Số ‘đồng chí bị lộ’ năm 2021: Củi tươi, củi khô và ‘lò’ của Tổng Bí thư vẫn cháy rực

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNToàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2021
Đăng ký
Năm 2021, có bao nhiêu ‘đồng chí bị lộ’? Những cán bộ, đảng viên, ‘củi khô, củi tươi’, quan lớn, quan bé, đương chức, về hưu nào đã ‘vào lò’ thiêu tham nhũng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương?
Có thể khẳng định, việc Việt Nam đã xử lý kỷ luật hàng loạt lãnh đạo cấp cao lực lượng Cảnh sát Biển, Bộ Y tế, quan chức các tỉnh, thành, kể cả những ‘sếp to, sếp nhỏ’ về hưu, tưởng chừng như đã hạ cánh an toàn cho thấy quyết tâm chống tham nhũng tiêu cực ngày càng mạnh mẽ, thiết thực, “không vùng cấm, không ngoại lệ, không đóng cửa bảo nhau”.

Cuộc thanh lọc Cảnh sát Biển ‘chưa từng có trong lịch sử’

Năm 2021, lần đầu tiên tại Việt Nam có cuộc thanh lọc, “thay máu” hàng ngũ Cảnh sát Biển ‘vô tiền khoáng hậu’.
Lần đầu tiên trong lịch sử Quân đội Việt Nam từ năm 1944 đến nay, và suốt trong chỉ 23 năm hình thành, xây dựng và phát triển của lực lượng Cảnh sát Biển, Việt Nam phải kỷ luật số lượng tướng lĩnh cao cấp nhiều như vậy.
Hai tướng bị khai trừ Đảng, 7 tướng lĩnh khác bị cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng và nhiều người bị xóa tư cách nguyên lãnh đạo lực lượng Cảnh sát Biển vì đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, quy chế làm việc, quy định của Quân ủy Trung ương.
Cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư hôm 1/10, qua đó thi hành kỷ luật hàng loạt tướng lĩnh chỉ huy cấp cao nhất của Cảnh sát Biển Việt Nam.
Ban Bí thư nhất trí cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Người được Chính phủ bổ nhiệm làm Tư lệnh Cảnh sát Biển thay ông Sơn là Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng).
© Ảnh : TTXVNTrung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Cựu Tư lệnh Cảnh sát Biển Nguyễn Văn Sơn được xác định chịu trách nhiệm chính và trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc.
“Bản thân (Trung tướng Nguyễn Văn Sơn) đã suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc khi ký ban hành một số văn bản quan trọng trong công tác trọng yếu; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiệp vụ và pháp luật, để xảy ra việc xử lý một số vi phạm không đúng quy định, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm”, Ban Bí thư lưu ý.
Ngoài cảnh cáo Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát Biển nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Bí thư ra quyết định khai trừ Đảng đối với Thiếu tướng Lê Xuân Thanh (Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3), Thiếu tướng Lê Văn Minh (Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4).
Việt Nam cũng cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Trung tướng Hoàng Văn Đồng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy; Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Chính uỷ; Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng; Thiếu tướng Trần Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh, Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, nguyên Đảng uỷ viên, nguyên Phó Tư lệnh; Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp (Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 2).
Trung ương cho rằng, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, Quy chế làm việc, Quy định của Quân ủy Trung ương, để nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cả các Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh, Phó Tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trực thuộc suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Đáng chú ý, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc có nhiều vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính.
Các cựu lãnh đạo cấp cao lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam đã thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị kỹ thuật, vật tư, hàng hóa, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
© Ảnh : General Department of Vietnam CustomsNguyễn Quang Đạm.
Nguyễn Quang Đạm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Nguyễn Quang Đạm.
Trước đó, các nguyên Tư lệnh Cảnh sát Biển như Trung tướng Nguyễn Quang Đạm bị kỷ luật cảnh cáo, khiển trách Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1 bị khiển trách, Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển cũng bị cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng. Đại tá Phùng Danh Thoại, Trưởng Phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Thiếu tá Lưu Thế Đức, Phó Đoàn Trưởng Đoàn Trinh sát số 2 bị khai trừ ra khỏi Đảng.
“Những vi phạm này làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức đảng, hình ảnh của Cảnh sát biển và Quân đội nhân dân Việt Nam, gây bức xúc dư luận xã hội, đến mức phải thi hành kỷ luật nghiêm theo quy định của Đảng”, Ban Bí thư nhấn mạnh.
Ngay sau đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng rút kinh nghiệm, chấn chỉnh hoạt động tổ chức, củng cố nhân sự chủ chốt lực lượng Cảnh sát Biển. Ngoài Tư lệnh Lê Quang Đạo, Chính phủ công bố loạt quyết định bổ nhiệm các Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam như điều động, bổ nhiệm đồng chí Đại tá Lê Đình Cường, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng) giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Đại tá Đàm Xuân Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân (Bộ Quốc phòng) giữ chức Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. Đại tá Vũ Trung Kiên, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng giữ chức Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát Biển.
Đại tá Trần Văn Xuân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị, giữ chức Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.

Loạt quan chức Việt Nam bị kỷ luật

Trong năm 2021, Việt Nam đã thi hành kỷ luật bằng nhiều hình thức khác nhau đối với các cán bộ được xác định có sai phạm trong công tác quản lý. Nhiều người trong số đó bị cách chức, thậm chí khởi tố hình sự.

Khai trừ Đảng ông Vũ Huy Hoàng

Hôm 6/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Từ đầu năm 2017, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật tại Quyết định số 388-QĐNS/TW ngày 3/11/2016.
© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Vũ Huy Hoàng
Ông Vũ Huy Hoàng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Ông Vũ Huy Hoàng
Ngày 29/4/2021, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Vũ Huy Hoàng 11 năm tù về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” liên quan đến vụ án xảy ra tại Sabeco.
Ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương, bà Hồ Thị Kim Thoa (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương, (đã bỏ trốn) và thuộc cấp đã có ý kiến chỉ đạo về việc Sabeco góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để thành lập liên doanh Sabeco Pearl đầu tư thực hiện dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê tại khu đất trên.
Các hành vi trên dẫn tới hậu quả quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng bị chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát số tiền hơn 2.700 tỷ đồng.

Bắt 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa

Hôm 8/6/2021, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Chiến Thắng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2011-2016.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa cũng quyết định khởi tố bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo quy định tại Điều 229 BLHS, lệnh khám xét chỗ ở và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Lê Đức Vinh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2016-2021.
Cựu Chủ tịch Khánh Hòa Lê Đức Vinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2021
Hai cựu Chủ tịch Khánh Hòa Lê Đức Vinh, Nguyễn Chiến Thắng bị bắt
Cả hai cựu Chủ tịch Khánh Hòa bị bắt và khởi tố trong vụ án hình sự vi phạm quy định về quản lý theo khoản 3, Điều 229 BLHS xảy ra tại dự án Sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung thuộc khu vực núi Chín Khúc, tỉnh Khánh Hòa.

Kỷ luật khiển trách 3 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Mới đây, ba cán bộ nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa bị Thủ tướng Phạm Minh Chính ra quyết định kỷ luật khiển trách, do đã có những vi phạm trong quá trình công tác.
Ba cán bộ đó là các ông bà: Nguyễn Văn Thành, Đặng Huy Hậu và Vũ Thị Thu Thủy. Cả 3 người đều có nhiệm kỳ công tác trong giai đoạn 2016-2021 và vừa qua đều đã bị kỷ luật về mặt Đảng.
Liên quan vụ án Phan Sào Nam (ra tù trước hạn), cơ quan chức năng đã kiểm tra, làm rõ các sai phạm, tiêu cực, xử lý và yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với 9 tập thể, 29 cá nhân.
Tòa án - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Phan Sào Nam ra tù sớm, lãnh đạo TAND Quảng Ninh bị kỷ luật Đảng, thế là xong?
Hồi tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban cán sự Đảng TAND tỉnh Quảng Ninh các nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020 - 2025.
Những cán bộ bị liên quan bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, gồm: Ông Hoàng Văn Tiền, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TAND tỉnh Quảng Ninh; bà Phạm Thị Hương Giang, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh án TAND tỉnh; ông Nguyễn Trí Chinh, Phó Chánh án TAND tỉnh; bà Nguyễn Thúy Hằng, Bí thư Chi bộ, Chánh tòa dân sự; bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Trưởng Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Tiếp đó, 4 cán bộ Công an tỉnh Phú Thọ cũng bị kỷ luật vì tha tù sớm cho Phan Sào Nam. Cụ thể, Tỉnh ủy Phú Thọ đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với đại tá Đào Văn Lý, Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng, Phó Thủ trưởng Thường trực Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh; Thượng tá Hoàng Phương Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Công an huyện Hạ Hòa (nguyên Chi ủy viên nhiệm kỳ 2020-2021, nguyên Phó Trưởng phòng, nguyên Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh).
Đại tá Nguyễn Văn Trường, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ và thượng tá Thạch Văn Thắng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ cùng bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Khởi tố hình sự với Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương

Hôm 18/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 và một số cán bộ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Dương.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm Quy chế làm việc, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh, các sở, ngành và tổ chức Đảng, đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng tại Tổng Công ty 3/2, thất thoát lớn ngân sách Nhà nước.
© Ảnh : TTXVNÔng Trần Văn Nam.
Ông Trần Văn Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Ông Trần Văn Nam.
Cá nhân ông Trần Văn Nam, với cương vị là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khoá XIV, chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Ông Trần Văn Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ và vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Đảng, Nhà nước tại Tổng Công ty 3/2, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát; chỉ đạo hợp thức hoá tài liệu để che giấu vi phạm; gây thất thoát lớn tài sản, ngân sách của Đảng, Nhà nước và nhiều cán bộ, đảng viên của tỉnh vi phạm kỷ luật Đảng, bị khởi tố hình sự.
Cuối tháng 7/2021, sau khi bị kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong Đảng trong ba nhiệm kỳ gần nhất, ông Trần Văn Nam, cựu Bí thư Bình Dương, bị bắt và khởi tố.
Сòng tay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2021
Vụ ông Trần Văn Nam: Bắt cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính Bình Dương
Cùng với đó, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020 bằng hình thức cảnh cáo. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016 - 2021 bằng hình thức cảnh cáo.
Ngoài ra, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Phạm Văn Cành và Trần Thanh Liêm; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng các nhiệm kỳ 2010 - 2015, 2015 - 2020, 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Trúc và Trần Xuân Lâm.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2016-2021 đối với ông Trần Thanh Liêm.
Ông Liêm được xác định đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình công tác và đã bị Ban Bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngày 30/6/2021, Cơ quan CSĐT bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét đối với ông Trần Thanh Liêm và 5 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Tổng Công ty 3/2).
Trong số 5 bị can cùng bị khởi tố với ông Liêm, còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương Phạm Văn Cành và các cán bộ khác của tỉnh Bình Dương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự buổi tiếp xúc cử tri - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng”

Cảnh cáo nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng

Ngày 19/10 vừa qua, Phó thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh cũng đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Thế Hùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Theo đó, ông Hùng bị cảnh cáo do đã có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thời gian công tác.
Trước đó, ngày 9/8, Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về mặt Đảng đối với ông Nguyễn Thế Hùng.

Nỗi đau ngành y tế: Xử một vụ, cảnh tỉnh cả một lĩnh vực

Ngày 19/11, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Cục trưởng cục Quản lý Dược.
Hôm 10/12, ông Cường chính thức bị bắt sau khi Bộ Công an quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn. Trước đó, ông Trương Quốc Cường đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, do được xác định có trách nhiệm trong vụ 7 loại thuốc giả nhãn mác nhập về Việt Nam, gây thiệt hại 50,6 tỷ đồng.
© Ảnh : TTXVNBị can Trương Quốc Cường
Bị can Trương Quốc Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Bị can Trương Quốc Cường
Đến ngày 10/12, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp bắt tạm giam đối với ông Trương Quốc Cường để phục vụ công tác truy tố và xét xử. Trước đó, ông Cường bị áp dụng biện pháp “cấm đi khỏi nơi cư trú”.
Ngoài ông Trương Quốc Cường, Bộ Chính trị cũng thi hành quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo với bà Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.
© Ảnh : TTXVN - Lại Minh ĐôngĐề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2021
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Bà Tiến được xác định là người chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 và Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế nhiệm kỳ 2015-2020.
Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến sau đó bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đảm nhận chức vụ này.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã quyết định thi hành kỷ luật khiển trách Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Vũ Tuấn Cường, Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia Nguyễn Chí Dũng.
Trước đó, các ông Nguyễn Quang Tuấn, nguyên ĐBQH, Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, Nguyễn Quốc Anh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Bạch Mai, Nguyễn Ngọc Hiền, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai bị khai trừ ra khỏi Đảng theo Quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Thuốc đựng trong hộp nhựa - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2021
Vụ thuốc giả tại VN Pharma: Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược tiếp tục bị đề nghị truy tố
Cơ quan chức năng của Việt Nam nhấn mạnh, để xảy ra hàng loạt vụ án lớn từ VN Pharma, CDC Hà Nội, các vụ án nâng khống giá, vi phạm quy định về đấu thầu như xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP.HCM, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai… hay Cục Quản lý Dược vừa qua, Bộ Y tế có trách nhiệm lớn với tư cách, vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Cán sự Đảng, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Y tế chỉ đạo khắc phục các vi phạm khuyết điểm, kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật đối với các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan.
Đại diện Bộ Công an khi đánh giá về các vụ án sai phạm đã xảy ra tại Bộ Y tế cho biết, hầu hết đều là yếu tố tư lợi, biểu hiện của tham ô, tham nhũng, không phải vì cơ chế mà do “lách luật”.
Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động vi phạm liên quan đến đấu thầu, mua sắm các thiết bị y tế diễn ra rất phức tạp, các vụ vi phạm xảy ra các bệnh viện lớn đã được lực lượng Công an phát hiện, khởi tố và điều tra.
“Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị chức năng quán triệt quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư là phát hiện 1 vụ cảnh tỉnh cả vùng. Trong đó, Công an các đơn vị, địa phương cũng đã chủ động nắm tình hình, nhận diện vi phạm, lựa chọn các khâu đột phá để kiên quyết đấu tranh, xử lý triệt để các hành vi vi phạm, có tác dụng cảnh tỉnh răn đe cả lĩnh vực”, Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Khởi tố bị can, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
Việt Nam khởi tố, khai trừ khỏi Đảng nhiều lãnh đạo ngành y tế
Điển hình là một số vụ như sai phạm tại CDC Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Sở Y tế Hà Tĩnh, Sở Y tế Cần Thơ, Sơn La… Qua đấu tranh, hiện nay các đối tượng đều đã thừa nhận hành vi phạm tội. Bộ Công an sẽ đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, sớm kết luận để đưa ra truy tố các bị can trước pháp luật.
“Bộ Công an cũng đã chỉ đạo Công an các địa phương tập trung lực lượng, phương tiện triển khai các biện pháp để phòng ngừa, đấu tranh, xử lý những vi phạm về các lĩnh vực, nhất là y tế như thuốc, vật tư y tế, thậm chí có cả vaccine”, Đại tướng Tô Lâm nêu rõ.
Như Sputnik thông tin trước đó, tại Việt Nam, công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực ngày càng được đẩy mạnh. Theo số liệu thống kê từ được công bố tại Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng hôm 9/12 vừa qua, tính từ tháng 2/2013 đến cuối năm 2020, đã có 14.300 vụ với 24.410 bị can bị khởi tố, điều tra, hơn 11.700 vụ với 22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ bị xét xử sơ thẩm, và có 25.104 đảng viên suy thoái, có biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ đã bị kỷ luật trong 5 năm qua bị thi hành kỷ luật Đảng, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Đặc biệt, đây mới chỉ là số “những đồng chí bị lộ”.
Vậy nên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đảng phải tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ, nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, đủ sức để lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала