Buk M3 thiết lập ô phòng không bảo vệ các đội hình chiến đấu

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhHệ thống tên lửa phòng không Buk-M3
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2021
Đăng ký
Quân đội Nga nhận được phiên bản nâng cấp của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3. Nó khác biệt đáng kể so với thế hệ tiền thân là Buk-M2. Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Các tổ hợp phòng không trước hết phải bảo vệ các đơn vị mặt đất khỏi các cuộc tấn công từ trên không. Đó là lý do tại sao chúng phải có tính cơ động cao, phải có khả năng nhanh chóng khai hỏa và nhanh chóng rời vị trí khai hỏa để di chuyển tới điểm khác. Lý tưởng nhất - tổ hợp phòng không phải có khả năng đi cùng với các đơn vị bộ binh, xe tăng, pháo dã chiến trên đường hành quân, theo kịp họ. Nếu cần, tổ hợp phải khai hỏa khi đang di chuyển. Tuy nhiên, điều này không loại trừ khả năng sử dụng các tổ hợp phòng thủ tên lửa để bảo vệ các đối tượng riêng lẻ. Ở đây chúng có thể hoạt động kết hợp với các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa (SAM) hạng nặng như S-400.
Tổ hợp S-300V4 của Nga. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2021
Tướng Thổ Nhĩ Kỳ nghỉ hưu: Thổ Nhĩ Kỳ cần triển khai S-400, và không nên theo yêu cầu của Mỹ

Triệt hạ tất cả các mục tiêu

Xét theo dữ liệu từ các nguồn mở, hệ thống phòng không Buk-M3 có khả năng mở rộng phạm vi triệt hạ mục tiêu, từ các mục tiêu khí động lực - máy bay và tên lửa hành trình - cho đến các mục tiêu đạn đạo - chẳng hạn như đầu đạn của tên lửa chiến thuật, bao gồm cả tên lửa với độ chính xác cao. Ở khoảng cách từ 2,5 đến 70 km và ở độ cao từ 15 mét đến 35 km, khi mục tiêu bay với tốc độ tối đa 3.000m/s (10.800km/h). Hóa ra, không phải tất cả các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung của các nước trên thế giới đều có khả năng tự tin chống lại các mục tiêu đạn đạo bay với tốc độ cao như vậy. Và hệ thống của Nga có khả năng chặn các mục tiêu này. Ngoài nhiệm vụ chính là yểm hộ lực lượng chống các cuộc tấn công từ trên không, hệ thống Buk có thể tiêu diệt mục tiêu trên đất và trên mặt nước, ngay cả trong điều kiện hỏa lực dữ dội và các biện pháp đối phó điện tử.
CC BY 4.0 / Ministry of Defence of the Russian Federation / Buk-M3 (cropped photo)Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3
Cuộc hành quân của tiểu đoàn Buk M3 tạo ra ấn tượng mạnh cho người xem: 12 chiếc xe bánh xích ghê gớm đang chạy với tốc độ 65 km/h trên đường nhựa (tất nhiên trên đường đất tốc độ là 45 km/h) . Lái xe có thể sử dụng hệ thống điều khiển hiệu chỉnh, hướng dẫn bằng hình ảnh từ máy quay video.
Tất cả các khung gầm bánh xích của tổ hợp Buk M3 đều được đồng nhất hóa về các bộ phận chính, động cơ, bộ truyền động và khung gầm với một hệ thống phòng không khác của Nga - Tor. Đây là khung gầm xe bọc thép thùng kín. Ngoài ra, chúng còn được trang bị hệ thống bảo vệ khỏi bom mìn, giúp giảm thiểu khả năng kíp lái bị thương nặng và chấn thương, ngay cả trong trường hợp nổ.
Thành phần tổ hợp Buk-M3 bao gồm xe chỉ huy- trạm chỉ huy đa kênh, radar phát hiện mục tiêu tầm cao và phát lệnh nhắm trực tiếp tới các xe tự hành, radar bắt bám và dẫn đường tới các mục tiêu bay thấp (nó có khả năng nâng ăng ten lên 24 m, nhìn thấy mọi thứ xung quanh, ngay cả ở độ cao 0 m), xe vận chuyển-phóng và xe vận chuyển kiêm tiếp đạn.

Độ chính xác 99,9%

Không giống như tổ hợp Buk M2, phương tiện vận tải chiến đấu Buk M3 mang theo 12 tên lửa dự trữ thay vì 8 tên lửa. Và mỗi bệ phóng mang theo 6 tên lửa thay vì 4 tên lửa. Các tên lửa này được đặt trong các thùng chứa (giống như hệ thống phòng không hạng nặng S-300 hoặc S-400).
Hệ thống tên lửa S-400 Triumph của trung đoàn phòng không ở Crưm - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2019
Tập trận bắn trực tiếp S-300 và S-400 «Triumph» ở Buryatia
Bất cứ điều gì có thể xảy ra trong cuộc chiến kết hợp. Ví dụ, radar chính của tổ hợp có thể bị đánh trúng và bị phá hủy. Do đó, mỗi bệ phóng được trang bị radar đa chức năng riêng, hệ thống điều khiển kỹ thuật số và có khả năng tự động tác chiến, theo dõi 12 và bắn vào 6 mục tiêu trên không. Một tiểu đoàn có thể cùng lúc "làm việc" với 36 mục tiêu. Phần mềm cho phép xác định những mục tiêu nguy hiểm nhất và đưa ra dữ liệu để đánh bại chúng ngay từ đầu. Xác suất bắn trúng mục tiêu trên không của Buk M3 là 0,9999. Đây là chỉ số cao hơn so với S-300. Vài phút sau khi phóng tên lửa, Buk M3 rời khỏi vị trí khai hỏa.
© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhHệ thống tên lửa phòng không Buk-M2
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2
Tất cả các bộ phận của tổ hợp Buk M3 phải duy trì hoạt động ở nhiệt độ từ -50 đến + 65 độ C, ở độ ẩm 100% (kể cả trận mưa nhiệt đới), gió mạnh và bụi bẩn, ở chế độ chiến đấu tích cực trong ít nhất 48 giờ.
Xin lưu ý rằng, Buk M3 có một phiên bản xuất khẩu - Viking. Một trong những tính năng của nó là khả năng giao tiếp với các đài radar không phải do Nga sản xuất, nhưng với các đặc tính nhất định. Tất nhiên, chiếc Viking xuất khẩu có tầm bắn tối đa và độ cao phát hiện mục tiêu thấp hơn một chút - 65 km và 25 km, nhưng nó vẫn tốt hơn so với phiên bản xuất khẩu của hệ thống Buk-M2E.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала