Cổ Mộc Trấn An Giang, phim trường Trung Quốc ở Việt Nam gây xôn xao

© Ảnh : Facebook / CoMocTranCổ Mộc Trấn
Cổ Mộc Trấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2022
Đăng ký
Ở Việt Nam đang xôn xao về ‘Cổ Mộc Trấn’, một phim phim trường cổ trang gây liên tưởng tới Hoành Điếm, Trung Quốc.
Tỉnh An Giang hiện đang xác minh các thông tin xung quanh Cổ Mộc Trấn, địa điểm check-in, chụp ảnh cổ trang đậm phong cách phim kiếm hiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, phía chủ của Cổ Mộc Trấn khẳng định họ chỉ kinh doanh đơn thuần, tạo địa điểm vui chơi du lịch mới lạ chứ không hề tuyên truyền văn hóa Trung Quốc hay “đầu độc văn hóa” như chỉ trích từ cộng đồng mạng.

‘Hoành Điếm Việt Nam’

Cổ Mộc Trấn, cái tên đang “gây sốt” và thu hút nhiều lượt thảo luận trên các mạng xã hội ở Việt Nam là địa điểm du lịch, phim trường cổ trang mang đậm phong cách Trung Quốc ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Nhiều netizens Việt còn gọi Cổ Mộc Trấn là “ Hoành Điếm Việt Nam”.
Tuy nhiên, Cổ Mộc Trấn khai trương, đi vào hoạt động đã vấp phải sự phản ứng trái chiều từ dư luận chính vì phong cách đặc Trung Quốc của địa điểm này ngay trên chính lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 11/1, Cổ Mộc Trấn khai trương rầm rộ, mời gọi nhiều vlogger, youtuber, cư dân mạng về đây check-in, review địa điểm.
Giai đoạn đầu, cộng đồng mạng tỏ ra hết sức hứng thú với những hình ảnh như thường thấy trên phim trường Hoành Điếm, rộng nhất thế giới, nằm ở Đông Dương, Kim Hoa, Chiết Giang, Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau đó, luồng dư luận trái chiều ngày càng tăng lên. Nhiều người cho rằng, một phim trường cổ trang của Việt Nam nhưng lại làm theo phong cách Trung Quốc, thậm chí là “copy” nguyên bản cổ trang Trung Hoa từ bài trí, trang trí, đến trang phục ngay trên địa phận Việt Nam là điều hết sức nhạy cảm và nên tránh.
Các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam, kèm theo chiếc nón lá cũng của người Việt nhưng được gọi là phong cách Trung Quốc.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2019
Trung Quốc gọi áo dài, nón lá Việt Nam là phong cách Trung Quốc
Nhiều người thậm chí còn tưởng “đây là đang ở bên Trung Quốc, bên Tàu” do ngoài vài dòng chữ tiếng Việt ra thì những thứ còn lại đều mang đậm phong cách Trung Quốc.
“Người Việt Nam có khăn mỏ quạ, khăn đóng, áo tứ thân, áo dài, nhà tranh vách đất, nhà sàn, lò gạch, chứ sao lại đậm chất Tàu như thế”, một bình luận bày tỏ.
Trao đổi với báo chí, bà Huỳnh nguyễn Kim Diệu, người quản lý địa điểm Cổ Mộc Trấn cho hay, ý tưởng xây dựng 1 phim trường Việt Nam mang phong cách cổ trang nhằm để thu hút khách du lịch đến đây check-in vào dịp lễ, tết như Tết Nguyên đán sắp tới.
Mục đích chính khi khai trương và vận hành là để kinh doanh chứ không hề mang màu sắc chính trị, phi văn hóa nào khác, theo bà Diệu.
Theo vị doanh nhân, ý tưởng xây dựng phim trường cổ trang Cổ Mộc Trấn xuất phát từ ấn tượng từ các cảnh phim với những nhân vật cổ trang đứng trên lầu vọng cảnh rất đẹp như công chúa, hoàng tử, thế tử, tiểu thư ngày xưa.
“Tôi xây dựng thành ý tưởng kinh doanh, một mặt hiện thực hóa thế giới cổ trang lại một cách sống động, mặt khác tạo ra diện mạo mới, một điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết Nhâm Dần 2022 này”, bà Huỳnh Nguyễn Kim Diệu bày tỏ.

Đang xác minh Cổ Mộc Trấn

Sau khi nhận nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, chính quyền địa phương đã vào cuộc xác minh những thông tin xung quanh phim trường cổ trang Cổ Mộc Trấn ở phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh An Giang Thái Thúy Xuân, ngành chức năng đang xác minh các vấn đề liên quan đến Cổ Mộc Trấn.
“Khi nào có kết quả, Ban Tuyên giáo tỉnh An Giang sẽ tiếp tục thông tin cho báo chí”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.
Trước đó, trả lời Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Bí thư, Chủ tịch phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên cũng cho biết, địa phương đang phối hợp với ngành chức năng thành phố Long Xuyên làm rõ thêm 3 nội dung về xây dựng, đất đai, quảng cáo có tiếng nước ngoài (tiếng Trung Quốc) chưa đúng quy định tại Cổ Mộc Trấn.
Công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng sau cải tạo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.01.2021
Đề nghị tạm dừng hoạt động tại tòa nhà Mã Pí Lèng Panorama để tu sửa
Nếu có sai phạm sẽ tiến hành xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, chủ nhân của Cổ Mộc Trấn đang là F0 ở huyện An Phú nên chưa về địa phương để xử lý được.
“Chủ nhân nơi này là người Việt, đã sử dụng phần đất của mình để xây dựng và quảng cáo”, ông Tuấn cho hay và bổ sung thêm, địa điểm này (Cổ Mộc Trấn) có nhiều vấn đề cần làm rõ.
Đến nay, hai hàng chữ màu đỏ tiếng Trung ngay lối vào Cổ Mộc Trấn đã được gỡ bỏ. Phó Chủ tịch UBND thành phố Long Xuyên cho biết, đã chỉ đạo phòng văn hóa thông tin và truyền thanh của địa phương phối hợp cùng cơ quan chức năng chuyên môn cũng như phường Mỹ Thạnh xử lý nghiêm địa điểm này nếu có vi phạm.
“Hiện tại các anh em đang xác minh, tham mưu cụ thể các sai phạm để trình UBND TP Long Xuyên xử lý”, bà Kiều nêu rõ.
Được biết, hiện nay, các bài đăng trên một số trang mạng xã hội được bà Kim Diệu nhờ review về Cổ Mộc Trấn đã được tháo gỡ.

Không đầu độc văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam

Gia đình xây dựng Cổ Mộc Trấn nhấn mạnh rằng, việc khai trương đưa vào sử dụng phim trường này xuất phát từ động cơ cá nhân chính đáng, đơn thuần mang tính du lịch, giải trí, chứ không có chuyện đầu độc văn hóa hay tuyên truyền văn hóa Trung Quốc.
“Thấy phim cổ trang của Trung Quốc có nhiều cảnh đẹp, mẹ tôi muốn tạo nên những cảnh như vậy để mọi người đến vui chơi, chụp ảnh”, bà Huỳnh Nguyễn Kim Diệu bày tỏ.
Theo người phụ nữ này, ở nhiều nơi khác, các bạn trẻ còn đi thuê trang phục cổ trang rồi đến các vùng núi, chùa để chụp ảnh sống ảo cho đẹp, độc, lạ, bắt trend.
Tượng Nữ thần Tự do - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Nữ thần Tự do Mỹ bất ngờ “bay” sang Sa Pa: Còn chê xấu, cùng lắm tôi đập bỏ
“Chúng tôi làm ăn đàng hoàng, chứ không cổ súy cho văn hóa Trung Quốc hay gì cả”, bà Diệu nhấn mạnh.
Bà Huỳnh Nguyễn Kim Diệu cũng khẳng định, toàn bộ khuôn viên địa điểm check-in đều do gia đình tự thiết kế và trang trí nơi đây theo phong cách mới lạ, riêng biệt để hút khách.
“Mọi trang thiết bị, đồ dùng đều mua ở Việt Nam”, bà Diệu nói.
Theo quản lý của Cổ Mộc Trấn, gia đình và đơn vị sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, tái khẳng định họ chỉ đơn thuần kinh doanh và muốn mọi người có một điểm đến vui chơi, chụp ảnh khi Tết đến, xuân về, chứ không truyền bá cho văn hóa nước khác như cộng đồng mạng phản ứng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала