Trung Quốc lo lắng khi Việt Nam trở thành “miền đất hứa” của Nike và Adidas

© Ảnh : Nguyễn Thảo - TTXVNKhu công nghiệp Thăng Long, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút mới 8 dự án đầu tư hạ tầng
Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2021, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút mới 8 dự án đầu tư hạ tầng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2022
Đăng ký
Truyền thông Trung Quốc bày tỏ lo ngại khi nước này bị Việt Nam vượt mặt để trở thành quốc gia dẫn đầu về sản xuất giày Nike và Adidas.
Bất chấp những khó khăn mà đại dịch Covid-19 mang lại, các chính sách ưu đãi về thuế, độ phủ vaccine cao và chiến lược chung sống an toàn với dịch bệnh đã thu hút các ông lớn trong ngành đồ thể thao đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Truyền thông Trung Quốc lo lắng khi bị Việt Nam vượt mặt

Ngày 5/1, nhiều tờ báo của cả Trung Quốc đại lục lẫn Đài Loan đồng loạt có bài đưa tin cho biết Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia sản xuất giày thể thao Nike nhiều nhất thế giới.
“Ai đang sản xuất giày Nike: Trong 10 năm, Việt Nam đã thay thế Trung Quốc”, trang Đệ Nhất Tài Kinh (Yicai) của Trung Quốc giật tít.
Tác giả bài báo cho rằng, nếu người tiêu dùng Trung Quốc chọn mua một đôi giày thể thao Nike trong các cửa hàng, rất có thể sản phẩm mà họ chọn đã được sản xuất tại Việt Nam.
Trong khi đó, trước năm 2010, Trung Quốc là quốc gia sản xuất các sản phẩm giày Nike lớn nhất thê giới. Nhưng đến hôm nay, hơn một nửa lượng giày Nike đã được chuyển sang sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, một thương hiệu lớn khác là Adidas cũng ở trong tình trạng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất tại Việt Nam.
“Thế lực nào đã đẩy Nike và Adidas từ 'Made in China' thành 'Made in Vietnam'? Trung Quốc đã mất gì trong sự xê dịch to lớn của ngành sản xuất này?”, nhà báo của Yicai đặt câu hỏi.
Cửa hàng Nike ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2021
Nike, Adidas, áo đấu của Cristiano Ronaldo và vị thế kinh tế Việt Nam
Theo tác giả bài viết, chính sách ưu đãi thuế và nhân công giá rẻ đã giúp Việt Nam trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho các ông lớn ngành đồ thể thao.
Về phần mình, hãng tin CNA của Đài Loan dẫn báo cáo tài chính của Nike cho thấy, trong năm 2021, có đến 51% số giày thể thao của Nike được sản xuất tại Việt Nam. Trong khi đó, tỉ lệ sản xuất tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 21%, so với mức 35% vào năm 2006.
Ngay cả một quốc gia Đông Nam Á khác là Indonesia cũng đã vượt mặt Trung Quốc để trở thành nhà sản xuất giày Nike lớn thứ hai vào năm 2020, khi tỉ lệ sản xuất sản phẩm tại quốc gia này đã tăng từ 21% lên 26% trong 15 năm qua.
Theo ý kiến các chuyên gia Trung Quốc, việc dây chuyền sản xuất giày Nike và các thương hiệu sản phẩm thể thao quốc tế dần rút khỏi Trung Quốc sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến ngành sản xuất Trung Quốc.
Việc các ông lớn ngành thể thao chuyển sang tìm kiếm thị trường mới sẽ khiến Trung Quốc mất đi nhiều cơ hội việc làm, những khoản đóng thuế khổng lồ, cũng như môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Chuỗi cung ứng của Nike tại Việt Nam khôi phục sau khi dịch bệnh lắng xuống

Trên thực tế, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Việt Nam đã tác động khá nghiêm trọng đến quy trình sản xuất của Nike. Có những giai đoạn, các nhà cung cấp giày lớn cho Nike tại Việt Nam phải tạm đóng cửa để ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19, từ đó làm gián đoạn chuỗi cung ứng mặt hàng này. Các nhà máy ở Việt Nam mở cửa trở lại vào trung tuần tháng 9 năm 2021.
 Nhân viên y tế bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người đến khám có triệu chứng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2021
Đại dịch COVID-19
Sáng 22/12: Việt Nam ghi nhận hơn 1,16 triệu ca Covid-19 khỏi bệnh, đẩy mạnh tiêm vét tại nhà
Với chiến lược sống an toàn với dịch bệnh mà Chính phủ đã đưa ra, cộng thêm tình trạng phủ vaccine vào mức cao tại Việt Nam, ban lãnh đạo Nike vẫn tin tưởng và lạc quan rằng chuỗi cung sẽ không còn bị gián đoạn. Hoạt động của các nhà máy cung cấp hàng cho Nike tại Việt Nam đã được nối lại bình thường.
Trước đó, bên lề Hội nghị COP26 tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) vào đầu tháng 11/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp Giám đốc phát triển bền vững Noel Kinder của Tập đoàn Nike.
Tại cuộc gặp, ông Noel Kinder cho biết toàn bộ gần 200 nhà máy cung cấp hàng cho Nike ở các địa phương của Việt Nam bị đứt gãy do dịch Covid-19 đã quay trở lại sản xuất.
Thay mặt Tập đoàn Nike, ông Kinder đã bày tỏ cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có những biện pháp hỗ trợ hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Nike khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Dù không sở hữu nhà máy ở Việt Nam, hãng sản xuất giày thể thao nổi tiếng này đã và đang làm việc với rất nhiều nhà máy của 200 nhà cung cấp ở Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала