https://kevesko.vn/20211216/sat-canh-tren-bien-dong-canh-sat-bien-viet-nam-duoc-nhat-ban-ho-tro-dao-tao-12896122.html
Sát cánh trên Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ đào tạo
Sát cánh trên Biển Đông: Cảnh sát biển Việt Nam được Nhật Bản hỗ trợ đào tạo
Sputnik Việt Nam
Từ 13 đến 15/12, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã hợp tác với Cảnh sát biển Nhật Bản để mở lớp đào tạo trực tuyến cho Cảnh sát Biển Việt Nam. 16.12.2021, Sputnik Việt Nam
2021-12-16T17:17+0700
2021-12-16T17:17+0700
2022-01-12T16:09+0700
việt nam
cảnh sát biển việt nam
quân sự
quốc phòng
an ninh quốc phòng
nhật bản
https://cdn.img.kevesko.vn/img/273/91/2739136_0:280:3077:2011_1920x0_80_0_0_174b29714d89d3dfe0df12d15c6366cb.jpg
Lớp đào tạo nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật phi dự án "Đào tạo tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam". Dự kiến sẽ có 10 học viên là cán bộ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam.Tăng cường năng lực an ninh trên biển cho Việt NamBằng hình thức hội thảo trực tuyến, Cảnh sát biển Nhật Bản đã trình bày về "Pháp luật Quốc tế và Thực thi pháp luật trên biển", "Các kỹ thuật dự đoán và Xử lý vật trôi dạt trên biển" cho các học viên Cảnh sát biển Việt Nam.Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát biển nước bạn cũng chia sẻ, trao đổi thêm về các kinh nghiệm, kỹ thuật chế ngự tội phạm.Đặc thù của Biển Đông là nơi xảy ra nhiều thiên tai, mưa bão nên khả năng xuất hiện các sự cố là khá thường xuyên.Bên cạnh đó, do nhu cầu ngày càng tăng trong giao thông hàng hóa thương mại lẫn con người, số lượng tội phạm biển cũng tăng cao trong các năm gần đây. Chính vì vậy, việc xử lý, trấn áp các hành vi như buôn lậu, đánh bắt trộm, khủng bố đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Cùng với dự án vốn vay "Tăng cường năng lực đảm bảo an ninh an toàn trên biển Việt Nam" nhằm cung cấp tàu tuần tra biển, chương trình này sẽ giúp nâng cao năng lực cứu nạn cứu hộ và thực thi pháp luật biển cho Cảnh sát biển Việt NamCác dự án hợp tác của hai nước sẽ góp phần vào việc đảm bảo tự do hàng hải và an ninh an toàn cho lãnh hải Việt Nam, đóng góp vào mục tiêu SDGs (Mục tiêu phát triển bền vững) số 14 và 16, tạo nên một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.Việt – Nhật tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòngNgày 22-25/11 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm cấp cao đến Nhật Bản. Ông Phạm Minh Chính cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Nhật kể từ khi Thủ tướng Kishida Fumio lên nắm quyền lãnh đạo nội các từ đầu tháng 10.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ đón, hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy, quan trọng và lâu dài.Người đứng đầu Chính phủ đã đưa ra một số đề xuất cụ thể về thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có kết nối kinh tế, phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, chuỗi cung ứng, hợp tác đầu tư, thương mại, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu, tiếp nhận thực tập sinh,…Về phần mình, Thủ tướng Kishida Fumio nhấn mạnh, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn diện Việt Nam trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19.Cũng trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Nhật Bản đã cho biết sẽ hỗ trợ bổ sung 1,5 triệu liều vaccine Covid-19 cho Chính phủ Việt Nam.Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ vaccine và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế khác cho Việt Nam. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu và sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.Lãnh đạo hai nước cũng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ trang bị quốc phòng, quân y, an ninh mạng; sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển,…Hai bên cùng hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2023, xem xét mở lại đường bay thương mại, triển khai Hộ chiếu vaccine.Khẳng định cộng đồng người Việt có vai trò quan trọng với kinh tế - xã hội Nhật Bản, Thủ tướng Kishida nhất trí cùng Việt Nam hợp tác và mở rộng tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật, cũng như cải thiện môi trường, điều kiện sinh sống và an sinh xã hội cho thực tập sinh và lưu học sinh Việt Nam.Lãnh đạo hai phía cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).Hai Thủ tướng chia sẻ quan điểm về vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố chung về ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã ra Tuyên bố chung "Hướng tới một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì Hoà bình và Thịnh vượng ở châu Á".Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi: Việt Nam và Nhật bản ở cùng thuyềnTrước đó, ngày 10-12/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của ông Nobuo Kishi trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Một năm trước, Việt Nam cũng là điểm đến đầu tiên mà cựu Thủ tướng Suga Yoshihide chọn sau khi nhậm chức.Trong bài phát biểu tại Hà Nội, Bộ trưởng Kishi khẳng định Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản và cần hai phía cần cùng nhau làm việc về các vấn đề an ninh khu vực trong tình hình mới.Theo ông, hai nước có chung những nguyên tắc phổ quát về quan hệ quốc tế mà một trong số đó là thượng tôn luật pháp trên biển. Ông Kishi khẳng định, nền tảng lâu đời cho sự thịnh vượng là các vùng biển tự do và rộng mở.Bày tỏ quan ngại về những xung đột gần đây trên biển Đông và biển Hoa Đông, ông Nobuo Kishi nhấn mạnh, Nhật Bản “cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cưỡng ép và bất kỳ hoạt động nào làm tăng căng thẳng, đồng thời chia sẻ quan ngại với Việt Nam”.Ông cho rằng, các nước cần hợp tác cùng nhau để duy trì và củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tự do và cởi mở.Việt Nam và Nhật Bản ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ quốc phòngCũng trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Nobuo Kishi, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận quan trọng về việc chuyển giao trang bị và công nghệ quốc phòng.Theo đó, tại lễ đón và hội đàm của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, hai phía đã ký kết “Thỏa thuận chuyển giao thiết bị, công nghệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản”.Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp để sớm ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quân y và an ninh mạng.Lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước nhất trí hợp tác chặt chẽ trong việc triển khai các chương trình hợp tác trong các cơ chế đa phương, khu vực, đặc biệt là ARF (Diễn đàn khu vực ASEAN), ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng) và hợp tác an ninh mạng giữa các cơ quan quốc phòng Nhật Bản - ASEAN.Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Nobuo Kishi đã tái khẳng định sự cần thiết của việc tuân thủ Luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và trao đổi về kinh nghiệm phòng chống Covid-19 của Quân đội mỗi nước.Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các hoạt động và hợp tác đa phương, đóng góp vào hòa bình và ổn định, phát triển của khu vực cũng như trên thế giới.Hôm 24/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tiếp tục nhất trí đẩy mạnh tham vấn chuyển giao trang bị quốc phòng, bao gồm tàu hải quân và thiết bị liên quan (dựa trên Thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng được ký tháng 9/2021).Phía Nhật cũng sẽ cử một số sĩ quan Lực lượng phòng vệ mặt đất sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.Trước đó, hai phía đã ký kết hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương vào tháng 10/2011.Đến tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản ký tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng hướng tới thập niên tiếp theo.
https://kevesko.vn/20211209/tu-lenh-le-quang-dao-canh-sat-bien-viet-nam-san-sang-hop-tac-vi-hoa-binh-12799473.html
https://kevesko.vn/20211124/nhat-ban-se-chuyen-giao-tau-hai-quan-cho-viet-nam-12608769.html
https://kevesko.vn/20211122/tiem-nang-trong-cuoc-gap-mat-giua-2-tan-thu-tuong-viet-nam---nhat-ban-12561542.html
https://kevesko.vn/20210913/viet-nam-mua-vu-khi-gi-cua-nhat-ban-11068466.html
https://kevesko.vn/20211118/vi-sao-luc-luong-phong-ve-nhat-ban-tham-gia-tap-tran-hai-quan-o-bien-dong-12533492.html
https://kevesko.vn/20210603/viet-nam--nhat-ban-tang-hop-tac-quan-y-va-som-chuyen-giao-cong-nghe-quoc-phong-10596721.html
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/273/91/2739136_183:0:2912:2047_1920x0_80_0_0_289de8afcf3b7df739ce9180aacfebd2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, cảnh sát biển việt nam, quân sự, quốc phòng, an ninh quốc phòng, nhật bản
việt nam, cảnh sát biển việt nam, quân sự, quốc phòng, an ninh quốc phòng, nhật bản
Lớp đào tạo nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác kỹ thuật phi dự án "Đào tạo tăng cường năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam". Dự kiến sẽ có 10 học viên là cán bộ thuộc Cảnh sát biển Việt Nam.
Tăng cường năng lực an ninh trên biển cho Việt Nam
Bằng hình thức hội thảo trực tuyến, Cảnh sát biển Nhật Bản đã trình bày về "Pháp luật Quốc tế và Thực thi pháp luật trên biển", "Các kỹ thuật dự đoán và Xử lý vật trôi dạt trên biển" cho các học viên
Cảnh sát biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát biển nước bạn cũng chia sẻ, trao đổi thêm về các kinh nghiệm, kỹ thuật chế ngự tội phạm.
9 Tháng Mười Hai 2021, 15:25
Đặc thù của Biển Đông là nơi xảy ra nhiều thiên tai, mưa bão nên khả năng xuất hiện các sự cố là khá thường xuyên.
Bên cạnh đó, do nhu cầu ngày càng tăng trong giao thông hàng hóa thương mại lẫn con người, số lượng tội phạm biển cũng tăng cao trong các năm gần đây. Chính vì vậy, việc xử lý, trấn áp các hành vi như buôn lậu, đánh bắt trộm, khủng bố đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cùng với dự án vốn vay "Tăng cường năng lực đảm bảo an ninh an toàn trên biển Việt Nam" nhằm cung cấp tàu tuần tra biển, chương trình này sẽ giúp nâng cao năng lực cứu nạn cứu hộ và thực thi pháp luật biển cho Cảnh sát biển Việt Nam
Các dự án hợp tác của hai nước sẽ góp phần vào việc đảm bảo tự do hàng hải và an ninh an toàn cho lãnh hải Việt Nam, đóng góp vào mục tiêu SDGs (Mục tiêu phát triển bền vững) số 14 và 16, tạo nên một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Việt – Nhật tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng
Ngày 22-25/11 vừa qua,
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến thăm cấp cao đến Nhật Bản. Ông Phạm Minh Chính cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Nhật kể từ khi Thủ tướng Kishida Fumio lên nắm quyền lãnh đạo nội các từ đầu tháng 10.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ đón, hội đàm và dự chiêu đãi của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác chiến lược tin cậy, quan trọng và lâu dài.
Người đứng đầu Chính phủ đã đưa ra một số đề xuất cụ thể về thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có kết nối kinh tế, phát triển nhân lực, khoa học công nghệ, chuỗi cung ứng, hợp tác đầu tư, thương mại, cơ sở hạ tầng, biến đổi khí hậu, tiếp nhận thực tập sinh,…
Về phần mình, Thủ tướng Kishida Fumio nhấn mạnh, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ toàn diện Việt Nam trong công cuộc
phòng chống dịch Covid-19.
Cũng trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Nhật Bản đã cho biết sẽ hỗ trợ bổ sung 1,5 triệu liều vaccine Covid-19 cho Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn Nhật Bản đã hỗ trợ vaccine và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế khác cho Việt Nam. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong nghiên cứu và sản xuất vaccine và thuốc điều trị Covid-19.
24 Tháng Mười Một 2021, 20:19
Lãnh đạo hai nước cũng thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ trang bị quốc phòng, quân y, an ninh mạng; sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam; thúc đẩy hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển,…
Hai bên cùng hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2023, xem xét mở lại đường bay thương mại, triển khai Hộ chiếu vaccine.
Khẳng định cộng đồng người Việt có vai trò quan trọng với kinh tế - xã hội Nhật Bản, Thủ tướng Kishida nhất trí cùng Việt Nam hợp tác và mở rộng tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật, cũng như cải thiện môi trường, điều kiện sinh sống và an sinh xã hội cho thực tập sinh và lưu học sinh Việt Nam.
Lãnh đạo hai phía cũng nhất trí phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (
CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Hai Thủ tướng chia sẻ quan điểm về vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Tuyên bố chung về ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã ra Tuyên bố chung "Hướng tới một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì Hoà bình và Thịnh vượng ở châu Á".
22 Tháng Mười Một 2021, 07:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi: Việt Nam và Nhật bản ở cùng thuyền
Trước đó, ngày 10-12/9,
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang.
Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của ông Nobuo Kishi trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản. Một năm trước, Việt Nam cũng là điểm đến đầu tiên mà cựu Thủ tướng Suga Yoshihide chọn sau khi nhậm chức.
Trong bài phát biểu tại Hà Nội, Bộ trưởng Kishi khẳng định Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản và cần hai phía cần cùng nhau làm việc về các vấn đề an ninh khu vực trong tình hình mới.
"Đối với Nhật Bản, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia quan trọng mà chúng tôi ở trên cùng chiếc thuyền", lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh.
13 Tháng Chín 2021, 15:13
Theo ông, hai nước có chung những nguyên tắc phổ quát về quan hệ quốc tế mà một trong số đó là thượng tôn luật pháp trên biển. Ông Kishi khẳng định, nền tảng lâu đời cho sự thịnh vượng là các vùng biển tự do và rộng mở.
"Hiện chúng ta đang phải đối mặt với một thực tế nghiêm trọng chưa từng có, kể cả trong lĩnh vực an ninh, bên cạnh những khó khăn trong việc đối phó với Covid-19", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố.
Bày tỏ quan ngại về những xung đột gần đây trên
biển Đông và biển Hoa Đông, ông Nobuo Kishi nhấn mạnh, Nhật Bản “cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cưỡng ép và bất kỳ hoạt động nào làm tăng căng thẳng, đồng thời chia sẻ quan ngại với Việt Nam”.
Ông cho rằng, các nước cần hợp tác cùng nhau để duy trì và củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, tự do và cởi mở.
18 Tháng Mười Một 2021, 18:42
Việt Nam và Nhật Bản ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ quốc phòng
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Nobuo Kishi, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết thỏa thuận quan trọng về việc chuyển giao trang bị và công nghệ quốc phòng.
Theo đó, tại lễ đón và hội đàm của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, hai phía đã ký kết “Thỏa thuận chuyển giao thiết bị, công nghệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản”.
Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp để sớm ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quân y và an ninh mạng.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước nhất trí hợp tác chặt chẽ trong việc triển khai các chương trình hợp tác trong các cơ chế đa phương, khu vực, đặc biệt là ARF (Diễn đàn khu vực ASEAN), ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng) và hợp tác an ninh mạng giữa các cơ quan quốc phòng
Nhật Bản - ASEAN.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Nobuo Kishi đã tái khẳng định sự cần thiết của việc tuân thủ Luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) và trao đổi về kinh nghiệm phòng chống Covid-19 của Quân đội mỗi nước.
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy các hoạt động và hợp tác đa phương, đóng góp vào hòa bình và ổn định, phát triển của khu vực cũng như trên thế giới.
Hôm 24/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tiếp tục nhất trí đẩy mạnh tham vấn chuyển giao trang bị quốc phòng, bao gồm tàu hải quân và thiết bị liên quan (dựa trên Thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng được ký tháng 9/2021).
Phía Nhật cũng sẽ cử một số sĩ quan Lực lượng phòng vệ mặt đất sang Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cho
Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.
Trước đó, hai phía đã ký kết hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương vào tháng 10/2011.
Đến tháng 4/2018, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Nhật Bản ký tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng hướng tới thập niên tiếp theo.