EVN chuẩn bị nhập khẩu điện, Việt Nam tăng hợp tác năng lượng với Lào

© Ảnh : Tá Chuyên - TTXVNTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tặng quà các đơn vị thi công
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tặng quà các đơn vị thi công - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Đăng ký
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 đã chính thức triển khai thi công đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) – Tương Dương (Nghệ An) với tổng mức đầu tư 588 tỷ đồng, dài 74,4km để mua điện từ 16 nhà máy thủy điện của Lào.
Đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) – Tương Dương nằm trong thỏa thuận đã ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam – Lào. Theo đó, tính đến năm 2025 Việt Nam sẽ nhập khẩu nguồn điện từ Lào vào khoảng 3.000MW và nâng lên mức 5.000MW năm 2030.

EVN xây dựng đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) – Tương Dương

Việt Nam chuẩn bị nhập khẩu thêm điện từ Lào để đảm bảo cung ứng điện cho miền Bắc.
Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam x ngày 28/11, tại xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, EVN và Ban Quản lý dự án Điện 1 đã tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng công trình đường dây 220 kV Nậm Mô (Lào) - Tương Dương (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam).
Cần nhấn mạnh, đây là công trình truyền tải điện thứ 2 phục vụ nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam. Trước đó, đường dây 220 kV Xekaman 1 - Pleiku 2 cũng đã được triển khai.
Các trụ điện gió của dự án đã được lắp đặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Lo khủng hoảng năng lượng, Việt Nam phải mua điện của Trung Quốc và Lào?
Theo EVN, dự án công trình đường dây 220 kV Nậm Mô - Tương Dương là đường dây mạch kép từ biên giới Việt Nam - Lào đến trạm biến áp 220 kV Tương Dương (Nghệ An).
Đường dây truyền tải điện Việt Nam – Lào này có chiều dài 74,4 km có khả năng mang tải 1.000MW với tổng mức đầu tư 588 tỷ đồng do phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam là chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án Điện 1 là đơn vị được EVN giao Quản lý dự án và tư vấn giám sát.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1490 chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối cụm Nhà máy Thủy điện Nậm Mô (Lào) qua dự án đường dây 220kV Nậm Mô (Lào) – Tương Dương (đoạn trên lãnh thổ Việt Nam), nhằm truyền tải công suất các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông Nậm Mô thuộc lãnh thổ Lào về Việt Nam (bao gồm 16 nhà máy thủy điện với tổng công suất 850MW).
© Ảnh : Tá Chuyên - TTXVNCác đại biểu thực hiện nghi thức khởi công tại buổi lễ
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công tại buổi lễ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2021
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công tại buổi lễ
Tính đến thời điểm hiện tại, EVN đã ký kết 7 hợp đồng mua bán điện với các nhà máy điện với tổng công suất 300MW.
Ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối cụm Nhà máy thủy điện Nậm Mô, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Ban Quản lý dự án điện 1 khẩn trương tổ chức triển khai dự án, với tiến độ đưa vào vận hành trong tháng 6/2022, đồng bộ với dự án nhà máy thủy điện phía Lào.
Dự kiến sản lượng điện truyền tải hàng năm khoảng 2,5 tỷ kWh lên hệ thống điện quốc gia.

Việt – Lào tăng hợp tác về phát triển năng lượng

Như Sputnik đã thông tin trước đó, lo ngại ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng, Bộ Công Thương đã lên kế hoạch mua, nhập khẩu điện từ Lào, Trung Quốc về Việt Nam.
EVN cho biết, đường dây có vai trò truyền tải điện năng nhập khẩu từ cụm nhà máy thủy điện Nậm Mô (Lào) về Việt Nam nhằm thực hiện cam kết song phương về quan hệ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào trong lĩnh vực phát triển năng lượng.
Cũng căn cứ theo thỏa thuận đã được ký kết giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Lào, đến năm 2025 Việt Nam sẽ nhập khẩu nguồn điện từ Lào khoảng 3000 MW và đến năm 2030 lên tới 5.000 MW.
“Công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo đảm cung cấp điện cho miền Bắc trong những năm tới”, phía EVN nhấn mạnh.
Tuyến đường dây ở phía Việt Nam đi qua địa bàn các huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Công trình dự kiến sẽ được triển khai thi công trong 9 tháng và hoàn thành đưa vào vận hành trong tháng 8/2022, đồng bộ với cụm dự án Nhà máy thủy điện Nậm Mô (Lào).
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận đầu tư tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Apple giúp Việt Nam làm điện mặt trời, BCG Energy và Siemens Đức hợp tác về năng lượng
Phát biểu tại lễ triển khai thi công, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN yêu cầu các đơn vị thi công trên công trường cần tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm và thực hiện theo chỉ dẫn của đơn vị Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư trong quá trình thực hiện.
Lãnh đạo EVN cũng nhấn mạnh phải bảo đảm chất lượng thi công xây dựng, phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Phongsubthavy (Lào), Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia trong công tác thi công, đấu nối đồng bộ cả tuyến đường dây, bảo đảm vận hành an toàn, thông suốt.
Cùng với đó, phía EVN cũng yêu cầu các đơn vị trên công trường phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và các xã trong phạm vi thi công bảo đảm tuân thủ đúng quy định của chính quyền địa phương cũng như các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các nhà thầu cử lãnh đạo của nhà thầu có mặt tại công trường để chỉ huy, điều hành thi công hoàn thành công trình theo đúng tiến độ cam kết, đồng thời, phối hợp với Ban Quản lý dự án Điện 1 xây dựng triển khai hệ thống quản lý dự án, kiểm soát chất lượng thi công trên công trường nhằm đáp ứng chất lượng yêu cầu.
Ông Trần Đình Nhân cũng lưu ý các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng.
Đối với nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát thi công xây dựng cũng cần bố trí đủ cán bộ tại công trường để kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công, giám sát chất lượng, an toàn, môi trường, kịp thời nghiệm thu chuyển bước.
Cánh đồng pin” năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Hết thời EVN độc quyền, Việt Nam thí điểm mua bán điện mặt trời, điện gió
Được biết, cũng nhân dịp tổ chức lễ triển khai thi công công trình đường dây 220 kV Nậm Mô – Tương Dương, EVN cũng đã trao tặng tổng số tiền 400 triệu đồng cho huyện Kỳ Sơn và huyện Tương Dương để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 và ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo của địa phương”.
Khẳng định EVN là tập đoàn kinh tế nhà nước giữ vai trò chính trong việc cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân khẳng định, EVN rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Nghệ An trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án để công trình hoàn thành đúng tiến độ trong thời gian tới, nhanh chóng nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Bộ Công Thương: Không để thiếu điện

Như Sputnik đề cập trước đó, Bộ Công Thương đã đề xuất Chính phủ một loạt chính sách nhằm đảm bảo không thiếu điện phục vụ sản xuất, đời sống của người dân, trong đó có việc tăng cường nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.
Riêng đối với Lào, quốc gia này hiện có 86 dự án năng lượng với tổng công suất lắp đặt hơn 10.400MW, trong đó hơn 80% là thủy điện.
Năng lượng gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
GWEC: Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào điện than, chưa phát triển đủ năng lượng gió
Thông tin từ Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào - Daovong Phonekeo khẳng định, trong 5 năm qua, Lào đã xuất khẩu hơn 6.400 MW điện sang Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Myanmar.
Về phần Bộ Công Thương Việt Nam, cơ quan này đã triển khai các giải pháp đồng bộ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống.
Cùng với đó, báo cái lên Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng nêu ra 5 giải pháp chính để hoàn thành mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo đó, Bộ Công Thương và phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành rà soát các dự án điện đang xây dựng và sẽ vận hành trong giai đoạn 2021-2025, đưa ra giải pháp đảm bảo tiến độ cho các dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện.
Theo ước tính của Bộ Công Thương, trong năm 2022, tổng công suất nguồn mới bổ sung đạt 3164 MW, bao gồm 1930 MW nhiệt điện, 1244 MW thủy điện, trong đó 1132 MW thủy điện nhỏ. Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam dồn lực đẩy mạnh dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1200 MW), hướng đến việc hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5 năm 2022.
Tiếp đó, Bộ Công Thương đề xuất rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Cơ quan này cũng giao EVN nghiên cứu thêm giải pháp vận hành an toàn hệ thống điện, đặc biệt là khi tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Các công trình ở miền Bắc sẽ được xem xét, rà soát trước để chống thiếu nguồn.
Nhà máy điện gió AC Energy tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ai đứng sau tổ hợp kinh tế muối và năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam?
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng tập trung đến việc nhanh chóng tiến hành xây dựng các đường dây, trạm biến áp để giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, đặc biệt là các công trình năng lượng tái tạo.
Đặc biệt, Bộ Công Thương chỉ đạo EVN khẩn trương đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định.
Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo ngành Điện thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала