‘Biệt dược’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

© Ảnh : Trí Dũng –TTXVNTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ trao tặng Giải thưởng Lê-nin
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ trao tặng Giải thưởng Lê-nin - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.01.2022
Đăng ký
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vừa có những phát biểu đáng chú ý về tình hình chính trị, xã hội, công tác chỉnh đốn Đảng của Việt Nam thời gian qua cũng như trong năm 2022.
Trong đó, bàn về công cuộc phòng chống tham nhũng (chiến dịch ‘đốt lò’ của Tổng Bí thư mà người dân Việt Nam vô cùng kỳ vọng), đồng chí Nguyễn Phú Trọng đề cập đến những ‘biệt dược’ giúp giữ chặt kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

‘Biệt dược’

Ngày đầu Năm Mới 2022, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có những chia sẻ đặc biệt về nhiều nội dung hệ trọng, liên quan đến quá trình phát triển, phồn thịnh của đất nước, công tác phòng chống tham nhũng, xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Trong đó, bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng - công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm khi đụng chạm trên nhiều lĩnh vực, cuộc chiến ‘trường kỳ’ đòi hỏi sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Tổng Bí thư nhắc đến khái niệm ‘biệt dược’.
Thực tế, khái niệm ‘biệt dược’ theo cách nói của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam không mới, vốn đã được chính Tổng Bí thư đề cập từ Hội nghị cán bộ toàn quốc quán triệt, triển khai Kết luận và Quy định của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng (như Sputnik đã đưa tin ngày 9/12/2021).
Tổng thống Nga Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Tổng thống Putin chúc Tết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ở sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng này, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ ra, chính những ‘biệt dược’ – các quy định chống hành vi suy thoái tư tưởng, chính trị đạo đức, lối sống, hay các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định cao, nhất là pháp luật về cán bộ, công chức, thi đua khen thưởng, phê bình, tự phê bình, nâng cao chất lượng đảng viên.
Bước vào nhiệm kỳ mới sau Đại hội XIII, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định trong cuộc chia sẻ với TTXVN cho biết, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng là một yêu cầu quan trọng gắn liền với sự phát triển của Đảng, của dân tộc Việt Nam.
“Nhất là từ khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như: Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII); Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII)”, Tổng Bí thư điểm lại.
Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trong 3 nhiệm kỳ gần nhất – tức khóa XI, XII, XIII vừa qua - các Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều bàn và ban hành những nghị quyết, kết luận hết sức quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
“Lần sau sâu sắc, toàn diện và cụ thể, rõ ràng hơn so với lần trước, đã tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, được nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ”, Tổng Bí thư nói.
Điều này, theo nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, đã góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Trung Quốc muốn cấm tất cả các phương tiện truyền thông không do Đảng Cộng sản tài trợ
Tuy nhiên, người đứng đầu Đảng Cộng sản cũng thừa nhận, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng còn những tồn tại, hạn chế.
Theo đó, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nhiều đảng viên chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu.
“Đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm, thiếu tu dưỡng và rèn luyện, dẫn đến suy thoái biến chất, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, đến mức phải xử lý kỷ luật, xử lý hình sự”, Tổng Bí thư chỉ rõ.

Tiếp tục ‘đốt lò’ thiêu tham nhũng, tiêu cực

Công cuộc ‘đốt lò’, phòng chống tham nhũng của Việt Nam chưa bao giờ mạnh mẽ, quyết liệt đến thế, như dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, báo cáo tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hồi tháng 11/2021 cho thấy, từ tháng 1/2021-11/2021, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra, xử lý kỷ luật và kiến nghị, yêu cầu xử lý kỷ luật 12 tổ chức đảng và 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý liên quan đến các vụ án, vụ việc Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo (trong đó có 3 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 2 Thứ trưởng, 1 nguyên Chủ tịch tỉnh, 1 nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy, 13 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang Quân đội, Công an.
Cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã kiểm tra, làm rõ các sai phạm, tiêu cực, xử lý và yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với 9 tập thể, 29 cá nhân có liên quan đến việc giảm chấp hành hình phạt tù trước thời hạn cho Phan Sào Nam. Nguyên dàn lãnh đạo Cảnh sát Biển Việt Nam bị thay thế.
Đường phố Hà Nội trang hoàng chào mừng Đại hội ĐCSVN lần thứ 13  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2021
Tham nhũng vẫn đe dọa sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ
Trong khi đó, chiến dịch “đốt lò” dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mang lại những tín hiệu tích cực, ghi nhận chuyển biến rõ rệt trong công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.
Tính từ tháng 2/2013 đến cuối năm 2020, đã có 14.300 vụ với 24.410 bị can bị khởi tố, điều tra, hơn 11.700 vụ với 22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ bị xét xử sơ thẩm, và có 25.104 đảng viên suy thoái, có biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ đã bị kỷ luật trong 5 năm qua bị thi hành kỷ luật Đảng, trong đó có hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Đặc biệt, những con số này vẫn chưa dừng lại khi vừa qua có thêm hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo Bộ Y tế, quan chức địa phương “tiếp tục nhúng chàm”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn, nặng nề, đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải tiếp tục nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ.

“Phải làm sao để thực sự "là đạo đức là văn minh", đủ sức lãnh đạo công cuộc xây dựng, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn”, Tổng Bí thư nói.

Do đó, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng của các Nghị quyết Trung ương trước đây, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã được ban hành nhằm đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Theo nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, điểm mới nổi bật của Kết luận Trung ương 4 lần này là thực hiện đồng bộ giữa xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị; giữa xây dựng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân, không chỉ ngăn chặn, mà từng bước đẩy lùi, xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực, những biểu hiện suy thoái, biến chất trong cán bộ, đảng viên.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu khai mạc, chỉ đạo Hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2021
Ban Bí thư tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Kết luận Trung ương 4 lần này đã mở rộng phạm vi, không chỉ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, mà còn bao gồm cả xây dựng hệ thống chính trị. Theo Tổng Bí thư, không chỉ đối với đảng viên và các cấp ủy, tổ chức đảng, mà còn mở rộng ra đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị.
“Nhất là ở các cơ quan thực thi pháp luật, những đối tượng có chức, có quyền, những nơi có nhiều đặc quyền, đặc lợi, kể cả các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng nói.
Đồng thời, bổ sung, làm rõ hơn hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", "tiêu cực" sát hợp với tình hình mới.
Cùng với Kết luận Trung ương 4 khóa XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung, hoàn thiện, ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như: Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm, thay thế Quy định số 47-QĐ/TW trước đây; Quy định số 41-QĐ/TW về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ, đảng viên có sai phạm…
“Đây là những quy định được ví như những "biệt dược" giúp chúng ta phòng, chống, ngăn ngừa và đặc trị các loại bệnh tật phát sinh trong cơ thể của Đảng và hệ thống chính trị, giúp cho cán bộ, đảng viên tăng cường sức đề kháng, không bị tha hóa, biến chất, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

“Mới chỉ là bước mở đầu”

Tiếp nối thành công của Đại hội XIII của Đảng, trong năm 2022, việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng được cả hệ thống chính trị tập trung, chú ý.
Theo Tổng Bí thư, Đại hội XIII của Đảng đã hội tụ uy tín của Đảng, tầm nhìn và khát vọng của dân tộc, niềm tin của nhân dân, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Tàu khu trục Bayern. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Biển Đông
Điều tàu chiến đến Biển Đông, chính phủ mới của Đức cho thấy thay đổi trong đường hướng chính sách
Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đất nước cho 5 - 10 năm tới và đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“Nhưng không phải Đại hội bế mạc là coi như xong. Đây mới chỉ là bước mở đầu, có biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không, có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho nhân dân hay không, đó mới là thành công thực tế của Đại hội”, đồng chí Nguyễn Phú Trọng lưu ý.
Cho nên, theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội là công việc hết sức hệ trọng, phải được thực hiện rất nghiêm túc, quyết liệt, bài bản.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng điểm lại, ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XV đã tổ chức 2 kỳ họp; Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành Nội chính, Văn hóa, xây dựng Đảng, Đối ngoại đã lần lượt tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 77 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Công an là ‘thanh bảo kiếm’ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân
Trong đó, tất cả các hội nghị đều được chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, bài bản, thể hiện phương thức, cách làm mới, khoa học, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
“Tất cả theo đúng tinh thần ‘tiền hô hậu ủng’, ‘nhất hô bá ứng’, ‘trên dưới đồng lòng’ và dọc ngang thông suốt”, ông Nguyễn Phú Trọng nói.
Cùng với đó, sau các hội nghị này, các cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình.
“Phải làm hết sức thiết thực, tránh hời hợt, hình thức”, lãnh đạo Đảng nhấn mạnh.
Theo Tổng Bí thư, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu phải gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự thống nhất cao trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng sớm đi vào cuộc sống, hướng tới mục tiêu xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng cường thịnh, Nhân dân ngày càng hạnh phúc, Đất nước ngày càng phát triển, phồn vinh, thịnh vượng.

Đồng lòng chiến thắng Covid-19

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, Việt Nam vẫn phải đảm bảo mục tiêu kép – vừa kiểm soát Covid-19 – vừa phục hồi, phát triển kinh tế, nỗ lực thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII.
Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi và chỉ đạo kịp thời với nhiều quyết định cụ thể.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2021
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga gọi cách tiếp cận mới của EU đối với Nga là "Kama Sutra chính trị"
Theo ông Trọng, có ba nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là nhóm vấn đề về các giải pháp phòng, chống dịch. Thứ hai là nhóm vấn đề về bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Tiếp đó là nhóm vấn đề về phục hồi phát triển kinh tế.

“Mặc dù chúng ta còn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song đến nay dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát; mọi mặt của đời sống xã hội và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội... đã dần thích ứng với điều kiện mới”, Tổng Bí thư nói.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá, có được thành quả này phải khẳng định là các công việc được triển khai khá đồng bộ từ Trung ương Đảng đến Quốc hội, Chính phủ và điều quan trọng là các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân cả nước đã chung sức đồng lòng, triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để kiểm soát, ngăn chặn đại dịch và bước đầu đã thu được những kết quả tích cực.
Kinh tế vĩ mô ổn định; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng trên các lĩnh vực; các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, Đại hội lần thứ XIII của Đảng, cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, theo Tổng Bí thư, ‘đều diễn ra an toàn, thành công tốt đẹp’.
Trong năm 2022 cũng như trong thời gian sắp tới, Tổng Bí thư lưu ý, dự báo tình hình sẽ còn diễn biến rất phức tạp, khó lường, đòi hỏi phải chủ động hơn nữa, quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo. Do đó, cần tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực, linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể phòng, chống dịch COVID-19 gắn với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023.
“Tôi tin tưởng rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch COVID-19”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
Cô gái đeo mặt nạ trên nền virus coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2021
Đại dịch COVID-19
WHO cảnh báo nguy cơ xảy ra “sóng thần” COVID-19 do Omicron và Delta
Điều này sẽ góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng, xứng đáng với truyền thống anh hùng vẻ vang của đất nước và dân tộc Việt Nam.
“Nhân dịp Xuân mới - Nhâm Dần, cũng là kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2022), thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала