https://kevesko.vn/20211025/lo-khung-hoang-nang-luong-viet-nam-phai-mua-dien-cua-trung-quoc-va-lao-12242011.html
Lo khủng hoảng năng lượng, Việt Nam phải mua điện của Trung Quốc và Lào?
Lo khủng hoảng năng lượng, Việt Nam phải mua điện của Trung Quốc và Lào?
Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương Việt Nam vừa cho biết sẽ mua, nhập khẩu hàng nghìn MW điện từ Lào và Trung Quốc. 25.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-25T20:09+0700
2021-10-25T20:09+0700
2021-10-25T20:09+0700
việt nam
trung quốc
lào
năng lượng
điện
bộ công thương
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/19/12242370_0:0:2691:1515_1920x0_80_0_0_0cf33aae3bccce4dfc25c0c7b058781b.jpg
Đây là động thái đáng chú ý của Bộ Công Thương Việt Nam trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới ngày càng trầm trọng, nguy cơ thiếu điện sản xuất, sinh hoạt tăng.Đáng chú ý, báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Công Thương khẳng định, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện.Thế giới khủng hoảng năng lượng, Việt Nam lo thiếu điện?Bộ Công Thương Việt Nam vừa có chính sách đáng chú ý trước nguy cơ thiếu điện, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới hiện nay.Cụ thể, ngoài hàng loạt giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế hậu Covid-19, Việt Nam đang xem xét nhập khẩu điện từ hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào để “chống thiếu điện”.Thực tế, động thái này của Bộ Công Thương gây chú ý, bởi như Sputnik trước đó đã thông tin, dù Trung Quốc đang khủng hoảng thiếu điện, châu Âu đối mặt với hàng loạt vấn đề về khí đốt, thì Việt Nam vẫn phải cắt giảm số lượng điện lớn, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo vì cung cao hơn cầu, nhất là trong tình hình 9 tháng đầu năm nay.Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã trình bày tình hình cung ứng điện, cũng như đề xuất giải pháp đáp ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế sau dịch, đồng thời đảm bảo thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong mọi tình huống đều không đều phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu điện.Cụ thể, có 3 nguyên tắc chính mà Bộ Công Thương đưa ra gồm: triển khai các giải pháp đồng bộ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống. Cùng với đó, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đưa ra 5 giải pháp chính để hoàn thành mục tiêu đề ra.Thứ nhất, Bộ Công Thương và EVN sẽ tiến hành rà soát các dự án điện đang xây dựng và sẽ vận hành trong giai đoạn 2021-2025. Có giải pháp đảm bảo tiến độ cho các dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện.Theo Bộ Công Thương, trong năm 2022, tổng công suất nguồn mới bổ sung đạt 3164 MW, bao gồm 1930 MW nhiệt điện, 1244 MW thủy điện, trong đó 1132 MW thủy điện nhỏ.Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam dồn lực đẩy mạnh dự án nhiệt điện Thái Bình 2 (công suất 1200 MW), hướng đến việc hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5 năm 2022.Giải pháp thứ 2, Bộ Công Thương đề xuất rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.Bên cạnh đó, Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu thêm giải pháp vận hành an toàn hệ thống điện, đặc biệt là khi tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Các công trình ở miền Bắc sẽ được xem xét, rà soát trước để chống thiếu nguồn.Thứ ba, theo Bộ Công Thương, cần nhanh chóng tiến hành xây dựng các đường dây, trạm biến áp để giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, đặc biệt là các công trình năng lượng tái tạo.Vì sao phải mua điện của Lào, Trung Quốc?Đáng chú ý, trong báo cáo gửi Thủ tướng, giải pháp thứ tư mà Bộ Công Thương đề ra chính là cân nhắc việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.Trong đó, ký hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua đường dây 220kV trong dài hạn từ 10 đến 20 năm với gần chục tỷ kWh. Ngoài ra, với Lào sẽ đẩy nhanh tiến độ đường dây đấu nối và mua từ năm 2022 với công suất cũng lên tới 5.000 MW vào năm 2030 theo biên bản ghi nhớ giữa hai nước. Động thái này được cho là nhằm đảm bảo Việt Nam không bị thiếu điện, đảm bảo đủ điện cung ứng cho sản xuất, sinh hoạt, trước nguy cơ khủng hoảng điện, khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày càng hiện hữu như ngày nay.Thứ năm, Bộ cũng chỉ đạo EVN bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định.EVN cũng được giao nhiệm vụ vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc-Nam và hệ thống truyền tải điện. Bên cạnh đó, thiết lập cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response), bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc…Ngoài ra, giao EVN sẽ giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội, không để thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào.Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngoài sự nỗ lực cố gắng của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN rất cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các Bộ, Ngành trung ương và các địa phương.Trong đó việc Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) là giải pháp quan trọng góp phần giảm nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước, hậu Covid-19.Tình hình sử dụng năng lượng điện của Việt Nam như thế nào?Theo công bố mới nhất của Bộ Công Thương, tới đây ở Việt Nam, việc đảm bảo tiến độ các nguồn điện đang triển khai xây dựng là hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh cung ứng điện giai đoạn 2021-2025 nhất là trong bối cảnh miền Bắc thiếu điện, miền Trung và miền Nam lại thừa điện.Cập nhật tình hình triển khai xây dựng nguồn điện trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công Thương cho thấy, tổng công suất đã đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 28.377 MW trên tổng công suất 35.283 MW (đã bao gồm nhiều dự án năng lượng tái tạo được bổ sung mới và đưa vào vận hành trong các năm 2019 và 2020).Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, do tổng công suất các nguồn điện lớn (than, khí) đưa vào vận hành giai đoạn này đạt thấp, chỉ khoảng 63% nên đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn điện, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc trong một số thời điểm phụ tải tăng cao trong thời gian vừa qua.Trao đổi về vấn đề này với báo Công Thương, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo lý giải tình trạng vì sao miền Bắc lại thiếu điện, miền Trung – miền Nam lại thừa điện. Theo đó, do sự phân bố nguồn chưa phù hợp như hiện nay chủ yếu là do các nhà máy điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh tại khu vực miền Trung và miền Nam (là nơi có tiềm năng gió và mặt trời tốt).Ngoài ra, theo Cục trưởng Dũng, có một phần nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc dự kiến vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chậm tiến độ và chỉ có thể vận hành sau năm 2020 như: Na Dương II, Thái Bình II, Hải Hà I…Trong khi đó, các nguồn điện mặt trời mái nhà lại phát triển quá nhanh gây ra nhiều hệ lụy.Theo thống kê của EVN, tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam đã có tới trên 105.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành với tổng công suất 9.694 MWp, trong đó có 68% tại miền Nam, 25% tại miền Trung, chỉ có 7% tại miền Bắc.Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, phân bố công suất các nguồn mới tăng thêm theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh trong giai đoạn đến 2030 chưa phù hợp với tăng trưởng phụ tải theo các miền. Cụ thể, công suất nguồn điện tăng thêm của miền Bắc thấp hơn nhu cầu phụ tải.Ở chiều ngược lại, cân đối cung cầu tại khu vực miền Trung và miền Nam hiện đang dư thừa lại càng có xu hướng trở nên dư thừa hơn khi lượng công suất đặt tăng thêm tại miền Trung và miền Nam trong giai đoạn 2021-2030.Hiện tượng này dẫn tới lượng công suất truyền tải ra khu vực miền Bắc sẽ tăng mạnh so với năm 2020, gây ra quá tải trên hệ thống điện truyền tải 500 kV Bắc - Nam, đặc biệt là các cung đoạn Đà Nẵng - Vũng Áng và Vũng Áng - Hà Tĩnh - Nho Quan.Cùng với đó, theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, thách thức đặt ra đối với nguy cơ thiếu điện trong nước trong những năm tiếp theo là hiện hữu, đặc biệt nguyên nhân từ nhiều dự án chậm tiến độ từ Quy hoạch VII điều chỉnh.Ngoài ra, còn một số lo ngại khác khiến không đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2023-2025 của Việt Nam như phụ tải có thể tăng đột biến do điều kiện khí hậu bất thường hoặc nền kinh tế phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19, khí hậu tiếp tục biến đổi khó lường kéo theo tình hình thủy văn có nguy cơ không thuận lợi, ảnh hưởng tới sản lượng các nhà máy thủy điện, một số dự án nguồn điện lớn vẫn tiềm ẩn nguy cơ chậm tiến độ do khó khăn về vốn, rủi ro đảm bảo nguồn nhiên liệu nhập khẩu do các vấn đề địa chính trị trên thế giới còn phức tạp.Bộ Công Thương cũng đánh giá, nếu các nguồn điện lớn đang xây dựng tiếp tục chậm tiến độ thì mức độ thiếu hụt cao nhất có thể lên tới 10,8 tỷ kWh năm 2025.Do đó, theo Bộ Công Thương và các chuyên gia, Việt Nam cần thiết phải sớm có các giải pháp để chủ động đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025 như đảm bảo tiến độ nguồn nhiệt điện, tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào, cũng như tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (đặc biệt là các nguồn điện cấp điện tại chỗ), khai thác tốt năng lực hiện nay của hệ thống điện, xây dựng các kế hoạch vận hành hợp lý, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu điện hay khủng hoảng thiếu năng lượng.
https://kevesko.vn/20211019/the-gioi-khung-hoang-nang-luong-viet-nam-dien-e-day-ra-12167337.html
https://kevesko.vn/20211014/dien-mat-troi-bung-no-o-viet-nam-vinacapital-bat-tay-ong-trum-nang-luong-phap-12104354.html
https://kevesko.vn/20211013/giam-dien-than-dung-nha-may-hat-nhan-viet-nam-chon-lng-va-nang-luong-tai-tao-12086904.html
https://kevesko.vn/20211005/ai-dung-sau-to-hop-kinh-te-muoi-va-nang-luong-tai-tao-lon-nhat-viet-nam-11977022.html
trung quốc
lào
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/19/12242370_0:0:2691:2019_1920x0_80_0_0_247a0d85e6c23025bc79192693ba5ee5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Thu Nguyễn
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/03/0f/10219522_382:0:2430:2048_100x100_80_0_0_43bc86120fb9231e4e6caed7b17391d0.jpg
việt nam, trung quốc, lào, năng lượng, điện, bộ công thương, tác giả
việt nam, trung quốc, lào, năng lượng, điện, bộ công thương, tác giả
Đây là động thái đáng chú ý của Bộ Công Thương Việt Nam trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới ngày càng trầm trọng, nguy cơ thiếu điện sản xuất, sinh hoạt tăng.
Đáng chú ý, báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Công Thương khẳng định, trong mọi tình huống không để xảy ra thiếu điện.
Thế giới khủng hoảng năng lượng, Việt Nam lo thiếu điện?
Bộ Công Thương Việt Nam vừa có chính sách đáng chú ý trước nguy cơ thiếu điện, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới hiện nay.
Cụ thể, ngoài hàng loạt giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế hậu Covid-19, Việt Nam đang xem xét nhập khẩu điện từ hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào để “chống thiếu điện”.
Thực tế, động thái này của Bộ Công Thương gây chú ý, bởi như Sputnik trước đó đã thông tin, dù Trung Quốc đang khủng hoảng thiếu điện, châu Âu đối mặt với hàng loạt vấn đề về khí đốt, thì Việt Nam vẫn phải cắt giảm số lượng điện lớn, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo vì cung cao hơn cầu, nhất là trong tình hình 9 tháng đầu năm nay.
19 Tháng Mười 2021, 18:03
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã trình bày tình hình cung ứng điện, cũng như đề xuất giải pháp đáp ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế sau dịch, đồng thời đảm bảo thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong mọi tình huống đều không đều phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu điện.
Cụ thể, có 3 nguyên tắc chính mà Bộ Công Thương đưa ra gồm: triển khai các giải pháp đồng bộ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân, không để thiếu điện trong mọi tình huống. Cùng với đó, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đưa ra 5 giải pháp chính để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Thứ nhất, Bộ Công Thương và
EVN sẽ tiến hành rà soát các dự án điện đang xây dựng và sẽ vận hành trong giai đoạn 2021-2025. Có giải pháp đảm bảo tiến độ cho các dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng và vận hành các công trình nguồn và lưới điện.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2022, tổng công suất nguồn mới bổ sung đạt 3164 MW, bao gồm 1930 MW nhiệt điện, 1244 MW thủy điện, trong đó 1132 MW thủy điện nhỏ.
Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam dồn lực đẩy mạnh dự án nhiệt điện
Thái Bình 2 (công suất 1200 MW), hướng đến việc hòa lưới điện tổ máy số 1 vào tháng 5 năm 2022.
Giải pháp thứ 2, Bộ Công Thương đề xuất rà soát các dự án có khả năng đẩy sớm tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành để bổ sung khả năng cấp điện sớm trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương giao EVN nghiên cứu thêm giải pháp vận hành an toàn hệ thống điện, đặc biệt là khi tỷ lệ nguồn điện năng lượng tái tạo ở mức cao. Các công trình ở miền Bắc sẽ được xem xét, rà soát trước để chống thiếu nguồn.
Thứ ba, theo Bộ Công Thương, cần nhanh chóng tiến hành xây dựng các đường dây, trạm biến áp để giải tỏa công suất các dự án hiện hữu, đặc biệt là các công trình năng lượng tái tạo.
Vì sao phải mua điện của Lào, Trung Quốc?
Đáng chú ý, trong báo cáo gửi Thủ tướng, giải pháp thứ tư mà Bộ Công Thương đề ra chính là cân nhắc việc nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.
“Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN khẩn trương đàm phán, ký kết và triển khai thực hiện các Hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào”, Bộ Công Thương nêu rõ.
Trong đó, ký hợp đồng nhập khẩu điện từ Trung Quốc qua đường dây 220kV trong dài hạn từ 10 đến 20 năm với gần chục tỷ kWh. Ngoài ra, với Lào sẽ đẩy nhanh tiến độ đường dây đấu nối và mua từ năm 2022 với công suất cũng lên tới 5.000 MW vào năm 2030 theo biên bản ghi nhớ giữa hai nước. Động thái này được cho là nhằm đảm bảo Việt Nam không bị thiếu điện, đảm bảo đủ điện cung ứng cho sản xuất, sinh hoạt, trước nguy cơ khủng hoảng điện, khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày càng hiện hữu như ngày nay.
14 Tháng Mười 2021, 15:47
Thứ năm, Bộ cũng chỉ đạo EVN bảo đảm an toàn vận hành, bao gồm việc chỉ đạo các chủ đầu tư các nhà máy điện đảm bảo công tác quản lý, bảo dưỡng các tổ máy phát điện vận hành an toàn, ổn định.
EVN cũng được giao nhiệm vụ vận hành an toàn hệ thống lưới điện, đặc biệt là hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc-Nam và hệ thống truyền tải điện. Bên cạnh đó, thiết lập cơ chế cho chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response), bố trí lịch sửa chữa nguồn điện phù hợp, sử dụng tiết kiệm nguồn nước thủy điện, nâng cao khả dụng các nguồn điện nhất là vào cao điểm mùa khô ở miền Bắc…
Ngoài ra, giao EVN sẽ giữ vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và các nhu cầu xã hội, không để thiếu điện trong bất kỳ tình huống nào.
“Từ các nguyên tắc và giải pháp trên, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo ngành Điện thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sinh hoạt của nhân dân, phấn đấu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào”, Bộ Công Thương khẳng định.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngoài sự nỗ lực cố gắng của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN rất cần có sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các Bộ, Ngành trung ương và các địa phương.
Trong đó việc Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) là giải pháp quan trọng góp phần giảm nguy cơ thiếu điện trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước,
hậu Covid-19.
Tình hình sử dụng năng lượng điện của Việt Nam như thế nào?
Theo công bố mới nhất của Bộ Công Thương, tới đây ở Việt Nam, việc đảm bảo tiến độ các nguồn điện đang triển khai xây dựng là hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh cung ứng điện giai đoạn 2021-2025 nhất là trong bối cảnh miền Bắc thiếu điện, miền Trung và miền Nam lại thừa điện.
Cập nhật tình hình triển khai xây dựng nguồn điện trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công Thương cho thấy, tổng công suất đã đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 28.377 MW trên tổng công suất 35.283 MW (đã bao gồm nhiều dự án năng lượng tái tạo được bổ sung mới và đưa vào vận hành trong các năm 2019 và 2020).
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, do tổng công suất các nguồn điện lớn (than, khí) đưa vào vận hành giai đoạn này đạt thấp, chỉ khoảng 63% nên đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn điện, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc trong một số thời điểm phụ tải tăng cao trong thời gian vừa qua.
13 Tháng Mười 2021, 14:24
Trao đổi về vấn đề này với báo Công Thương, ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo lý giải tình trạng vì sao
miền Bắc lại thiếu điện, miền Trung – miền Nam lại thừa điện. Theo đó, do sự phân bố nguồn chưa phù hợp như hiện nay chủ yếu là do các nhà máy điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh tại khu vực miền Trung và miền Nam (là nơi có tiềm năng gió và mặt trời tốt).
Ngoài ra, theo Cục trưởng Dũng, có một phần nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc dự kiến vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chậm tiến độ và chỉ có thể vận hành sau năm 2020 như: Na Dương II, Thái Bình II, Hải Hà I…
Trong khi đó, các nguồn điện mặt trời mái nhà lại phát triển quá nhanh gây ra nhiều hệ lụy.
Theo thống kê của EVN, tính đến cuối năm ngoái, Việt Nam đã có tới trên 105.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành với tổng công suất 9.694 MWp, trong đó có 68% tại miền Nam, 25% tại miền Trung, chỉ có 7% tại miền Bắc.
“Các dự án điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh ở khu vực miền Trung và miền Nam với trên 9.030 MWp đã phá vỡ cân bằng vùng miền, góp phần gây ra hiện tượng thừa nguồn tại khu vực miền Trung và miền Nam, đặc biệt trong các giờ buổi trưa, ngày nghỉ khi nguồn điện mặt trời phát cao”, Cục trưởng Hoàng Tiến Dũng nói.
Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, phân bố công suất các nguồn mới tăng thêm theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh trong giai đoạn đến 2030 chưa phù hợp với tăng trưởng phụ tải theo các miền. Cụ thể, công suất nguồn điện tăng thêm của miền Bắc thấp hơn nhu cầu phụ tải.
“Miền Bắc không tự cân đối được nguồn và tải, đặc biệt trong các thời điểm cao điểm tối mùa khô. Vì vậy, miền Bắc sẽ phải nhận lượng lớn điện năng từ lưới liên miền để cung cấp phụ tải”, ông Dũng nhấn mạnh.
Ở chiều ngược lại, cân đối cung cầu tại khu vực miền Trung và miền Nam hiện đang dư thừa lại càng có xu hướng trở nên dư thừa hơn khi lượng công suất đặt tăng thêm tại miền Trung và miền Nam trong giai đoạn 2021-2030.
Hiện tượng này dẫn tới lượng công suất truyền tải ra khu vực miền Bắc sẽ tăng mạnh so với năm 2020, gây ra quá tải trên hệ thống điện truyền tải 500 kV Bắc - Nam, đặc biệt là các cung đoạn Đà Nẵng - Vũng Áng và Vũng Áng - Hà Tĩnh - Nho Quan.
Cùng với đó, theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, thách thức đặt ra đối với nguy cơ thiếu điện trong nước trong những năm tiếp theo là hiện hữu, đặc biệt nguyên nhân từ nhiều dự án chậm tiến độ từ Quy hoạch VII điều chỉnh.
Ngoài ra, còn một số lo ngại khác khiến không đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2023-2025 của Việt Nam như phụ tải có thể tăng đột biến do điều kiện khí hậu bất thường hoặc nền kinh tế phục hồi mạnh sau
đại dịch Covid-19, khí hậu tiếp tục biến đổi khó lường kéo theo tình hình thủy văn có nguy cơ không thuận lợi, ảnh hưởng tới sản lượng các nhà máy thủy điện, một số dự án nguồn điện lớn vẫn tiềm ẩn nguy cơ chậm tiến độ do khó khăn về vốn, rủi ro đảm bảo nguồn nhiên liệu nhập khẩu do các vấn đề địa chính trị trên thế giới còn phức tạp.
Bộ Công Thương cũng đánh giá, nếu các nguồn điện lớn đang xây dựng tiếp tục chậm tiến độ thì mức độ thiếu hụt cao nhất có thể lên tới 10,8 tỷ kWh năm 2025.
Do đó, theo Bộ Công Thương và các chuyên gia, Việt Nam cần thiết phải sớm có các giải pháp để chủ động đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025 như đảm bảo tiến độ nguồn nhiệt điện, tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào, cũng như tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (đặc biệt là các nguồn điện cấp điện tại chỗ), khai thác tốt năng lực hiện nay của hệ thống điện, xây dựng các kế hoạch vận hành hợp lý, đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu điện hay khủng hoảng thiếu năng lượng.