Cách hành xử phi thể thao: Tại sao tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông tại Bắc Kinh là vô nghĩa?
© Sputnik / Evgeny OdinokovBiểu tượng trên tòa nhà của Ủy ban Olympic Nga (ROC)
© Sputnik / Evgeny Odinokov
Đăng ký
Mỹ thường xuyên kêu gọi tẩy chay các sự kiện thể thao, nếu nó diễn ra tại quốc gia theo đuổi chính sách mà Mỹ coi là sai lầm. Đối với các quan chức phương Tây, Thế vận hội sắp tới cũng không phải là ngoại lệ. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga và Ủy ban Olympic Nga lên án việc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội và kêu gọi tách rời thể thao ra khỏi chính trị.
"Sự phân biệt đối xử chống các cá nhân và quốc gia là không thể chấp nhận được"
Điều lệ Olympic nêu rõ: “Thế vận hội liên kết các vận động viên nghiệp dư từ tất cả các quốc gia đến với các cuộc thi đấu công bằng và bình đẳng. Đối với các quốc gia và các cá nhân, không có sự phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, tôn giáo hoặc lý do chính trị”.
Tuy nhiên, ngày nay, mong muốn của IOC thường bị vi phạm.
Nếu như sự tẩy chay Thế vận hội Moskva-1980 và tẩy chay trả đũa Thế vận hội Los Angeles 1984 tiếp theo phần lớn được thúc đẩy bởi sự thù hận của hai phe chính trị thế giới đối lập gay gắt, thì các cuộc tẩy chay và phân biệt đối xử trước Thế vận hội Olympic hoặc các sự kiện thể thao khác trong thập kỷ gần đây đã trở thành thông lệ và được sử dụng với tư cách là công cụ chính trị. Chẳng hạn, các đại diện của Mỹ từng muốn tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh, yêu cầu hủy bỏ hoặc việc hoãn Thế vận hội 2014 ở Sochi và FIFA World Cup ở Nga vào năm 2018. Và bây giờ họ quyết định sử dụng lại chiêu bài cũ, muốn dùng Thế vận hội Olympic làm công cụ gây áp lực lên Trung Quốc.
Tất nhiên, trong thực tế ngày nay, một cuộc tẩy chay thực sự, tương tự như việc Mỹ và các đồng minh không cử đoàn vận động viên đến tham gia Thế vận hội Moskva 1980, là không thể xảy ra. Các quy tắc của IOC đối với những hành động như vậy rất nghiêm khắc, nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt, kể cả bị đình chỉ tư cách thành viên NOC hoặc thậm chí cấm không được tham gia một hoặc nhiều kỳ Olympic tiếp theo. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo chính trị phương Tây lại chọn những cách thể hiện bất mãn nhẹ nhàng hơn. Ví dụ, không cử phái đoàn quan chức chính thức đến Thế vận hội. Nhưng các vận động viên thì không sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với sự nghiệp và danh tiếng của mình vì lợi ích chơi trò chơi chính trị.
© Sputnik / Valeriy ShustovThế vận hội Olympic XXII tại Moskva năm 1980
Thế vận hội Olympic XXII tại Moskva năm 1980
© Sputnik / Valeriy Shustov
Tâm trạng của phương Tây
Hồi mùa xuân năm nay, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022.
“Chúng ta không thể hành động như thể Thế vận hội Olympic sẽ được tổ chức tại Trung Quốc, không có gì tồi tệ hơn” - bà Pelosi nói khi đó.
Tuy đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố việc Mỹ tẩy chay Thế vận hội Olympic là chuyện đồn đại và kêu gọi không làm cho tình hình này leo thang, nhưng kể từ đó, những thông tin về việc tẩy chay sự kiện thể thao chính của năm tới vẫn chưa nguôi ngoai trên các phương tiện truyền thông phương Tây.
Tháng 10 năm 2021, một nhóm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ do Mitt Romney dẫn đầu đã đưa ra chủ đề tẩy chay. Các thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất đưa vào dự luật chính sách quốc phòng hàng năm của đất nước điều sửa đổi cấm phân bổ ngân quỹ liên bang, tạo điều kiện thuận lợi cho các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đến Thế vận hội 2022. Như vậy, theo ông Romney, quan chức Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Olympic và sẽ không gây ảnh hưởng có hại cho các vận động viên Mỹ.
Đại diện Vương quốc Anh, Canada, Na Uy và một số quốc gia khác đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc tẩy chay ngoại giao. Ngày 25 tháng 11 các nghị sĩ Úc từ hai đảng lớn nhất kêu gọi chính phủ tuyên bố tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 tại Bắc Kinh. Báo Úc The Sydney Morning Herald lưu ý rằng quyết định cuối cùng về việc Úc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội vẫn chưa được chấp nhận và ban lãnh đạo nước này đang nghe ngóng phía Mỹ. Tờ Washington Post trước đó viết rằng Joe Biden sẽ lên tiếng về quyết định cuối cùng của mình vào cuối tháng này.
Cho đến nay, Tổng thống Mỹ vẫn chưa đưa ra tuyên bố cuối cùng về việc các quan chức chính thức đến Thế vận hội Bắc Kinh, và chỉ tung ra một cụm từ mơ hồ và khó hiểu ngay cả trong chính Nhà Trắng: "Phái đoàn là tôi, và tôi đã giải quyết xong vấn đề đó."
© Sputnik / Anna RatkogloToàn cảnh ngôi làng Olympic và Paralympic Trương Gia Khẩu phục vụ Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022, ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
Toàn cảnh ngôi làng Olympic và Paralympic Trương Gia Khẩu phục vụ Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022, ở Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.
© Sputnik / Anna Ratkoglo
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, nhà ngoại giao Nga kiêm nhà Phương Đông học nổi tiếng Vladimir Zakharov nói rằng lập trường chính thức cuối cùng của phương Tây về Thế vận hội Bắc Kinh sẽ được tuyên bố vào ngày 9-10 tháng 12 trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ (The Summit for Democracy). Các đại diện của 110 quốc gia được mời tham gia sự kiện. Tuy nhiên, trong danh sách này đặc biệt không bao gồm Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
“Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ sẽ được tổ chức vào tháng 12, về nguyên tắc Hội nghị có thể là khởi đầu chiến dịch chống Trung Quốc quy mô lớn và tẩy chay Thế vận hội Olympic. Thật đáng tiếc, thể thao bị chính trị hóa. Rốt cuộc, điều này ảnh hưởng đến Thế vận hội Olympic, đến sự tương tác giữa các quốc gia. Một lần nữa, thói đạo đức giả của các chính trị gia phương Tây cũng đã bộc lộ, đó là những người mà lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Đáng tiếc là thế giới đang trên đà mở rộng các hiện tượng khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến việc tiến hành Thế vận hội như vậy” – ông Zakharov cho biết khi trả lời phỏng vấn Sputnik.
Thể thao là cả thế giới!
Lịch sử đã cho thấy sự vô ích của việc tẩy chay Thế vận hội. Ví dụ, sự tẩy chay của các nước phương Tây năm 1980 đã không thể phá hỏng ngày hội thể thao của hành tinh: trong 14 ngày, Thế vận hội Olympic ở Liên Xô đã có sự tham gia của vận động viên từ 81 quốc gia, lập 74 kỷ lục Olympic, 39 kỷ lục châu Âu và 36 kỷ lục thế giới, tổng số kỷ lục hóa ra thậm chí còn nhiều hơn Thế vận hội Montreal lần trước. Và lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 2008 không ngăn được Trung Quốc tiếp nhận vận động viên từ 204 quốc gia và được tổ chức thành công.
© AFP 2023 / Peter ParksTrẻ em nhảy múa với các linh vật của Thế vận hội Bắc Kinh 2008
Trẻ em nhảy múa với các linh vật của Thế vận hội Bắc Kinh 2008
© AFP 2023 / Peter Parks
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trước đó đã lưu ý rằng phía Mỹ đang liên tục thực hiện các hành động ở những quốc gia mà Mỹ đang cố gắng gây áp lực nhằm phá hoại Thế vận hội.
“Chắc là họ bị mắc một căn bệnh như vậy - liên tục thảo luận về việc tẩy chay và làm thế nào để gây hại cho ai đó. Nhưng tôi cho rằng thể thao và phong trào Olympic hoàn toàn không phải là chuyện như vậy. Thể thao là thành tựu, là ý chí, là cảm giác sát cánh cùng nhau, là khoa học, là cả thế giới. Tôi cho rằng chúng ta cần phải ít chú ý đến những gì họ đang thảo luận trong Hạ viện hay Thượng viện của họ. Đây không phải là lần đầu tiên, cũng không phải lần cuối cùng chúng ta nghe thấy tất cả những điều vô nghĩa từ phía họ” – bà Zakharova tuyên bố.
Nhiều chính trị gia và vận động viên coi những lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 là vô lý. Ví dụ, tại cuộc họp Ủy ban liên nghị viện Nga và Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Liên bang Nga) Valentina Matvienko cho rằng những lời kêu gọi tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 là "không thể chấp nhận được".
“Tôi cho rằng những lời kêu gọi tẩy chay mùa đông Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh từ các diễn đàn cấp cao là không thể chấp nhận được. Những tuyên bố như vậy là trái với tinh thần chủ nghĩa nghị viện, cũng như các nguyên tắc Olympic" – bà Matvienko nói.
Người đứng đầu Ủy ban Olympic Nga (ROC) Stanislav Pozdnyakov coi việc tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Bắc Kinh 2022 là hoàn toàn vô nghĩa.
“Tôi và các đồng nghiệp tuyệt đối không hoan nghênh các cuộc tẩy chay chính trị, đó là những hành động vi phạm tính toàn vẹn của Thế vận hội Olympic. Tôi cho rằng những cuộc tẩy chay như vậy là là hoàn toàn vô nghĩa” – ông Pozdnyakov nói với các phóng viên.
© Sputnik / Ramil Sitdikov / Chuyển đến kho ảnhNữ kiếm thủ Sofia Pozdnyakova với bố, VĐV điền kinh Nga bốn lần vô địch Olympic Stanislav Pozdnyakov, người đứng đầu Ủy ban Olympic Nga
Nữ kiếm thủ Sofia Pozdnyakova với bố, VĐV điền kinh Nga bốn lần vô địch Olympic Stanislav Pozdnyakov, người đứng đầu Ủy ban Olympic Nga
© Sputnik / Ramil Sitdikov
/ Nhà Đông phương học Vladimir Zakharov không nghi ngờ gì về việc các trận đấu sẽ được tổ chức thành công tại Bắc Kinh, bất chấp tình hình chính trị khó khăn:
“Các cuộc thi đấu chắc chắn sẽ diễn ra tuyệt vời, bởi vì Trung Quốc đã chứng tỏ là nhà tổ chức rất giỏi khi họ là chủ nhân Thế vận hội Olympic mùa hè lần trước” - ông Vladimir Zakharov nói với Sputnik.
Ủy ban Olympic Mỹ (USOPC) cũng coi việc tẩy chay là không thể chấp nhận được và cho rằng các vận động viên không nên trở thành công cụ của các chính trị gia.
Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, tờ Desert Sun đã đăng tuyên bố của Chủ tịch IOC thời đó là Baron Michael Killanin với lời kêu gọi không cho phép chính trị ảnh hưởng đối với thể thao.
“Sự thật cay đắng là từ khi Thế vận hội Olympic ra đời, các chính phủ đã sử dụng chúng cho các mục đích chính trị. Điều này dẫn đến các vấn đề lớn ở các quốc gia khác nhau, và chúng tôi đã cố gắng sử dụng sức mạnh của chúng tôi là thể thao để giải quyết các vấn đề đó” – ông Michael Killanin nói.
Thế vận hội mùa đông 2022 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 4-20 tháng Hai. Theo dữ liệu sơ bộ, hơn 3000 vận động viên từ 95 quốc gia trên thế giới sẽ đến Trung Quốc tham gia Thế vận hội để giành 109 bộ huy chương Olympic.