Mạng xã hội: 'Nồi cơm Thạch Sanh’ cho báo chí trong phòng, chống tham nhũng?

© Sputnik / Natalia Seliverstova / Chuyển đến kho ảnhFacebook
Facebook - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) ngày càng tác động mạnh mẽ tới cộng đồng, ảnh hưởng đến việc tiếp thu thông tin và phát triển nhận thức của con người. Đặc biệt hơn, MXH trở thành kênh truyền thông đắc lực, giúp sức báo chí trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam.
Mạng xã hội, báo chí đã tác động đến hoạt động đó như thế nào? Tọa đàm “Tác động của mạng xã hội tới hoạt động báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực” do Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) tổ chức quy tụ các nhà báo nổi tiếng giải đáp cụ thể vấn đề này.
© Ảnh : Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED)Tọa đàm "Tác động của Mạng xã hội tới hoạt động báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực"
Tọa đàm Tác động của Mạng xã hội tới hoạt động báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Tọa đàm "Tác động của Mạng xã hội tới hoạt động báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực"

MXH - Mỏ vàng thông tin không đáy

Đối với nhà báo, MXH được ví như “nồi cơm Thạch Sanh” không bao giờ cạn để các nhà báo khai thác. Ngoài ra, MXH là “bộ loa công suất khủng” để các nhà báo có thể phổ biến tác phẩm của mình đến công chúng. Chia sẻ tại Tọa đàm, nhà báo Hoàng Thiên Nga, Nguyên Trưởng ban đại diện báo Tiền Phong khu vực Tây Nguyên, Giải A Giải Báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021, cho biết:
“Thông tin MXH trong thời đại kỹ thuật số là không thể thiếu. Thông tin tại đây có thể là nguồn tin, manh mối ban đầu để các nhà báo lựa chọn trong vô số manh mối để chọn việc gì mình nên làm, đem lại hiệu quả xã hội cao nhất, giải quyết nhu cầu mà bạn đọc mong muốn nhất tại thời điểm đó. Thông tin đó cần được thẩm định, đối chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thông tin trên MXH là xuyên suốt, kể cả sau khi tác phẩm ra đời thì nhà báo vẫn tiếp tục theo dõi, xem dư luận xã hội đối với tác phẩm báo chí là như thế nào? Tôi nghĩ tốt hay xấu trên MXH hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh của người xử lý thông tin. Nếu chúng ta có kỹ năng vững vàng thì MXH là mỏ quặng không bao giờ vơi cạn".
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Vụ án mua sắm trang thiết bị y tế có yếu tố tư lợi, tham ô, tham nhũng
Hiện nay, lượng thông tin quá lớn, quá nhanh trên MXH vừa là cơ hội cũng là thách thức đối với phóng viên, nhà báo điều tra vụ việc. Về trách nhiệm và bản lĩnh của nhà báo trước "biển thông tin”, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, Báo Dân Việt/Nông Thôn Ngày Nay, Giải A Giải báo chí phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2021, nhấn mạnh:
“MXH chưa bao giờ tác động đến cuộc sống mạnh mẽ như bây giờ. Có thể nói chúng ta đang sử dụng MXH như con dao hai lưỡi, nhưng với nhà báo điều tra như tôi thì tôi thấy rất có lợi cho hoạt động của mình. Những tác phẩm đạt giải của mình tôi có hẳn một kỳ nói về việc tôi đã thu thập thông tin trên MXH như thế nào? Ví dụ như điều tra đường dây buôn hổ xuyên quốc gia từ Việt Nam sang Nam Phi đến Tam giác Vàng, Myanmar và Lào".
Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, MXH còn là nơi để các nhà báo đo mức độ ảnh hưởng xã hội thông qua các tác phẩm chống tiêu cực như thế nào.
Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2021
Nghị định 41 sẽ đưa 'văn hoá từ chức' vào Việt Nam?

MXH kết nối 3 bên trong phòng, chống tham nhũng như thế nào?

Đây là chủ đề ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm nhiều. Sử dụng MXH để lấy thông tin cũng như tác động đến cơ quan chức năng, công chúng, báo chí. Ngày càng nhiều cơ quan chức năng quan tâm đến MXH, đây là ứng xử cần thiết của không chỉ người dân mà cả cán bộ nhà nước. Trả lời câu hỏi của Sputnik về việc làm thế nào để sử dụng MXH kết nối người dân, báo chí và cơ quan chức năng trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho biết:

“Gần đây, hiệu ứng của các tác phẩm báo chí khi được đăng trên báo và lan tỏa trên MXH ngay lập tức kết nối gần hơn giữa người viết với cơ quan chức năng để họ có quyết tâm hành động. Ví dụ mới đây nhất khi tôi đăng status về đoàn làm phim xuống làng Đường Lâm làm phim hài Tết, bôi xóa, làm bẩn di tích Quốc gia để làm bối cảnh hậu trường cho bộ phim. Ngay khi đưa ra, hàng chục tờ báo lớn Việt Nam đã vào cuộc như Thanh Niên, Tuổi Trẻ v.v Sau đó, các quyết sách của cơ quan chức năng địa phương đã vào cuộc. Đây là câu chuyện cho thấy, khi nhà báo biết sử dụng MXH tạo hiệu ứng tốt hơn cho cộng đồng, giải quyết vấn đề nhức nhối trong xã hội, ảnh hưởng đến tâm trạng xã hội thì chúng ta có thể nắn chỉnh những điều đó rất tốt”.

Ông Lê Hùng Sơn - bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Cô Tô - vừa bị đình chỉ công tác - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2021
Quảng Ninh phân công tạm cán bộ 'thay thế' bí thư huyện Cô Tô vừa bị đình chỉ
Cũng theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, người dân sử dụng MXH có thể gửi thông tin tới nhà báo qua Zalo, Facebook hay các ứng dụng khác.

“Dùng MXH có nhiều thuận lợi. Nếu tôi gọi cho bạn thì tôi phải nói rất kỹ mình là ai, như gửi cả CV cho bạn và chưa chắc tạo được lòng tin. Cá nhân tôi gửi cho họ link Wikipedia viết về mình có đầy đủ thông tin đáng tin cậy. Khi họ nhìn vào MXH mà mình làm chủ, họ nhìn thấy đúng như vậy và họ tin. Vì vậy, họ là người cung cấp thông tin đầu tiên cho tôi. Tôi luôn có thông tin độc quyền. Tòa soạn báo nơi tôi làm việc có những bài điều tra lên tới 54 kỳ lấy ý kiến của chuyên gia và nhiều tầng lớp nhân dân, cơ quan chức năng v.v để tạo hiệu ứng. Không chỉ nguồn thông tin độc quyền là quan trọng, chính những người tốt muốn đấu tranh với tham nhũng, tố cáo các hành vi sai phạm là yếu tố mấu chốt, thông qua báo chí tạo nên hiệu ứng” - Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chỉ rõ.

Việc sử dụng MXH để lấy thông tin, nhưng quan trọng hơn các nhà báo phải tìm hiểu bản chất thông tin đó là như thế nào trước và cả sau khi đăng bài. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng lưu ý:

“Tất nhiên chúng ta vẫn phải đề phòng những ‘’miếng pho mát cho không thì chỉ có ở trong bẫy chuột", tỉnh táo phân tích thông tin nhận được để làm sao phản ánh đúng sự việc một cách khách quan và công tâm, không bị lợi dụng”.

Tội phạm - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2021
Lâm Đồng: Đình chỉ công tác cán bộ công an chĩa súng vào nhân viên y tế

Ý tưởng giúp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn trên MXH

Tại toạ đàm, nhiều câu hỏi được ra xoay quanh việc sử dụng hiệu quả hơn MXH trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chia sẻ với Sputnik về ý tưởng này,, nhà báo Hoàng Thiên Nga cho biết:

Sổ tay về cách sử dụng MXH dành cho các nhà báo trong phòng, chống tham nhũng là ý tưởng thú vị. Ví dụ, trong các trường ĐH báo chí có thể tổ chức các buổi trao đổi, chia sẻ với các nhà báo nhiều kinh nghiệm hoặc cũng có thể in ra thành cuốn cẩm nang về việc nên và không nên làm gì trên MXH để tự bảo vệ mình. Vì không phải bạn nào cũng có điều kiện được gặp các nhà báo có kinh nghiệm, sẵn sàng chia sẻ. Nếu cuốn sổ tay được thực hiện cho tất cả người làm nghề báo tại Việt Nam thì tôi nghĩ rất quý".

Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Đảng viên Việt Nam không được biểu tình, nhập quốc tịch nước ngoài, tham nhũng
Năm 2011, “Sổ tay phóng viên điều tra” ra đời. Đây kết quả của dự án “Nghiên cứu - truyền thông về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí” hợp tác bởi Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED) và Ðại sứ quán Anh tại Hà Nội.
Bộ công cụ này cực kỳ hữu ích, được xây dựng và áp dụng đầu tiên tại tỉnh Đắk Lắk. Sau đó, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, in và lưu hành cho các nhà báo ở nhiều lĩnh vực khác.
Theo đánh giá, đây là cuốn Sổ tay rất hiệu quả, đặc biệt đối với các phóng viên mới vào nghề. Trong đó có những ví dụ điển hình rất xác thực, sống động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала