn – ga Hà Nội.
Tại thời điểm Hà Nội báo cáo, Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn tất công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị. Riêng gói thầu CP01 và CP04 đã thi công xong, hiện đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công.
Hà Nội cho hay, tiến độ chung dự án đạt khoảng 74%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 89,41%.
“Do nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nên chưa đưa vào khai thác đoạn trên cao dự kiến vào năm 2022, hoàn thành đoạn ngầm và toàn tuyến đến sau năm 2022”, đại diện UBND TP. Hà Nội bày tỏ.
Lẽ ra, theo kết hoạch, dự án này phải hoàn thành từ năm 2018, nhưng việc triển khai giải phóng mặt bằng cũng như di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm nổi toàn tuyến chậm so với kế hoạch ban đầu, do đó, TP. Hà Nội phải chấp nhận lùi lịch hoàn thành thi công.
Ở Quyết định số 4036 của UBND TP. Hà Nội, dự án metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ khai thác, vận hành đoạn trên cao vào tháng 4/2021 và đưa vào khai thác, vận hành toàn tuyến vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, tiến độ chính lại đăng phụ thuộc vào nhiều gói thầu, trong đó gói CP03 mới đạt 32,3%, giải ngân được 30,31% giá trị gói thầu tính đến cuối tháng 8 này. Kế hoạch điều chỉnh sau đó được nhà thầu và tư vấn Systra thông qua, gói CP03 sẽ điều chỉnh thời gian hoàn thành thi công kéo dài đến tận tháng 6/2025.
Đồng thời, nếu tính từ khi gói thầu xây lắp đầu tiên được triển khai trên thực địa (CP04 thi công hạ tầng depo) được khởi công vào tháng 9/2010, dự án metro Nhổn - ga Hà Nội sẽ mất tới 15 năm thi công, với nhiều khoản phát sinh lớn đang được các nhà thầu đồng loạt kê cho chủ đầu tư.
Đến nay mới chỉ có gói thầu CP01 và CP04 hoàn thành. Trong khi đó 5/8 hợp đồng đoạn trên cao hiện đã hết hạn (CP02, CP05, CP06, CP07, CP08); gói thầu CP05 đã được ký gia hạn tạm đến tháng 12/2021. Riêng gói thầu tư vấn ký với Systra cũng đã hết hạn vào ngày 31/7/2021.
UBND TP. Hà Nội cho hay, trong suốt quá trình gia hạn hợp đồng, một số nhà thầu đã lợi dụng tính cấp thiết về tiến độ dự án, tiến độ vận hành trước đoạn trên cao để gây sức ép lên chủ đầu tư bằng “chiến thuật” chậm trình hồ sơ, đẩy chi phí phát sinh lên cao bất hợp lý.
Ngoài ra, các nhà thầu cũng thiếu hợp tác với Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội và tư vấn trong việc làm rõ các đề xuất, giảm tiến độ thi công trên hiện trường và đặc biệt là đưa vấn đề tranh chấp ra Trọng tài quốc tế khiến các bên đều mất thời gian xử lý sự vụ, ảnh hưởng đến tiến độ các công việc chính.
Các bộ phận của máy khoan hầm TBM đã được chuyển xuống và lắp ráp tại tầng đáy ga ngầm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.01.2021
Chạy thử đoàn tàu đầu tiên của đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội
Hiện tại, ngoài liên danh Huyndai – Ghella, chủ đầu tư cũng vướng tranh chấp với các nhà thầu nước ngoài thi công gói CP07, CP08 liên quan đến việc điều chỉnh trượt giá. Cụ thể, nhà thầu Colas Rail (Pháp) thi công gói thầu CP07, CP08 đã từ chối thỏa hiệp với chủ đầu tư về các vấn đề khác biệt giữa quy định của Hợp đồng FIDIC và quy định của pháp luật Việt Nam.
Thực tế, dù khối lượng công việc còn rất nhỏ (dưới 5% đối với đoạn trên cao), nhưng Colas Rail đã tạm dừng thi công từ tháng 3/2021 và khiếu nại chủ đầu tư chậm thanh toán điều chỉnh giá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ gói thầu.
Hiện, UBND TP. Hà Nội đã xem xét thành lập Ban xử lý tranh chấp để giải quyết các khiếu nại và tháo gỡ vướng mắc của các nhà thầu, tránh đưa nhau ra Tòa Trọng tài quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала