Việt Nam có kho báu mà cả thế giới muốn có, đặc biệt là Trung Quốc

© Sputnik / Igor MikhalevKho nhôm
Kho nhôm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Đăng ký
Ngoài núi nhôm 5 tỷ USD ở Bà Rịa – Vũng Tàu mà Trung Quốc đặc biệt thèm muốn, Việt Nam được cho là còn kho báu nhôm, quặng boxide (bô xít) cả hơn 2.500 tỷ USD.
Chuyên gia cũng cảnh báo về kho nhôm 1,8 triệu tấn trị giá 5 tỷ USD hiện đang được các cơ quan chức năng Việt Nam giám sát chặt, trong khi GVA của vua nhôm Trung Quốc Lưu Điền Trung bị điều tra, khởi tố.

Bí ẩn về kho nhôm 5 tỷ USD tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Những ngày qua, báo chí trong và ngoài nước rầm rộ đưa tin về “kho báu” đặc biệt của Việt Nam.
Đó là kho nhôm 1,8 triệu tấn trị giá 5 tỷ USD đã bị Việt chặn xuất khẩu từ năm 2019 trong khuôn khổ cuộc điều tra chống bán phá giá do Hoa Kỳ khởi xướng.
Hồi năm 2019, Tổng Cục Hải quan Việt Nam xác nhận đã chặn đứng hơn 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc nhập vào Việt Nam để giả mạo xuất xứ nhằm xuất khẩu qua Mỹ và các nước để né đòn thuế quan của Washington.
Sự việc do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và nhiều nước để hưởng lợi từ chênh lệch thuế xuất thông qua hành vi gian lận xuất xứ.
Cần nhắc lại rằng, vào thời điểm bị cơ quan chức năng Việt Nam tịch thu kho nhôm khổng lồ, nhôm của Việt Nam xuất đi Mỹ chỉ phải chịu mức thuế khoảng 15%, trong khi đó, nhôm của Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ phải chịu thuế lên tới 374%, tương đương gấp 25 lần.
Cuộc điều tra của cơ quan chức năng cũng nhắm đến tỷ phú Trung Quốc Lưu Điền Trung (“vua nhôm” của đất nước tỷ dân).
Doanh nghiệp nhập lượng nhôm khổng lồ vào Việt nam theo dữ liệu từ hải quan là Công ty TNHH Nhôm Toàn cầu Việt Nam.
Từ năm 2011, Nhôm Toàn cầu Việt Nam được cấp phép do hai người mang quốc tịch Australia (gốc Trung Quốc) là Jacky Cheung (sở hữu 10% vốn) và Wang Tong (90% vốn góp) làm chủ đầu tư tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Conac, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Máy đào - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Việt Nam có “kho báu” lớn thứ hai thế giới nhưng vì sao chưa thể khai thác đất hiếm?
Thời hạn dự án kéo dài 37 năm với công suất hơn 200 ngàn tấn/năm, chủ yếu nhằm vào xuất khẩu.
Tính đến tháng 1/2018, quy mô vốn điều lệ của công ty này đã tăng gấp 5 lần, từ 1.25 tỷ đồng vượt trên 5.000 tỷ đồng.
Sau khi cơ quan chức năng của Việt Nam xác định nghi vấn kho nhôm khổng lồ phủ bạt và được canh giữ nghiêm ngặt ở Vũng Tàu, sau khi Đoàn Kiểm tra của Bộ Công Thương vào cuộc, doanh nghiệp trên cho biết đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn nhôm trị giá hàng tỷ USD từ Trung Quốc về Việt Nam để sản xuất xuất khẩu.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, từ Học viện Tài chính, vụ việc 1,8 triệu tấn nhôm nằm ngay tại Việt Nam là có sự tính toán của nhà đầu tư trong nghi vấn lẩn tránh né thuế xuất hàng sang Mỹ.
“Chỉ tính 1,8 triệu tấn nhôm này nếu xuất sang Mỹ trót lọt sẽ giảm được 25 lần thuế xuất khẩu, nguồn lợi mà doanh nghiệp Trung Quốc hưởng có thể tính hàng tỷ USD”, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Bê bối kho nhôm 5 tỷ có thể hại cả ngành thép Việt Nam?

Cơ quan Hải quan Việt Nam đã xác định bước đầu có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa đi Mỹ và các nước. Tổng cục Hải quan Việt Nam đã ngăn chặn thành công vụ lớn nhất có dấu hiệu giả mạo xuất xứ với nhôm xuất khẩu ở Vũng Tàu.
“Doanh nghiệp đóng trên địa bàn này có dây chuyền công nghệ sản xuất nhôm nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh từ Trung Quốc và các nước khác để chế ra các sản phẩm nhôm Việt Nam xuất sang Mỹ”, Tổng cục Hải quan Việt Nam nêu rõ.
Tuy nhiên, tính đến nay, cuộc điều tra trên đây vẫn chưa kết thúc, dù những kết luận điều tra ban đầu với công ty nhập khẩu số nhôm này tại Việt Nam đã bị hủy bỏ vì thiếu bằng chứng.
Hiện tại, số lượng nhôm này vẫn đang được lưu giữ dưới sự giám sát của cơ quan chức năng và lực lượng an ninh Việt Nam.
Truyền thông cho hay, chỉ có một khối lượng nhỏ trong số đó đã được đưa vào dây chuyền sản xuất. Như vậy, nếu được giải phóng, núi nhôm cả 5 tỷ USD này có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nguyên liệu nhôm của cả thế giới, đặc biệt đối với quốc gia nhập khẩu nhôm lớn như Trung Quốc.
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Liệu công nghiệp thế giới có thể thiếu đất hiếm của Trung Quốc
Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng cho rằng, Việt Nam cần cẩn trọng với kho nhôm 1,8 triệu tấn ở Vũng Tàu. Bởi chỉ một bê bối này cũng đủ giết chết ngành nhôm Việt Nam.
Sản phẩm nhôm Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ bị trừng phạt với mức thuế chống bán phá giá cao như Mỹ áp dụng với Trung Quốc.
Chuyên gia Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, lưu ý, vụ bê bối GVA sẽ khiến cho cả ngành nhôm bị liên lụy. Chỉ một công ty gian lận thì cả các công ty khác xuất mặt hàng đó cũng chịu ảnh hưởng theo. Nếu không xuất được mà để trong nước tiêu thụ sẽ triệt tiêu các doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam đang sở hữu kho báu nhôm lên tới hơn 2.500 tỷ USD

Trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều quặng nhôm boxide.
Quặng boxide (Bô xít) là gì? Boxide là một loại quặng nhôm mà có nguồn gốc đá núi lửa, cụ thể là loại quặng này được hình thành từ quá trình phong hóa các loại đá giàu nhôm hoặc từ tích tụ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn.
Quặng boxide thì có màu hồng hoặc nâu và thường phân bố chủ yếu vùng vành đai xung quanh xích đạo, đặc biệt là trong môi trường nhiệt đới.
Chính vì boxide có bản chất là quặng nhôm, mà trong đó có chứa gần 95% là hợp chất alumina (Al2O3), đây cũng là loại nguyên liệu chính dùng để luyện nhôm. Do đó mà boxide được khai thác với mục đích chủ yếu là để luyện nhôm.
Hàm lượng nhôm oxit trong quặng boxide rất đa dạng, tùy thuộc vào khu vực khai thác và tùy loại quặng. Trung bình, quặng bauxit chứa khoảng 40% nhôm oxit.
© Depositphotos.com / Christian_DelbertMỏ quặng boxide
Mỏ quặng boxide - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2021
Mỏ quặng boxide
Tại Việt Nam, quặng boxide có hai loại chính, gồm boxide nguồn gốc trầm tích tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An.
Boxide nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Đồng thời, theo các chuyên gia, mặc dù quặng boxide được phân bổ khá đều trên khắp Việt Nam, tuy nhiên quặng boxide ở Tây Nguyên được nhà nước chú trọng tập trung khai thác. Bởi theo số liệu thu thập được thì trữ lượng boxide ở Tây Nguyên lên đến gần 8 tỷ tấn.
Do trữ lượng lớn như thế mà hoạt động khai thác quặng boxide ở Tây Nguyên rất phát triển và được thực hiện với quy mô lớn. Theo đó, hoạt động khai thác boxide ở Tây Nguyên được thực hiện đồng loạt theo nhiều dự án khác nhau, có cả sự tham gia của Chính phủ Việt Nam và nhiều đối tác lớn.
Trong khi đó, theo báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), Việt Nam được ước tính là nước có trữ lượng quặng boxide lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Guinea và Australia. Tính toán của USGS cho hay, Việt Nam sở hữu trữ lượng nhôm lên tới 3,7 tỷ tấn.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cũng cho biết, nếu ước tính cứ 4 tấn quặng boxide sản xuất được 2 tấn nhôm oxit, và từ đó sản xuất được 1 tấn nhôm kim loại. Với tỉ lệ 4/1 như vậy, 3,7 tỷ tấn quặng boxide của Việt Nam có thể sản xuất được 925 triệu tấn nhôm - gấp hơn 500 lần núi nhôm hiện đang mắc kẹt ở Vũng Tàu.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng, núi nhôm ở Vũng Tàu mà báo chí trong và ngoài nước gần đây “lật lại hồ sơ” chỉ bằng chưa tới 0,2% nếu so với trữ lượng khả thi ở Việt Nam.
Cũng theo tính toán của USGS, với trữ lượng nhôm hàng đầu thế giới, Việt Nam đang sở hữu kho báu nhôm với giá trị ít nhất lên tới 2.500 tỷ USD (tính theo tỷ giá hiện tại).

Tiềm năng lớn cho ngành sản xuất kim loại của Việt Nam

Xin nhắc lại, trữ lượng 3,7 tỷ tấn quặng boxide là ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
Theo tính toán của Bộ Công Thương Việt Nam, trữ lượng boxide của Việt Nam ở Tây Nguyên lên tới 5,4 tỷ tấn.
Dữ liệu về trữ lượng quặng boxide, theo số liệu từ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), tổng trữ lượng quặng boxide của Việt Nam ước tính khoảng 8 tỷ tấn, trong đó có 7,6 tỷ tấn ở các tỉnh Tây Nguyên.
Thứ trưởng Cao Quốc Hưng - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2019
Bộ Công Thương nói gì về nhôm Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt?
Đánh giá chung, thực tế, trữ lượng và tiềm năng về boxide và nhôm ở Việt Nam còn rất lớn.
Cùng với đó, nhu cầu về nhôm ngày càng tăng do các đặc tính ưu việt khác nhau của nó như tính chất không độc, dẫn nhiệt cao, điện trở suất ăn mòn tốt và khả năng dễ dàng đúc, gia công và tạo hình.
Đáng chú ý, gần đây, giới chuyên gia còn chỉ ra rằng, trữ lượng nhôm của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu cho cả thế giới sử dụng trong vòng 10-12 năm.
Nhận định này được đưa ra dựa trên các báo cáo phân tích Quy mô Thị trường Bauxite, Thị phần & Xu hướng Theo Sản phẩm (Lớp luyện kim, Lớp chịu lửa), Theo Ứng dụng (Sản xuất Alumina, Vật liệu chịu lửa), Theo Khu vực và Dự báo Phân khúc, 2020-2027 được đăng tải trên Grandviewresearch, nhu cầu nhôm thế giới năm 2020 là 296 triệu tấn, nhu cầu dự đoán năm 2027 là 389 triệu tấn.
Cổng thông tin Chính phủ trong bài viết về nhà máy Alumin Nhân Cơ thuộc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (DNA), một trong hai dự án thí điểm trong ngành công nghiệp mới - công nghiệp khai thác chế biến quặng boxide để sản xuất alumin tiến tới sản xuất nhôm cũng đề cập những thành quả ban đầu của ngành khai khoáng nhôm Việt Nam.
Theo đó, sau 5 năm (2017-2021), nhà máy Alumin Nhân Cơ đã đạt được những kết quả ngoài sự mong đợi.
Trong 6 tháng cuối năm 2017, dự án nhà máy Nhân Cơ ghi nhận mức lợi nhuận trên 13,6 tỷ đồng, sớm hơn so với thời gian dự kiến.
Đến năm 2018, nhà máy đã sản xuất 650.000 tấn alumin quy đổi đạt công suất thiết kế.
Năm 2019, sản lượng alumin quy đổi đạt 686.568 tấn, đạt 105% công suất thiết kế. Đạt 110% công suất thiết kế với sản lượng 715.268 tấn năm 2020.
Riêng trong quý I/2021, sản lượng alumin của đơn vị là 186.840 tấn, đạt 115% công suất thiết kế.
Đến nay, nhà máy Alumin Nhân Cơ không chỉ làm chủ được công nghệ, mà còn chủ động nghiên cứu các giải pháp cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao sản lượng sản xuất.
Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2017
Nga sẽ giúp ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam
Sản phẩm nhôm Việt Nam do nhà máy Nhân Cơ sản xuất đạt chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu của khách hàng, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng đều thấp hơn với yêu cầu của thiết kế.
Sản phẩm alumin do Công ty sản xuất ra chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Thụy Sĩ...
“Sự ra đời của ngành công nghiệp boxide- alumin cũng đã tạo điều kiện kích cầu, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ… cũng như các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản trên cả nước”, Chính phủ đánh giá.
Lãnh đạo Chính phủ cũng cho rằng, việc sản xuất alumin quy đổi đạt 1,4 triệu tấn/năm, là năm đạt cao nhất từ trước đến nay là thành tích rất đáng ghi nhận bởi đây là ngành cần phát triển, là tiềm năng to lớn của đất nước.
Đồng thời, việc mở rộng và tăng cường năng lực khai thác boxide, sản xuất nhôm sẽ đảm bảo tương lai cho ngành sản xuất kim loại của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала