Đề xuất mới có bằng lái xe chạy ô tô dưới 60km/h, vì sao ban hành rồi lại thu hồi?

© Depositphotos.com / Phong.tranThành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2022
Đăng ký
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã có đề xuất gửi Bộ GTVT xem xét quy định về việc người mới có bằng lái (giấy phép lái xe) ô tô trong vòng một năm (kể từ ngày cấp lần đầu) không được chạy quá tốc độ 60km/h và không được đi vào cao tốc.
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn xuất hiện thông tin, dư luận đã ngay lập tức phản ứng dữ dội đề xuất này của Sở GTVT TP.HCM và chỉ ngay trong chiều nay (13/1), cơ quan chức năng đã thu hồi văn bản đề nghị nêu trên.

Đề xuất mới có bằng lái 1 năm chỉ được lái xe dưới 60km/h

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM ngày 13/1 xác nhận về việc có văn bản số 13497 đề xuất kiến nghị Bộ GTVT xem xét quy định mới có giấy phép lái xe trong vòng 1 năm thì không được đi vào cao tốc và chỉ được điều khiển xe ô tô dưới 60km/h.
Cụ thể, Sở GTVT TP.HCM đã gửi Bộ GTVT góp ý sửa đổi bổ sung một số quy định của thông tư 38/2019 và thông tư 12/2015 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2022
Bộ trưởng Thể nói về cao tốc Bắc – Nam và trách nhiệm với 420.000 tỷ đồng
Sở này đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét quy định về việc người có bằng lái xe (giấy phép lái xe) ô tô trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp lần đầu tiên, không được chạy xe với tốc độ trên 60km và không được điều khiển xe trên cao tốc.
Lý giải về đề xuất này, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, điều này là để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, hạn chế tai nạn xảy ra, nhất là người mới được cấp bằng lái chưa lâu.
Ngoài ra, góp ý vào quy định về hồ sơ người học lái xe, Sở GTVT thành phố Hồ Chí Minh còn đề nghị bổ sung quy định về ảnh chân dung của người lái xe trên giấy phép lái xe, tương tự các quy định về ảnh chân dung của công dân trên căn cước công dân (CCCD) hiện nay.
“Giấy phép lái xe hiện nay là một loại giấy tờ cá nhân có thể thay thế căn cước công dân trong một số hoạt động xã hội. Do vậy, việc sử dụng hình ảnh rõ ràng, đảm bảo tính nhận diện trên giấy phép lái xe là cần thiết”, Sở GTVT TP.HCM nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Sở GTVT TP.HCM cũng cho biết, hiện nay, tại Việt Nam chưa có đơn vị sản xuất ô tô theo yêu cầu của người khuyết tật, đồng thời cũng chưa có hướng dẫn cụ thể của Cục Đăng kiểm, xác nhận hệ thống điều khiến xe phù hợp với người khuyết tật lái xe an toàn.
Trong khi đó, liên quan đến tiêu chuẩn sức khỏe đối với người khuyết tật được cấp phép lái xe, hiện nay, theo Sở GTVT TP.HCM “các hình thức khuyết tật rất đang dạng”. Mặc dù Bộ Y tế có quy định một số hình thức khuyết tật chung nhưng thực tế rất khó thực hiện.
Tại đường Nguyễn Chí Thanh, lực lượng chức năng cũng đã bỏ chốt kiểm tra giấy đi đường, người dân có thể tham gia giao thông thoải mái hơn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội: Chỉ cấm phương tiện cá nhân khi được đa số người dân ủng hộ
Vậy nên, Sở GTVT TP.HCM, đề nghị, việc đào tạo hay sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật thời gian qua ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chưa thực hiện được.
Sở này đề xuất Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu về nội dung đăng kiểm xe, đồng thời đề nghị Bộ Y tế chi tiết hóa điều kiện sức khỏe đối với một số trường hợp khuyết tật đặc thù.
“Đây là cơ sở để thực hiện quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật, góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết nhu cầu cấp thiết và mong muốn của người khuyết tật được tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật”, Sở khẳng định.
Cũng tại văn bản gửi Bộ GTVT, Sở Giao thông TP.HCM nhấn mạnh, hiện đơn vị đang lưu giữ trên 3.000 giấy phép lái xe đã cấp từ thời điểm năm 2013 đến nay do người dân đã làm thủ tục cấp đổi nhưng lại chưa đến nhận.
Nhưng quy định hiện hành của Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn về thời gian lưu trữ, hay tiêu hủy đối với trường hợp giấy phép lái xe đã cấp (lâu) như nêu trên.

Tự học lý thuyết thi giấy phép lái xe

Văn bản đề xuất của Sở GTVT TP.HCM còn một số điểm đáng chú ý khác như kiến nghị Bộ GTVT xem xét có quy định cập nhật vi phạm an toàn giao thông trên cùng một hệ thống quản lý vi phạm cho các lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT), lực lượng thanh tra, các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm khác để đồng bộ tra cứu tình trạng vi phạm.
Bên cạnh đó, Sở cũng đề xuất về vấn đề học lái xe từ xa hay tự học lý thuyết để thi lấy bằng lái xe.
Sở GTVT TP.HCM nhắc việc theo quy định khoản 1, khoản 5, khoản 6, Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 thì giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chỉnh quy và đào tạo thường xuyên.
Đường sắt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2021
Bộ GTVT: Hàng loạt bộ, ngành không ủng hộ việc nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản
Do đó, hoạt động đào tạo lái xe nếu xét là loại hình giáo dục nghề nghiệp thì hoàn toàn có thể tổ chức đào tạo theo hình thức từ xa hoặc tự học có hướng dẫn (đối với các môn lý thuyết), chứ không nhất thiết phải đảo tạo tập trung như quy định hiện nay (trừ hạng B1).
Sở này đánh giá, việc trên cũng phù hợp với xu thế chung của thời đại công nghệ 4.0, việc đào tạo từ xa đang được thực hiện phổ biến với nhiều cấp học trong 10 hệ thống giáo dục nước nhà.
“Ngoài ra, sau khi được đảo tạo, để điều khiển được phương tiện theo hạng giấy phép lái xe, người học phải trải qua kỳ sát hạch do cơ quan có thẩm quyền thực hiện”, Sở GTVT TP.HCM lưu ý.
Với những căn cứ này, Sở đề nghị Bộ GTVT xem xét quy định cho phép tổ chức đào tạo các môn học lý thuyết theo hình thức đào tạo từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các môn lý thuyết.
Đồng thời xem xét giảm thời lượng các môn học lý thuyết, tập trung thời lượng để tăng cường đào tạo kỹ năng thực tế điều khiển phương tiện.
Sở GTVT TP.HCM cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét bổ sung thêm quy định cho phép học viên có nguyện vọng được chuyển hạng thấp hơn hạng đào tạo để tham gia dự sát hạch cấp GPLX.

Thu hồi đề xuất, vì sao?

Xác nhận với báo giới chiều nay 13/1, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hòa An cho biết, đơn vị đã ký thêm một văn bản về việc thu hồi văn bản số 13497 liên quan đến một số ý kiến góp ý sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 38/2019 và thông tư 12/2015 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Lực lượng CSGT huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) kiểm tra và xử lý chủ phương tiện vi phạm trận tự an toàn giao thông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2020
Cục CSGT, Bộ Công an lên tiếng về việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe
Lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM nêu rõ, trong quá trình nghiên cứu góp ý, sửa đổi các thông tư của Bộ Giao thông Vận tải, Sở đã kham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nên mới quyết định đề xuất về việc người mới có bằng lái (giấy phép lái xe) ô tô trong vòng một năm (kể từ ngày cấp lần đầu) không được chạy quá tốc độ 60km/h và không được đi vào cao tốc.
“Tuy nhiên, việc tham khảo, đánh giá (kinh nghiệm từ các nước trên thế giới – PV) chưa được đầy đủ và chặt chẽ”, ông Bùi Hòa An lý giải về việc thu hồi đề xuất nêu trên.
Sở GTVT TP.HCM nhấn mạnh đang khẩn trương nghiên cứu hoàn chỉnh các nội dung còn lại góp ý vào các thông tư 38/2019 và thông tư 12/2015 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ của Bộ GTVT.
Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết thêm, trên thế giới, theo kinh nghiệm của một số nước thì học viên mới tốt nghiệp chỉ được cấp bằng lái tạm thời và sẽ bị hạn chế một số quyền tham gia giao thông.
Ông dẫn chứng, họ có thể bị hạn chế tốc độ lưu thông cũng như việc tham gia lưu thông trong cao tốc.
“Ở nước ngoài cao tốc họ chạy tốc độ cao lắm”, ông An nói.
Cũng theo đại diện Sở GTVT TP.HCM, có nước họ cấp bằng lái tạm thời hạn đến 4 năm, có nước một năm. Tuy nhiên, về phần mình, Sở nhận thấy việc nghiên cứu, thống kê kinh nghiệm các quốc gia chưa đầy đủ, đánh giá chưa chặt chẽ nên có văn bản thu hồi.
Lực lượng CSGT tỉnh Hưng Yên kiểm tra và xử lý chủ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.08.2020
Bộ Công an muốn rút thời hạn giấy phép lái xe còn 5 năm để làm gì?
Nhiềuý kiếntrái chiều liên quan đến đề xuất này. Nhiều lái xe cho rằng, đề xuất của Sở có phần “cảm tính” và chưa có cơ sở vì nhiều người đã có giấy phép lái xe nhiều năm nhưng ít điều khiển phương tiện, hiếm khi ra đường nên cơ sở nào để xác định người có bằng lái xe lâu hơn sẽ nhiều kinh nghiệm lái xe hơn người mới được cấp GPLX một năm, từ đó hạn chế được tai nạn hay vi phạm giao thông.
“Sở GTVT xin thu hồi văn bản 13496/SGTVT ngày 17/11/2021 và đề nghị Bộ GTVT hủy văn bảnđiện tử nhận được qua trục liên thông văn bản”, đại diện Sở nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала