Công nghệ hạt nhân có thể giúp nâng cao vị thế của Việt Nam

© AFP 2023 / Alex HaladaIAEA
IAEA - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Đăng ký
Việt Nam tích cực hỗ trợ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Đóng góp cho Dự án ReNuAL 2 thể hiện trách nhiệm, vị thế và tinh thần chủ động của Hà Nội trong thúc đẩy phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.
IAEA tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam phát triển, ứng dụng công nghệ hạt nhân trong ứng phó với đại dịch Covid-19, y tế, điều trị ung thư, phát triển nông nghiệp, biến đổi khí hậu, tăng trưởng bền vững.

Việt Nam tích cực hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hạt nhân cùng IAEA

Ngày 25/11, tại trụ sở ở thủ đô Vienna, Áo đã diễn ra Lễ tiếp nhận đóng góp tài chính cho giai đoạn 2 Dự án cải tạo, mở rộng Tổ hợp nghiên cứu và ứng dụng hạt nhân (ReNuAL 2) của IAEA ở Seibersdorf, Cộng hòa Áo.
Sự kiện được tổ chức đồng thời với cuộc họp Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Phát biểu tại sự kiện, ông Rafael Mariano Grossi - Tổng Giám đốc IAEA cho biết tổ chức ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các nước thành viên đối với Dự án ReNuAL 2.
IAEA - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2021
Việt Nam được bầu vào Hội đồng Thống đốc IAEA nhiệm kỳ 2021-2023
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang tác động nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội các nước, việc các thành viên IAEA vẫn hỗ trợ và đóng góp cho dự án đã chứng tỏ tầm quan trọng của công nghệ hạt nhân trong việc ứng phó với các vấn đề toàn cầu, phục vụ đời sống và phát triển bền vững.
Cũng tại sự kiện này, Tổng Giám đốc IAEA đã trao viên gạch tượng trưng cho Đại sứ, Đại diện thường trực các quốc gia thành viên là Bồ Đào Nha, Kazakhstan, Kenya, Malta, Montenegro, Ireland và Việt Nam để ghi nhận sự đóng góp của từng quốc gia vào Dự án ReNuAL 2.
Theo Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trung Kiên, Tổ hợp ReNuAL 2 tại Seibersdorf là một trong số các trung tâm hàng đầu của IAEA ở mảng phát triển công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, nông nghiệp bền vững, ngăn ngừa dịch bệnh (điển hình như đợt dịch Covid-19 vừa qua).
Tổ hợp ReNuAL 2 là nơi diễn ra các hoạt động chuyển giao công nghệ, đào tạo và nâng cao năng lực cho các quốc gia thành viên về ứng dụng công nghệ hạt nhân.
Trong công tác phòng chống dịch Covid-19, Tổ hợp ReNuAL 2 đã chuyển giao trang thiết bị, sinh phẩm và tổ chức đào tạo cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam các vấn đề liên quan đến việc thực hiện xét nghiệm RT-PCR nhằm chẩn đoán và phát hiện chính xác virus SARS-CoV-2.
“Việc đóng góp cho Dự án ReNuAL 2 cho thấy tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển công nghệ hạt nhân nhằm mục đích hòa bình”, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên khẳng định.
Bên cạnh đó, điều này còn cho thấy Việt Nam coi trọng vai trò của IAEA và các cơ sở nghiên cứu thuộc tổ chức này trong việc ứng dụng công nghệ nguyên tử để phục vụ các nhiệm vụ phát triển bền vững.

Vào Hội đồng BoG IAEA giúp nâng cao vị thế Việt Nam

Về phần mình, Phó Tổng Giám đốc IAEA Liu Hua đã ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong các chương trình hợp tác kỹ thuật của IAEA.
Theo ông Liu, những đóng góp tích cực của Việt Nam đã giúp nâng cao vị thế của đất nước, thể hiện qua việc Việt Nam được tín nhiệm bầu vào Hội đồng Thống đốc IAEA (BoG IAEA). Đây là một trong hai cơ chế hoạch định chính sách của IAEA.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp HĐBA LHQ về tình hình Iraq và hoạt động của Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI) ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Việt Nam lên tiếng về nguy cơ thử vũ khí hạt nhân và chiến tranh nguyên tử
Với quy mô khu vực, Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào Hiệp định về hợp tác nghiên cứu, phát triển và đào tạo công nghệ và kỹ thuật hạt nhân tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Hiệp định RCA).
Đây được xem là cơ chế quan trọng, chuyên điều phối các hoạt động hợp tác về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hạt nhân vào ứng phó với biển đổi khí hậu, thúc đẩy chăm sóc sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực tại châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Liu Hua hy vọng Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch RAC vào năm 2022, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm thành lập RAC. Phó Tổng giám đốc IAEA cũng hứa sẽ hỗ trợ Việt Nam hoàn thành thành công vai trò này.
Được công bố hồi tháng 9/2020, dự án ReNuAL 2 của IAEA đặt ra mục tiêu cải tạo, mở rộng Tổ hợp Seibersdorf để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ứng dụng công nghệ hạt nhân trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Theo TTXVN, tháng 9/2021, Việt Nam ra cam kết đóng góp tài chính cho dự án. Trước đó, vào năm 2019, Việt Nam cũng đã đóng góp tài chính cho giai đoạn 1 dự án này.

Việt Nam và IAEA hợp tác ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình

Hôm 24/11, Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (BoG IAEA) đã khai mạc phiên họp thường kỳ tại Áo.
Tại phiên họp này, IAEA hướng đến thảo luận Chương trình Hợp tác kỹ thuật (TC) giai đoạn năm tiếp theo (2022-2023), vấn đề hạt nhân Iran, chương trình hoạt động của BoG IAEA thời gian tới.
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2019
Bất ngờ: Việt Nam có công trình thực nghiệm vật lý hạt nhân tầm thế giới?
Đại diện thường trực Việt Nam – Đại sứ Nguyễn Trung Kiên tham dự với tư cách thành viên BoG IAEA nhiệm kỳ 2021-2023, tiếp tục đóng góp nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam thông qua việc thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong thúc đẩy mục tiêu ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Đặc biệt, Việt Nam cũng tranh thủ sự ủng hộ và hỗ trợ của các quốc gia thành viên cũng như ban lãnh đạo IAEA trong ứng phó với các thách thức mà quốc gia Đông Nam Á này đang phải đối mặt, nhất là vấn đề đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Phát biểu tại phiên họp thường kỳ của BoG IAEA, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Việt Nam và IAEA về phát triển và ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình trong thời gian qua.
Theo đó, IAEA đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công các dự án hợp tác trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kỹ thuật giai đoạn 2020-2021 cũng như các hoạt động chuyển giao công nghệ hạt nhân khác.
Ông Kiên cũng cảm ơn IAEA đã đồng hành với Việt Nam trong quá trình ứng phó với đại dịch Covid-19 đồng thời nhấn mạnh việc IAEA cung cấp trang thiết bị, sinh phẩm và tổ chức các khóa đào tạo về ứng dụng công nghệ hạt nhân để thực hiện các xét nghiệm RT-PCR đã giúp Việt Nam chẩn đoán và phát hiện sớm virus SARS-CoV-2, góp phần hạn chế, kiểm soát tốt dịch bệnh.
Đại sứ Nguyễn Trung Kiên hoan nghênh và đánh giá cao IAEA trong việc xây dựng và đề xuất 5 dự án hợp tác với Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kỹ thuật giai đoạn 2022-2023, tập trung vào các lĩnh vực ứng phó dịch bệnh, điều trị ung thư, phát triển nông nghiệp bền vững, đẩy mạnh an toàn, an ninh và ứng phó sự cố hạt nhân.
“Việt Nam cam kết sẽ tích cực phối hợp với IAEA trong quá trình triển khai khác dự án này”, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên nêu rõ.

An ninh hạt nhân luôn được đặt lên hàng đầu

Cùng với Đại Hội đồng IAEA, BoG IAEA là cơ chế hoạch định chính sách về phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Hội đồng cũng thực hiện chức năng giám sát và khuyến nghị Đại Hội đồng IAEA về chương trình hoạt động, tài chính - ngân sách, xem xét việc kết nạp thành viên mới của IAEA.
Theo quy định, Hội đồng có thẩm quyền phê duyệt các hiệp định về thanh sát giữa IAEA và các quốc gia thành viên cũng như các quy định và tiêu chuẩn của IAEA về an toàn và an ninh hạt nhân.
Tại phiên họp, ông Rafael Grossi, Tổng Giám đốc IAEA đề cập đến vai trò của ứng dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại các quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế .
Nhà máy điện hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2019
Việt Nam xây trung tâm hạt nhân 600 triệu USD cùng sự hỗ trợ của Liên Bang Nga
Theo ông Grossi, hiện IAEA đã triển khai hàng loạt các hoạt động hợp tác quan trọng như hỗ trợ các quốc gia thành viên ứng phó với đại dịch, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị và đào tạo, nâng cao năng lực cho các quốc gia trong việc phòng ngừa dịch bệnh cũng như giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đối với môi trường.
Đáng chú ý, Tổng Giám đốc IAEA và Senegal (quốc gia Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Phi) đã nhất trí xây dựng chương trình hỗ trợ các nước châu Phi ứng dụng công nghệ hạt nhân vào điều trị ung thư và chương trình này sẽ được mở rộng cho các nước đang phát triển từ năm 2022.
Thời gian qua, liên quan đến vấn đề bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân, IAEA đã tổ chức hàng loạt hội nghị quốc tế về sự cố hạt nhân tại Fukushima (Nhật Bản), vấn đề quản lý chất thải hạt nhân đã qua sử dụng.
Trong năm 2022, IAEA sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế về luật hạt nhân lần thứ nhất, Hội nghị các nước thành viên Công ước về bảo đảm an toàn cho vật liệu thực thể hạt nhân. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đánh giá đây sẽ là các sự kiện quan trọng, đóng góp vào quá trình củng cố, thực thi hiệu quả khuôn khổ pháp lý quốc tế về phát triển an toàn công nghệ hạt nhân trên toàn thế giới.
Đối với thách thức ứng phó biến đổi khí hậu, ông Grossi cho biết IAEA đã tham gia tích cực vào chương trình nghị sự tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) vừa qua, nơi Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng tham dự có bài phát biểu ấn tượng.
Như Sputnik đã đưa tin, tại COP26, nhiều nước đã khẳng định năng lượng hạt nhân là một trong những giải pháp hiệu quả góp phần ngăn chặn biến đổi khí hậu, giảm thiểu các tác động về môi trường.
Tổng Giám đốc Grossi nhấn mạnh, IAEA sẽ tiếp tục phối hợp với các nước thành viên triển khai các chương trình, dự án phục vụ mục tiêu hòa bình, phục vụ phát triển bền vững.

IAEA sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam phát triển công nghệ hạt nhân

Xin nhắc lại, như Sputnik đã cập nhật, bên lề Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có cuộc gặp với Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi.
Tại đây, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam đã đánh giá cao vai trò và đóng góp của IAEA trong bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ hạt nhân vào mục đích hòa bình, phục vụ phát triển bền vững.
Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2017
Việt Nam sẽ có trung tâm công nghệ hạt nhân?
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng thể hiện quan điểm, Hà Nội coi trọng quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với IAEA và cảm ơn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã cung cấp thiết bị, sinh phẩm, vật tư và đào tạo chuyển giao công nghệ xét nghiệm, phát hiện sớm virus SARS-CoV-2 cho Việt Nam.
Tổng Giám đốc IAEA nhấn mạnh lợi thế của ứng dụng năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực như y tế, thuốc chữa bệnh, nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, điện hạt nhân công nghệ mới, an toàn, tiết kiệm chi phí, đóng góp vào giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng toàn cầu hiện nay.
“IAEA sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho Việt Nam trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình”, Tổng giám đốc của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Rafael Grossi khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала